Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu KLTN BDHTSDD ky trinh (Trang 27 - 30)

4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kỳ Trinh là một xã bán sơn địa nhưng có thành phần kinh tế đa dạng có đầy đủ các thành phần từ trồng trọt, chăn nuôi đến buôn bán dịch vụ. Trong những năm qua hòa nhập chung với tình hình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước, nền kinh tế của xã đã từng bước phát triển, đời sống văn hóa xã hội có sự chuyển biến rõ rệt.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 12%; thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng năm 2005 lên 7,3 triệu đồng năm 2009.

Cơ cấu kinh tế nó quyết định phương hướng phát triển của xã, cơ cấu kinh tế chi phối sự phát triển các ngành, do đó trong thời gian qua Đảng bộ xã Kỳ Trinh đã chú trọng đến việc chuyển dịchcơ cấu kinh tế. Mặt khác với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và thuận lợi về nuôi trồng thủy sản. Nhưng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế, trong những năm tới với lợi thế gần cảng Vũng áng và thị trấn do đó cần tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp lên. Trong nông nghiệp tăng tỷ trọng nuôi trồng thủy sản và đưa những giống cây có năng suất và chất lượng vào sản xuất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông - lâm – ngư nghiệp từ 80% năm 2005 giảm xuống còn 72% năm 2009; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 10%

năm 2005 lên 15% năm 2009 chủ yếu là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất cơ khí; Thương mại - dịch vụ - ngành nghề từ 10% năm 2005 lên 13% năm 2009.

Biểu đồ 1: Biểu cơ cấu kinh tế trong 2 năm 2005 và 2009

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Nông - Lâm - ngư CN- TTCN Thương mại- Dịch vụ

2005 2009

4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Nông nghiệp:

- Ngành trồng trọt:

Ngành trồng trọt của xã Kỳ Trinh với các loại cây trồng chính như lúa, khoai, lạc, đậu, rau…

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm của xã khoảng 1200ha, với hệ số sử dụng đất 1,11 lần. Những năm gần đây nhờ chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, sản lượng từng bước tăng lên.

- Ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi của xã hiện nay đang được chú ý phát triển rộng rãi trong các hộ gia đình nông dân, đàn gia súc gia cầm chủ yếu là trâu, bò, dê, lợn và gà. Việc chăn nuôi ở đây là đơn lẻ, rãi rác trong các hộ dân với qui mô nhỏ nhằm tận dụng các thức ăn thừa và sử dụng lao động nhàn rỗi trong dân nhằm tự túc sức kéo, thực phẩm, bón phân phục vụ sản xuất.

Tuy tổng đàn trâu bò có giảm tuy nhiên tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp lại tăng theo xu hướng sản xuất hàng hoá, hiện nay toàn xã có 1715 con trâu bò, trong đó có 52 con bò lai Sin; mỗi năm có hơn 1400 lượt con lợn xuất chuồng trọng lượng bình quân từ 60 – 80 kg/con, đàn gia cầm 20000 con. Xây dựng được một số mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao cho thu nhập từ 20 – 25 triệu đồng/ năm.

- Ngành thuỷ sản:

Thuỷ sản có bước phát triển khá, diện tích nuôi trồng 180 ha năm 2005 sản lượng đạt 98 tấn đến năm 2009 diện tích 96 ha sản luợng đạt 40 tấn. Đánh bắt tự nhiên năm 2005 là 21 tấn đến năm 2009 là 32 tấn.

b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ

Kinh tế công nghiệp ở xã chủ yếu là các ngành nghề như xây dựng, dịch vụ vận tải công nông, làm mộc, sữa chữa, cơ khí hàng năm đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho địa phương.

Những chuyển biến tích cực năm 2005 hầu như chưa có hoặc có nhưng không đáng kể thì đến năm 2009 đã từng bước hình thành các khu thương mại - dịch vụ hai bên đường quốc lộ 1A, dọc các trục đường chính trong xã các hộ tiểu thương buôn bán phục vụ cho đời sống sinh hoạt nhân dân trong xã. và chợ trung tâm xã; đến nay đã có 4 cơ sở sản xuất gạch xây dựng, 13 cơ sở sửa chửa ô tô xe máy, 4 doanh nghiệp, 5 cơ sở hàn xì, 21 máy xay xát và máy tuốt, 17 ô tô vận tải, 10 máy xúc ngoạm, 58 cơ sở thương mại dịch vụ, nhiều cơ sở khác có doanh thu lớn…

4.1.3.3. Dân số, lao động, việc làm

- Dân số: theo số liệu thống kê đến tháng 12/2004 dân số toàn xã có 4685 người, trong đó nam là 2286 người chiếm 48,79%, nữ là 2399 người chiếm 51,21%. Tổng số hộ là 1175 hộ, trong đó có 575 hộ nông nghiệp và 600 hộ phi nông nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.16%, bình quân trên toàn xã có 3,99 người/hộ.

- Lao động và việc làm: toàn xã có 2074 lao động chiếm 44,27% tổng dân số. trong đó năm 2004 lao động nông nghiệp là 1811 người chiếm 87,32%, lao động phi nông nghiệp là 263 người chiếm 12,68%. Theo con số thông kê cho thấy từ năm 2002 đến nay lực lượng lao động thiếu việc làm ngày càng tăng lên, ở đây do nhiều nguyên nhân như diện tích đất canh tác bị thu hẹp do phát triển giao thông, đất xây dựng khác, đất phát triển các khu dân cư, cộng theo đó là áp lực dân số ngày càng tăng, lao động chuyển sang cac ngành nghề khác hầu như không có. Thời gian lao động chính của lao động nông nghiệp chỉ khoảng 7 tháng/ năm, thời gian còn lại không có việc làm đây là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết ở tầm vi mô của xã và tầm vĩ mô của các cấp các ngành liên quan.

4.1.3.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Phát huy nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, huyện và các nguồn vốn dự án đã đầu tư xây dựng nhà khám bệnh và công trình phụ trạm y tế, phòng học cao tầng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, nhà đa chức năng trường trung học cở sở, trường mầm non trung tâm và cụm thôn xóm, xây mới các hội quán khang trang sạch

đẹp. Làm mới nhiều km đường bê tông, đường cấp phối, tu sửa đường nhựa, cầu cống, bảo dưỡng đê bảo vệ.

4.1.3.5. Quốc phòng, an ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ngày càng được phát huy; chấp hành nghiêm túc chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu, học tập chính trị, bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng cho cán bộ cốt cán và lực lượng dân quân trong độ tuổi. Huấn luyện kỹ chiến thuật và sử dụng thành thạo các loại vũ khí thông thường cho lực lượng dân quân. Tổ chức thành công các cuộc diễn tập tác chiến trị an, thực hiện tốt công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự, hoàn thành chỉ tiêu 100% chỉ tiêu giao quân hằng năm, không có trường hợp quân nhân đòa bỏ ngũ.

Công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội được tăng cường; ngăn chặn và xử lý kịp thời, nhanh gọn các vụ gây rối mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn xã.

Các hoạt động trên địa bàn lĩnh vực tư pháp và tuyên truyền giáo dục pháp luật được quan tâm, đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền và giáo dục pháp luật, tiến hành giải quyết, hòa giải thành công nhiều đơn khiếu nại, Tất cả các thôn, xóm đều xây dựng được quy ước, hương ước, tình làng nghĩa xóm ngày càng được gắn bó hơn.

Một phần của tài liệu KLTN BDHTSDD ky trinh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)