Quản lý và khai thác bản đồ địa chính trên phần mềm MicroStation

Một phần của tài liệu KLTN BDHTSDD ky trinh (Trang 34 - 44)

4.2.1.1. Tạo file bản đồ và quá trình bóc, tách nhãn thữa

Trong quá trình thu thập số liệu bản đồ địa chính dạng số sẽ có từng mảnh riêng biệt nằm trong các folder khác nhau(ví dụ: DC1, DC2, DC3…), để phục vụ cho quá trình biên tập bản đồ hiện trạng phải copy tất cả các file nằm trong các mảnh DC1, DC2 đó vào trong cùng một folder nhằm thống nhất về mặt dữ liệu.

Sau khi tiến hành thống nhất về mặt dữ liệu xong lúc này ta bắt đầu biên tập cho bản đồ địa chính. Để phục vụ cho việc kết nối cơ sỡ dữ liệu trong Mapinfo đòi hỏi phải thực hiện tách nhãn của các thửa đất thành từng phần riêng biệt nằm ở các Levels khác nhau. Công việc tách nhãn được tiến hành như sau:

Khởi động MicrStation, xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager cho phép ta chọn đường dẫn tới thư mục chứa các mảnh DC. Lúc này ta sẽ tiến hành làm việc với từng mảnh từ DC1, DC2 cho tới mảnh cuối cùng của tờ bản đồ.

Hình 4: Khởi động Phần mềm MicroStation

Hình 5: Chức năng Select By Attributes của MicroStation

Sau khi chọn được mảnh DC, trên thanh menu chính vào chọn Edit\ Select By Attributes.

Lúc này xuất hiện hộp thoại Select By Attributes, với chức năng lựa chọn theo thuộc tính của các ký hiệu trên bản đồ giúp người sử dụng có thể bóc tách các dữ liệu

Đối tượng cần chọn bây giờ là tất cả các nhãn thữa nằm ở levels 13, tên chủ sử dụng và địa chỉ nằm ở level 26.

Hình 6 : Hộp thoại lựa chọn theo thuộc tính

Tại mục Levels kích vào Clear All để bỏ chọn tất cả, chỉ chọn lại levels 13 và 26. Còn ở mục Types ta chọn tất cả các đối tượng bằng cách giữ chuột và kéo bôi đen. Sau khi chọn xong kích vào Execute.

Lúc này tại cửa sổ hoạt động của MicroStation tất cả các đối tượng thuộc level số 13 và 26 sẽ được chọn.

Tiếp đó ta chọn công cụ Drop Element nằm trên thanh Drop, xuất hiện hộp thoại Drop Element, đây là công cụ được sử dụng để phân rã các đối tượng bị gộp lại với nhau, lúc này chỉ cần click chuột trái giữa màn hình thì tất cả các đối tượng đó sẽ tự động rời ra.

Hình 8: Hộp thoại Drop Element

Hình 9: Nhãn thửa trước và sau khi tách các đối tượng ra 4.2.1.2. Tách nhãn thửa ra các Level khác nhau

Sau khi đã tách được các đối tượng nhãn thửa ra thành từng đối tượng riêng biệt nhưng các đối tượng đó vẫn nằm trên cùng level 13 và 26 việc cần phải làm bây giờ là tách các đối tượng đó ra nằm ở các level khác nhau để phục vụ cho công tác gán nhãn thửa sau này. Cách tách đối tượng được tiến hành như sau:

Do không thể chọn hết tất cả các đối tượng trong nhãn thữa cùng một lúc nên đòi hỏi ta phải chọn từng đối tượng một để chuyển về từng level khác nhau. Tuy nhiên khi tách các đối tượng về các level khác nhau thi điều đầu tiên là phải kiểm tra xem trên level đó có chưa thông tin nào không, phải chắc chắn rằng các level đó hoàn toàn trống vì sau nay khi gán thông tin thuộc tính tránh làm cho thông tin bị nhầm lẫn với các thông tin khác.

Vào Settings\level\Display hoặc bấm tổ hợp phím (Ctrl + E). Xuất hiện hộp thoại View Levels.

Hình 10: Hộp thoại View Levels

Đây hộp thoại giúp hiện thị các đối tượng ở các level khác nhau tùy thuộc vào ý muốn của người sử dụng.

Tắt hết tất cả các level chỉ hiện thị level 13 để phục vụ cho việc tách nhãn thửa. Lúc này của sổ làm việc của MicroStation là.

+Với loại hình sử dụng đất:

Giữ phím Ctrl và chọn tất cả các đối tượng thuộc loại hình sử dụng đất như ONT, BHK, LUC, DGT… Sau đó, Chọn công cụ Change Element Attributes . Xuất hiện hộp thoại Change Element Attributes.

Hình 12: Hộp thoại Change Element Attributes

Công cụ này để thay đổi ngoại hình của các đối tượng sẵn có. Khi sử dụng

Change Element Attributes, ta thay đổi các thuộc tính phần tử riêng lẻ, hoặc theo nhóm, hoặc trong một tổ hợp.

Trong hộp thoại này sẽ có các loại khác nhau để người sử dụng có thể lựa chọn tùy thuộc vào mục đích của mình như Level, Color, Style, Weight,… với loại hình sử dụng đất thì ta sẽ lựa chọn như sau.

- Level: 6. - Color: 6.

Còn đối với các loại còn lại như Style, Weight, Class và Use Fence không sử dụng tới ta bỏ hết dấu tích ở các loại đó.

Hình 13: Loại Hình sử dụng đất sau khi được tách

Tương tự đối với các loại khác như số hiệu thửa, diện tích pháp lý, chủ sử dụng và địa chỉ thửa đất cũng thực hiện như trên nhưng mỗi đối tượng được nằm ở các level

+ Số hiệu thửa: Level: 7. Color: 7. + Diện tích pháp lý: Level: 8. Color: 35. + Tên chủ sử dụng: Level: 1. Color: 2. + Địa chỉ: Level: 26. Color: 1.

Sau khi thực hiện xong quá trình công việc tách các đối tượng của nhãn thửa và chủ sử dụng thì lúc này nhãn thửa như sau:

Hình 14: Các đối tượng sau khi đã được tách hoàn chỉnh 4.2.1.3. Gán thông tin thuộc tính từ Famis

a. Tạo vùng: (Tạo topology)

Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) không chỉ lưu giữ các thông tin địa lý mô tả về vị trí, kích thước, hình dáng của từng đối tượng riêng lẻ mà còn mô tả được về mặt không gian giữa các đối tượng trên bản đồ như nối nhau, kề nhau.

Đây là nhóm chức năng quan trọng nhất của phần bản đồ. Nó bao gồm các chức năng thực hiện và đảm bảo đúng công việc đóng vùng của các thửa từ các cạnh đã có. Topology là mô hình để đảm bảo việc tính diện tích, là đầu vào cho các chức năng tạo BDĐC, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa, … và nhiều bước khác để hoàn chỉnh quá trình biên tập bản đồ địa chính.

Quá trình tạo topology này chỉ thực hiện cho các đối tượng bản đồ được lựa chọn. Hiện nay chương trình tạo topology trong phần mềm famis chỉ thực hiện cho các đối tượng dạng vùng là thửa đất, sông suối.

Các đối tượng tạo topology này có thể nằm trên nhiều lớp khác nhau, có thể trên toàn file hoặc chỉ một vùng nhỏ trên file do người sử dụng tạo ra bằng chức năng tạo Fence.

- Khởi động phần mềm Famis chạy trên nền của MicroStation.

Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ Kết nối cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ lệu bản đồ Tạo topology Xóa topo Tạo vùng.

Xuất hiện hộp thoại:

Sửa lại level để tạo vùng là 10, 30, 55 đây là level chứa các đối tượng khép kín của đường, mương.

Tích chọn vào tạo topology mới và giữ diện tích cũ đây là quá trình chỉ tạo lại tâm thửa nhưng không thay đổi các thông tin đã hiện có của BDĐC. Tạo vùng là một bước rất quan trọng, có tạo vùng mới thực hiện được các bước tiếp theo của BĐ HTSDĐ.

Hình 16: Mảnh bản đồ địa chính đã được tạo vùng

b) Gán dữ liệu từ nhãn cho bản đồ

Nhóm chức năng này phục vụ cho quá trình gán thông tin địa chính ban đầu. Hay nói cách khác, các thông tin hồ sơ địa chính ban đầu: Loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ, số hiệu thửa được tách từ nhãn thửa phục vụ cho quá trình xây dựng BĐHTSDĐ.

Các thông tin về hồ sơ địa chính ban đầu của thửa đất bao gồm: + Số hiệu tờ bản đồ + Diện tích pháp lý + Số hiệu thửa + Mục đích sử dụng + Địa chỉ + MĐSD 2003

Quá trình gán dữ liệu từ nhãn được tiến hành như sau:

Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ Kết nối cơ sở dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu bản đồ Gán thông tin địa chính ban đầu Gán dữ liệu từ nhãn.

Xuất hiện hộp thoại:

Hình 17: Gán thông tin từ nhãn

Lúc này ta sẽ tiến gán theo thứ tự từng loại một. Với các trường dữ liệu khác nhau ví dụ như số hiệu thửa, loại đất… thì tương ứng là phải chọn level chứa đúng trường dữ liệu đó, đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình thành lập BĐ HTSDĐ vì nó quyết định rất lớn đến độ chính xác của dữ liệu bản đồ.

Ví dụ:

+ Loại hình sử dụng đất Level: 6.

+ Số hiệu thửa: Level: 7.

+ Diện tích pháp lý: Level: 8.

+ Tên chủ sử dụng: Level: 1.

+ Địa chỉ: Level: 26.

Chọn trường dữ liệu Chọn level tương ứng Chọn gán

Sau khi thực hiện xong quá trình gán dữ liệu từ nhãn thì tại bảng các thông tin về hồ sơ thửa đất được hiện lên dưới dạng một bảng. Mỗi một hàng tương ứng với một thông tin về thửa đất.

Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ Kết nối cơ sở dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu bản đồ Gán thông tin địa chính ban đầu Sửa bảng nhãn thửa.

Xuất hiện bảng cơ sở dữ liệu địa chính:

Hình 18: Thông tin về cơ sở dữ liệu địa chính

Với bảng thuộc tính này người sử dụng có thể thay đổi các thông tin về chủ sử dung, địa chỉ, mục đích sử dụng … dựa vào các chức năng của bảng thuộc tính này như:

+ Ấn Ghi: để chấp nhận các thông tin vừa ghi vào hoặc thông tin sau khi sửa. + Ấn Hiển thị: Để hiển thị đồ họa các thửa đang được chọn ra đúng màn hình. + Ấn Tìm kiếm: chức năng này cho phép người sử dụng tìm được một hay nhiều thửa thỏa mãn những yêu cầu nào đó. Các điều kiện tìm kiếm là:

Theo tên chủ sử dụng.

Một phần của tài liệu KLTN BDHTSDD ky trinh (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)