Tình hình quản lý và sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu KLTN BDHTSDD ky trinh (Trang 30 - 33)

4.1.4.1. Tình hình quản lý đất đai trước luật đất đai năm 2003

Cùng với cả tỉnh, xã Kỳ Trinh cũng đã tiến hành đo đạc, phân hạng và thống nhất quản lý đất đai trên đại bàn xã theo chỉ thị số 299/TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của thủ tướng chính phủ. Đến năm 1990, lần đầu tiên công tác thống kê tình hình sử dụng đất được triển khai cụ thể và HSĐC được thiết lập từ cấp xã trở lên. Công tác quản lý nhà nước về đất đai được nâng lên một bước.

Hầu hết nông dân đã tự nguyện đưa đất vào hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất để làm ăn tập thể. Tuy nhiên do nhưng hạn chế về quản lý kinh tế của cán bộ quản lý hợp tác xã và nhận thức về sử dụng đất đai của nông dân, việc quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn này chưa đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

4.1.4.2. Tình hình quản lý đất đai sau khi có luật đất đai năm 2003

Sau khi có luật đất đai năm 2003 và nhiều văn bản dưới luật ban hành, công tác quản lý nhà nước đối với đất đai theo 7 nội dung của luật trên địa bàn xã Kỳ Trinh đã đạt được những kết quả sau:

a) công tác ban hành văn bản thi hành luật đất đa và tuyên truyền phổ biển pháp luật đất đai:

- Công tác ban hành văn bản thi hành luật: Để đáp ứng yên cầu nhiệm vụ của công tác địa chính, phòng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản, chỉ đạo,

hướng dẫn các cơ quan đơn vị, chính quyền cơ sở thực hiện các chủ trương, chính sách quản lý đất đai, giải quyết nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức và nhân dân. Trên cơ sở của luật đất đai và các văn bản dưới luật, chủ trương, nghị quyết của đảng bộ, HĐND, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chủ yếu là chỉ thị, quyết định, công văn,… và cụ thể hóa các văn bản của tỉnh.

- Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai: Trong những năm qua, UBND xã đã chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai với những nôi dung như: Tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ và nhân dân học tập luật đất đai, nghị định 26/CP, nghị định 02/CP, nghị định 04/CP; đặc biệt đã tổ chức tuyên truyền phổ biến thực hiện tốt chỉ thị 247/TTg, chỉ thị 245/TTg.

b) Điều tra khảo sát và đo đạc, lập BDĐC tỷ lệ 1/1000 và 1/2000 cho toàn xã. Tính đến này toàn xã đã phân hạng xong đất nông nghiệp, làm cơ sở để tính thuế khi chuyển quyền sử dụng đất và đền bù thiệt hại khi giao đất.

c) Xây dưng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và quy hoạch sử dụng đất, trong đó có đất nông nghiệp để đảm bảo việc giao đất và thu hồi đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Công tác này đã được triển khai đến từng ngành, địa phương và các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

4.1.4.3. Tình hình quản lý đất đai năm 2010

Thực hiện theo quy định điểu 53 của luật đất đai 2003 và điều 58 Nghị định số 181/2004/ NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành luật Đất Đai năm 2003 về thống kê háng năm và thông tư số 08/2007 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Thực hiện các chỉ thị của cấp trên, UBND huyện Kỳ Anh đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND huyện Kỳ Anh về việc thành lập ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Kế hoạch 01/KH-UBND ngày 05/01/2010 của UBND huyện Kỳ Anh về thực hiện kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng huyện Kỳ Anh.

* Mục đích:

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của đia phương năm 2010, nhằm xúc tiến việc thiết lập các cứ liệu hệ thống tài liệu, số liệu đầy đủ về đất đai làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách pháp luật đất đai, thực hiện quy hoạch sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo.

Phân tích đánh giá đúng thực trạng tình hình sử dụng đất nhằm phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, bảo vệ tốt môi trường và tài nguyên đất.

Nắm chắc quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất đã biến động hàng năm, nhằm đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng của đất để xây dựng, định hướng và có chính sách phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.

Từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai theo đơn vị hành chính của xã, tạo điều kiện đưa công tác thông kê đất đai hàng năm đi vào nề nếp theo đúng tinh thần của luật đất đai quy định.

* Phạm vi, đối tượng kiểm kê đất đai: - Phạm vi:

Kiểm kê đất đai được tiến hành đồng loạt trên phạm vi toàn xã theo ranh giới hành chính 364 của xã, để tổng hợp số liệu, diện tích, của các loại đất.

- Đối tượng và nội dung:

Các chỉ tiêu thống kê diện tích đât đai chi tiết về từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng, thực hiện thống nhất theo mẫu quy định của thông tư số 08/2007/ TT – BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường.

4.1.4.4. Đánh giá chung công tác quản lý đất đai trong những năm qua

Trong những năm gần đây, công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã Kỳ Trinh đã có những chuyển biến tích cực về chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ quản lý đất đai, dần tuân thủ theo quy định của pháp luật.

- Công tác quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất, tạo quỹ đất ở, đất xây dựng đã giải quyết kịp thời cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giải quyết nhu cầu đất ở bức thiết cho nhân dân, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất đai.

- Đã từng bước đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp, tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất, đặc biệt là tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền về sử dụng đất.

Có thể nói, việc thực hiện luật đất đai 2003 đã đưa đến kết quả khả quan trong công tác quản lý đất đai. Thông qua việc giao quyền sử dụng đất và thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đất đai được sử dụng có hiêu quả. Nông dân có thể lựa chọn hướng làm ăn hiệu quả trên mảnh đất của mình. Tình trạng tranh chấp đất đai giảm về số vụ và nó không diễn ra gay gắt ao với trước khi thực hiện luật đất đai 2003.

Một phần của tài liệu KLTN BDHTSDD ky trinh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)