Chuyển đổi dữ liệu từ Bản đồ địa chính trên MicroStation sang Mapinfo

Một phần của tài liệu KLTN BDHTSDD ky trinh (Trang 44)

Đây là quy trình chuyển đổi dữ liệu không gian và thuộc tính của BĐĐC từ MicroStation sang Mapinfo để phục vụ vụ cho công tác biên tập sang BĐ HTSDĐ và được thực hiện thông qua việc sử dụng Famis. Quá trình chuyển đổi được tiến hành như sau:

Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ Kết nối cơ sở dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu bản đồ Nhập số liệu Xuất bản đồ(Export) Vilis

Xuất hiện bảng:

Hình 19: Hộp thoại chuyển dữ liệu thuộc tính từ MicroStation sang Mapinfo

Đây là hộp thoại chuyển đổi lần lượt các đối tượng thuộc tính và không gian từ MicroStation sang Mapinfo. Đầu tiên tích chọn lần lượt ở các mục của hộp thoại trên, VD: Thửa(polygon), nhà(line, point), chữ (text, textNode)…

Đối với ô Số tờ bản đồ là tổng tất cả các mảnh bản đồ hiện có. Sau khi tích chọn vào từng đối tượng cần chuyển thì bấm chuyển đổi. Xuất hiện hộp thoại:

Các file sau khi chuyển sẽ có đuôi là *.shp. Người sử dụng cần đặt tên cho tương ứng với các trường dữ liệu đó để tránh nhầm lẫn sau này.

VD: Đối với trường dữ liệu Thửa (Polygon) là bao gồm các thửa đất và nhãn nhà thì có thể đặt tên là TD.shp

Tương tự đối với các trường dữ liệu khác ta cũng thực hiện như trên.

4.2.3. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên Mapinfo

4.2.3.1. chuyển bản đồ qua Mapinfo và quá trình xây dựng hệ tọa độ

Sau quá trình tiến hành chuyển đổi dữ liệu từ MicroStation sang Mapinfo, lúc này ta thực hiện biên tập BĐ HTSDĐ trên Mapinfo, đầu tiên khởi động Mapinfo.

Vào File\Open , Xuất hiện hộp thoại. Tại đây ta chọn đường dẫn tới thư mục có chứa các file dạng *.Shp vừa mới được chyển xong.

Trong đó:

Files name: Là tên các file dữ liệu của bản đồ sau khi chuyển sang Mapinfo.

Freferred view: chọn chế độ Current Mapped.

Sau đó bấm Open

- Xuất hiện hộp thoại Please specify a TAB filename. Đây là hộp thoại chỉ định để lưu file có đuôi *.TAB dùng cho các hoạt động biên tập của chúng ta trên phần mềm Mapinfo.

Trong đó:

File name: Ở đây ta có thể đặt các tên bất kỳ cho file được định dạng có đuôi là TAB, Ví Dụ ở đây ta lưu file này là: BD_ky_Trinh.TAB, sau đó bấm

Lúc là trên cữa sổ làm việc chính của Mapinfo sẻ xuất hiện hộp thoại Shapefile Information

Hình 20: Hộp thoại lựa chọn hệ tọa độ

Đây là hộp thoại dùng để lựa chọn hệ tọa độ thích hợp cho bản đồ hiện trạng đang được biên tập trên Mapinfo. Đầu tiên, tích chọn Choose Projection, sau đó bấm vào Projection.. , xuất hiện hộp thoại Choose Projection.

Hình 21: Hệ tọa độ VN-2000

Trong đó:

Category: Lựa chọn hệ tọa độ sao cho phù hợp với loại bản đồ mà người sử dụng đang biên tập, đối với việc xây dựng BĐ HTSDĐ ta sử dụng hệ tọa độ VN-2000.

Sau đó click <OK>.

Ví Dụ: Ở đây ta đang xây dựng BĐ HTSDĐ cho xã Kỳ Trinh, Huyện Kỳ Anh, Tĩnh Hà Tĩnh thì phải chọn loại đối tượng “VN-2000 Ha Tinh mui 3”.

Lưu ý: Hệ tọa độ VN-2000 là hệ tọa độ không phải có sẵn trong Mapinfo trong quá cài đặt mà phải được xây dựng thêm hoặc có thể được lấy tại các trung tâm kỹ thuật bản đồ của các tĩnh.Được lưu ở dạng file MAPINFO.PRJ

Đối với việc xây dựng hệ tọa độ trong Mapinfo thông thường được xác định bởi các tham số sau.

- Tên của hệ tọa độ - Tên lưới chiếu bản đồ - Tên Ellipsoid quả đất - Đơn vị bản đồ - Vĩ tuyến gốc - Hệ số biến dạng - Dịch chuyển của trục X - Dịch chuyển của trục Y.

Ví dụ : hệ tọa độ VN-2000 được xây dựng như sau :

"VN-2000 Ha Tinh mui 3",8,104,7,105.5,0,0.9999,500000,0 Trong đó :

VN-2000 Ha Tinh mui 3 Tên hệ tọa độ

8 Số hiệu phép chiếu Gauss 104 Số hiệu quả cầu Krasovsky

7 Giá trị đơn vị tọa độ là mét 105.5 Giá trị kinh tuyến trung ương

0.9999 Hệ số biến dạng K

500000 Dịch chuyển của trục Y(Y0) 0 Dịch chuyển của trục X (X0)

4.2.3.2. biên tập lại dữ liệu thuộc tính a. Xóa các trường dữ liệu không cần thiết

Sau khi lựa chọn xong hệ tọa độ cho bản đồ, cửa sổ làm việc chính của Mapinfo sẽ xuất hiện bản đồ tổng của xã kỳ trinh

Hình 22: bản đồ địa chính sau khi đã được xuất qua Mapinfo

trường dữ liệu đó nếu trường dữ liệu nào không cần thiết để phục vụ cho quá trình sử dụng sẽ có thể loại bỏ.

Để kiểm tra thông tin thuộc tính cả bản đồ vào Query\Select, Xuất hiện hộp thoại :

Hình 23 : Hộp thoại truy vấn theo thông tin thuộc tính của thửa đất

Trong đó :

Select Record from Table : chọn lớp đối tượng cần tìm hiểu về các trường dữ liệu. Ví Dụ : Chọn BANDOHT_Ky_Trinh1, Click <OK> , xuất hiện bãng dữ liệu thuộc tính của các đối tượng

Hình 24 : Bảng dữ liệu thuộc tính của các thửa đất.

Sau khi kiểm tra các trường dữ liệu không cần thiết sẽ được xóa bỏ. Ví Dụ : Trường dữ liệu Shthuatam không cần thiết có thể xóa. Vào Table\Maintenance\Table Structure, xuất hiện hộp thoại :

Hình 25 : Hộp thoại về các trường dữ liệu thuộc tính thửa đất

Kích chọn vào trường dữ liệu cần xóa, bấm Remove Field , Click <OK>, lúc này sẽ hiển thị hộp thoại cảnh báo về việc sẽ mất đi lớp thông tin của trường dữ liệu đó, click <OK>.

Như vậy, các trường dữ liệu không cần thiết sẽ được loại bỏ chỉ để lại các trường dữ liệu phục vụ cho công tác biên tập và sử dụng trên bản đồ hiện trạng.

b. khép vùng các đối tượng.

Trong quá trình kết nối các mảnh bản đồ DC lại thành bản đồ tổng của cả huyện khi xuất qua qua Mapinfo sẽ có hiện tượng một số vùng trên bản đồ sẽ không thể khép vùng lại nên sẽ không thể hiển thị màu. Do vậy đòi hỏi phải khép vùng các đối tượng đó lại với nhau. Quá trình này được thực hiện như sau:

Vào Objects\ Enclose lúc này tất cả các thửa đất chưa được khép sẽ tự động đóng vùng lại với nhau. sau khi các thửa đã được khép lại với nhau sẽ có trường hợp trên bản đồ vấn còn những khoảng trống chưa được tạo thành vùng, tiến hành đổ màu cho các thửa đất đã khép vùng để kiểm tra lại những khoảng trống đó. Quá trình đổ màu theo hiện trạng được thực hiện như sau:

Vào Map\Create Thematic Map (hoặc bấm phím F9). Xuất hiện hộp thoại

Create Thematic Map.

Hình 26: Hộp thoại thiết lập mã màu cho các loại hình sử dụng đất

Trong đó:

Type: Chọn Individual

Template Name: Tùy thuộc theo loại đối tượng mà chọn Region và point sao cho phù hợp.

Click chọn vào Use Individual Categories, sau đó Click vào Next, Xuất hiện hộp thoại:

Trong đó:

Table : Là lớp bản đồ hiện tại mình đang thực hiện biên tập, chỉnh sửa.

Field : Chọn trường dữ liệu cần đổ màu cho bản đồ. Vì đây là BĐ HTSDĐ nên ta sẽ chọn trường dữ liệu chứa đựng thông tin về loại hình sử dụng đất như ONT, LUC, BHK..., sau khi chọn xong Click Next, Xuất hiện hộp thoại :

Chọn vào Style : , Xuất hiện hộp thoại

Hình 27 : Bảng màu của BĐ HTSDĐ trên Mapinfo

Chỉnh sửa ở các ô Patern, Foreground, Style, Color, Width sao cho thích hợp và đúng với quy phạm của Bộ TN&MT. Đặc biệt ở ô Foreground ta chọn vào . Xuất hiện bảng màu có thể chọn theo ý của người sử dụng, ta chọn vào ô , xuất hiện hộp thoại

Hình 28 : Hộp thoại về thông số của các mã màu theo QĐ 23/2007/QĐ - BTNMT

Ở đây là hộp thoại về thông số màu của từng loại đất, người sử dụng chỉ cần nhập các thông số đó thì màu sẽ tự động thay đổi theo mục đích của mình. Đối với mã màu của BĐ HTSDĐ được quy định tại ký hiệu BĐ HTSDĐ và BĐ QH SDĐ ở các tỷ lệ từ 1 :1000 đến 1 :1000 000. Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ- BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường.

Ví Dụ : LUC thì Red : 255, Green: 252, Blue: 140 BHK thì Red: 255, Green: 240, Blue: 180

Sau khi lựa chọn bảng mã màu cho tất cả các loại hình sử dụng đất theo đúng quy phạm của bộ TN& MT xong, Click <OK> 5 lần. Lúc này các thửa đất sẽ được đổ màu theo đúng mục đích sử dụng của mình.

Sau khi hoàn tất quá trình đổ màu theo hiện trạng sử dụng đất sẽ xuất hiện những khoanh đất không được đổ màu đó là những khoanh chưa được khép vùng và thường là các đối tượng đường, sông suối, kênh rạch.... Bây giờ, ta sẽ tiến hành khép vùng cho các đối tượng đó. Công việc được thực hiện như sau.

Vào Editing nằm ở góc trái phía dước cửa sổ làm việc click chọn vào lớp cần chỉnh sửa ở chế độ hoạt động, ta chọn vào lớp BANDOHT_Ky_Trinh1.

Dùng công cụ Polygon đây là công cụ dùng để tạo vùng và bao quanh các đối tượng chưa có vùng đó, trong quá trình bao vùng lại đường bao có thể lấn sang vùng của các đối tượng khác và kết thúc là đường bao đầu và cuối phải gặp nhau.

Sau khi bao vùng xong chọn mũi tên click vào vùng vừa tạo đó. Vào

Ojects\Set Target hoặc dùng tổ hợp phím (Ctrl+ T), vùng vừa tạo sẽ đổi màu lúc này ta sẽ giữ Shift và chọn các đối tượng mà bị vùng lấn sang,sau đó kích chuột phải vào

Edit Objects\Erase hoặc vào Objects\Erase, bây giờ các khoảng trổng đó sẽ tự động tách ra thành vùng hợp lý.

Hình 30 : Trước và sau khi tạo khép vùng hoàn chỉnh cho khoanh đất

Tương tự ta thực hiện hết tất cả các khoanh đất chưa kịp đóng vùng trên cả mảnh bản đồ.

c. Nhập loại hình sử dụng đất cho các thửa đất còn trống.

Trong quá trình chuyển từ MicroStation sang Mapinfo và khép vùng các đối tượng sẽ có trường hợp không thể xác địnhđược loại hình sử dụng của thửa đất.

Click chọn vào thửa đất chưa xác định được loại hình sử dụng. Vào

Select Record from Table : chọn Selection là đối tượng hiện tại đang được sử dụng. Click <OK>. Xuất hiện bảng thuộc tính của thửa đất đó, với các thông tin trên có thể giúp người sử dụng biết được Số hiệu của tờ BĐ, số hiệu thửa.

Khởi động MicroStation, lựa chọn tờ bản đồ chứa thửa đất không thể xác định được mục đích sử dụng.

Ví Dụ: Shthua : 62, Shbando: 60.

Tại thanh Menu của MicroStation vào Edit\Find/Replace. Đây là công cụ dùng để tìm kiếm nhanh các đối tượng. Xuất hiện hộp thoại Replace Text

Trong đó:

Find: đánh số hiệu thửa cần tìm. Ví dụ: 62, Click Find

Sau khi tìm được thửa đất và loại hình sử dụng của thửa đó. Trở lại với màn hình làm việc trên Mapinfo. Có 2 cách để nhập loại hình sử dụng cho thửa đất đó.

Cách 1. Click vào thửa đất cần nhập loại hình sử dụng đất, sử dụng công cụ New Browser , xuất hiện hộp thoại

Chọn chế độ Selection, click <OK>, xuất hiện bảng thông tin thuộc tính của thửa đất. sau đó, điền tên loại hình sử đất vào trường Kh2003.

Hình 31: Sửa đổi thông tin loại hình sử dụng đất ngay trên bảng thuộc tính

Cách 2: dùng thanh công cụ Info , click vào thửa đất cần điền loại hình sử dụng đất. Xuất hiện bảng dữ liệu thuộc tính của thửa đất, tại trường Kh2003 có thể thay đổi loại hình sử dụng đất.

Tương tự đối với các đối tượng khác cũng như vậy, thực hiện hết tất cả các thửa đất chưa xác định được đối tượng sử dụng đất.

4.2.3.3. Biên tập bản đồ chuyên đề

Sau quá trình thực hiện biên tập lại dữ liệu thuộc tính, khép vùng và kiểm tra lại loại hình sử dụng đất cho từng thửa xong. Lúc này các thửa đất có cùng mục đích sử dụng nằm liền kề nhau vẫn còn bị chia cắt bởi các đường ranh giới thửa.

Với mục đích là xây dựng BĐ HTSDĐ nên cần ghép các thửa đất có chung loại hình sử dụng đất nằm liền kề nhau thành một thửa lớn.

Lưu ý trước khi thực hiện quá trình này cần giữ lại một file, nhằm phục vụ cho quá trình chỉnh lý biến động của hồ sơ thửa đất khi cần, và phục vụ cho công tác quy hoạch sau này của xã.

Quá trình tiến hành gộp thửa như sau, giữ Shift chọn các thửa đất liền kề nhau.

Hình 33: Các thửa đất liền kề trước khi được gộp (Combine)

Hình 34: Các thửa đất sau khi được gộp lại với nhau

Tương tự đối với các thửa đất còn lại sẽ được tiến hành như trên.

4.2.3.5. Trang trí cho bản đồ chuyên để a. Tạo khung

Quá trình tạo khung bản đồ có thể sử dụng tool tạo khung được viết sẵn chạy trên nền của Mapinfo. Quá trình tạo khung được tiến hành như sau.

Map\Layer control\Cosmetic layer (ở chế độ Editable). Dùng công cụ rectangle

để vẽ khung bao phía ngoài của bản đồ cần vẽ khung, đánh dấu vào khung đã vẽ, vào Object\ Convert to Polyline để chuyển khung sang dạng line. Vào Tool Ranh gioi

& khung ban do\ Tao khung ban do, xuất hiện hộp thoại.

Hình 36: Tạo khung bản đồ

Nhập tỷ lệ bản đồ cần tạo khung và bản đồ của cấp nào thì chọn vào cấp đó. Click <OK>.

b. Tạo mũi tên chỉ hướng

Để tạo mũi tên chỉ hướng bắc – Nam cho bản đồ, muốn đặt chỗ nào thì đưa con trỏ tới đó sử dụng công cụ Symbol Style trên thanh Drawing, xuất hiện hộp thoại Symbol Style.

Trong đó:

Font : Chọn Mapinfo Arrows

Symbol : Chọn kiểu mũi tên chỉ hướng thích hợp

Color : Chọn màu và kích cỡ cho mũi tên Click <OK>

Hình 37: Tạo mũi tên chỉ hướng Bắc - Nam c. Biên tập chữ trên bản đồ

Quá trình biên tập BĐ HTSDĐ cần ghi thêm các loại thông tin khác nhau. Để thực hiện quá trình đó cần để lớp ghi thông tin ở chế độ hoạt động, sau đó trên thanh Drawinh chọn công cụ Text Style để định dạng kiểu chữ, màu và độ độ lớn của chữ. Sau đó, dùng công cụ Text để viết chữ.

d. Tạo bảng chú dẫn

Bảng chú giải có thể được tạo bằng phương pháp thủ công hoặc tự động theo chức năng tạo chú giải của phần mềm song nhược điểm của phương pháp tạo tự động là các đối tượng polygon thường chỉ những ô vuông rất nhỏ, không thể hiện được màu sắc và pattern của từng trạng thái, vì vậy khó có thể trình bày đẹp cho chú dẫn kiểu này. Với phương pháp thủ công, tức là sử dụng các công cụ vẽ vùng, đường, gán text... để tạo thành một chú giảiđẹp mắt như ý của người sử dụng.

e. Sơ đồ ranh giới

Để tạo sơ đồ vị trí ta mở sẵn bản đồ sản phẩm lên, sau đó mở thêm lớp mới có chứa bản đồ hành chính của toàn huyện sau đó vào Window\New Layout Window sẽ xuất hiện hộp thoại New Layout Window tại hộp thoại này ta chọn lớp bản đồ sản phẩm. Làm tương tự để đưa lớp sơ đồ vị trí vào layout. Tại cửa sổ layout của lớp bản đồ sản phẩm ta kích chọn công cụ Frame và chọn vị trí thích hợp để đặt sơ đồ vị trí.

Hình 38: Sơ đồ vị trí của xã

Hoàn thành xong tất cả các bước trên ta sẽ có một tờ bản đồ hoàn chỉnh trên Mapinfo.

Khi in bản đồ ta có thể in trực tiếp trên Layout đang mở hoặc có thể chuyển qua định dạng file ảnh để in bằng cách vào File\ Save Window As rồi chọn định dạng file ảnh và chổ lưu ảnh, cuối cùng xuất hiện hộp thoại cho phép ta chọn kích thước ảnh và độ phân giải cho ảnh.

4.3. Nhận xét và đánh giá quá trình ứng dụng các phần mềm trong quá trình thành

Một phần của tài liệu KLTN BDHTSDD ky trinh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)