Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí tại công ty TNHH một thành viên cảng quảng ninh (Trang 27 - 29)

Luật Bảo hiểm xã hội quy định có 2 loại BHXH, là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phải tham gia.

28

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà ngƣời lao động tự nguyện tham gia, đƣợc lựa chọn mức đóng và phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hƣởng bảo hiểm xã hội.

Trong phạm vi của bài viết sẽ chỉ đề cập đến BHXH bắt buộc đối với các đối tƣợng sau:

a) Ngƣời làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.

b) Cán bộ, công chức, viên chức.

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an.

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; ngƣời làm công tác cơ yếu hƣởng lƣơng nhƣ đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Quỹ BHXH đƣợc hình thành từ việc lập theo tỷ lệ quy định trên tổng lƣơng làm cơ sở tính BHXH trong tháng, và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong giai đoạn 2012-2013, mức trích BHXH thay có thay đổi: Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013, thay đổi mức trích là 24%, trong đó doanh nghiệp chịu 17% và 7% do ngƣời lao động đóng góp.

Quỹ BHXH đƣợc xây dựng theo quy định của Nhà nƣớc, do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý. Quỹ đƣợc thiết lập để tạo ra nguồn kinh phí trợ cấp cho ngƣời lao động, chi tiêu cho các trƣờng hợp ngƣời lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hƣu trí…

Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp nộp 22% trong tổng số 24% số trích BHXH lên cơ quan quản lý Quỹ BHXH để chi trả các trƣờng hợp nghỉ hƣu, nghỉ mất sức lao động; 2% còn lại đƣợc để lại tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho ngƣời lao động bị ốm đau, thai sản…

29

Trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ, kế toán gửi lên cho cơ quan bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành kiểm tra và ký duyệt.

- Trợ cấp ốm đau: Mức trợ cấp là 75% tiền lƣơng, tiền công mà ngƣời đó đóng BHXH của tháng liền trƣớc khi nghỉ.

- Trợ cấp thai sản: Hƣởng 100% mức tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trƣớc khi nghỉ.

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tùy vào mức suy giảm khả năng lao động.

- Trợ cấp thôi việc hƣu trí: Khi nghỉ hƣu, tùy theo thời gian đóng BHXH thì lƣơng hƣu đƣợc hƣởng 45%, tƣơng ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ tăng thêm 1 năm đóng BHXH sẽ đƣợc tính thêm 2% với nam và 3% với nữ, nhƣng tối đa là 75% tiền đóng BHXH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí tại công ty TNHH một thành viên cảng quảng ninh (Trang 27 - 29)