0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Chia sẻ của bạn Phùng Hà Trang IELTS 8.0

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC KỸ NĂNG TIẾNG ANH VÀ LUYỆN THI IELTS CỦA CÁC CAO THỦ (Trang 46 -52 )

Kinh nghiệm LISTEN

Chia sẻ của bạn Phùng Hà Trang IELTS 8.0

kết quả là 8.0 ( reading=8.5, listening = 7.0, speaking= 8.0, writing = 8.0), trước kia khi đang học IELTS đọc được các bài chia sẻ của các bạn trên hội, mình cảm thấy rất giá trị và thu lượm được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, các bài chia sẻ của các anh chị các bạn, và các em trong hội, là nơi cho mình cái nhìn thật nhất, những điều tưởng chừng là đơn giản trong kỳ thi mà đang có không ít các bạn đang ngày đêm chăm chỉ tu luyện. Nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ của các bạn trong hội đã giúp mình có thêm kiến thức và tự tin đối mặt với IELTS. Đáp trả lại món ân tình lớn từ những người bạn qua page của Hội và Hội, mình mạn phép chia sẻ những kinh nghiệm của mình về IELTS, mong sẽ giúp ích được một phần nhỏ cho các bạn đang tiếp tục chinh phục IELTS. Mình viết bài này dựa trên những câu hỏi rất tình cờ của hai bạn sinh viên đi trên cùng chuyến xe khách Hòa Bình, thú thực mình chỉ ngồi nghe trộm các thắc mắc của 2 bạn, chắc cũng đang học IELTS: nào là tìm người dạy mẹo và tip Reading và các kỹ năng khác, nghe thường xuyên CNN nhưng vẫn không nghe ra gì, cố gắng học idioms và academic words để tập phản xạ trong lúc nói… và bla bla các loại câu hỏi, lúc ý mình ngứa mồm định với lên nói lắm, nhưng nghĩ vô duyên nên ủ mưu về viết bài này để chia sẻ về những ngộ nhận rất sai lầm về IELTS mà các sĩ tử thường mắc phải.

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 47 Đây là kỹ năng mình đạt điểm thấp nhất trong các kỹ năng, nhưng mình vẫn chia sẻ kinh nghiệm luyện tập với mọi người vì mình dường như không nghe được gì khi bắt đầu học IELTS. Với kỹ năng này mình khuyên mọi người nên thực hành nghe các bản tin online hàng ngày là rất ok, vì vừa luyện được nhiều giọng, nghe được nhiều ngữ cảnh. Tiết kiệm đáng kể xiền mua sách nữa. Ngoài ra, các tài liệu IELTS trên thị trường rất nhiều và tràn làn, theo ý kiến cá nhân mình thì những sách này khá là khó, hoặc quá dễ so với đề thi IELTS thật.

Trong quá trình luyện nghe mình thường trung thành với các sách New Insights to IELTS và Cambridge 5,6,7, Prepare for IELTS, Kaplan‘s IELTS, Strategry for IELTS. Các cuốn sách này có các test được sắp xếp từ dễ đến khó, và khi đi thi thật thì mình thấy các dạng bài trong các cuốn này khá sát dạng bài thi thật.

Kỹ năng để cải thiện nghe:

Nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại chưa chắc đã tốt, chưa chắc đã cải thiện và đạt điểm cao. Một điều mình có thể chắc chắn là điểm nghe sẽ không thể tương xứng với công sức và thời gian bạn đã bỏ ra cho nó, cũng như bạn luôn trung thành luyện nghe theo một bộ đề một sách cũng không giúp ích bạn quá nhiều trong việc nhảy điểm. Lời khuyên đúc ra từ kinh nghiệm của mình là các bạn không nên nghe đi nghe lại, không luyện tập một cách trâu bò, mà nên có một kế hoạch rõ ràng cho kỹ năng nghe, nghe gì, nghe ở đâu, nghe với mục đích để tập luyện theo giọng, nghe để quen nhiều giọng hay nghe để nắm form và tip bài thi listening theo cách mà đa phần chúng ta thường nghĩ khi bắt đầu học nghe.

Không nghe lặp đi lặp lại một bài, không nghe lặp đi lặp lại giọng, không nghe lặp lại và trung thành với một web, một sách nào dù rất hay đi nữa.

Các tip, cũng như mẹo của giáo viên ở phần Reading và Listening thường không nhiều, các yếu tố này có thể giúp bạn cải thiện điểm khi áp dụng lúc ấy, nhưng nếu không có nền tảng tự rèn luyện của bản thân mà chỉ dựa vào tip thì chắc chắn đừng hy vọng đạt điểm cao cho hai phần này. Tip và mẹo tập trung trong 5 buổi là hết chứ không có nhiều như nhiều bạn kỳ vọng và ỷ lại vào tip và mẹo.

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 48

Đừng tham vọng quá nhiều về listening vì đây là kỹ năng đòi hỏi tính kiên trì cao độ, tốt nhất nên biết mình biết ta trăm trận trăm thắng, hãy bắt tay vào nghe các giáo trình, thấp hơn trình độ của bạn một chút, để tạo hứng thú thực sự. Nếu đang ở tầm 3.0 IELTS mà bạn đi nghe Cam 8 thì rõ ràng bạn đang để bản thân rơi vào một thử thách tương đối khó, với mình thì là cực khó:D. Dần dần sự hứng thú sẽ cải thiện tinh thần của bạn một cách tốt nhất theo một hướng rất tự nhiên, hãy nghe từ dễ đến khó, nghe từ những từ, những đoạn hội thoại bình thường đến phức tạp, chứ không nên chạy theo hiệu ứng đám đông, điều mà không hề phù hợp trong listening.

Khi bạn nghe thấy từ hoặc cụm từ mà bạn không biết, hãy sử dụng thông tin trong câu hỏi và phần bạn đã ghi chép để đoán ý nghĩa của câu trả lời.

Đối với dạng điền từ vào chỗ trống khi bạn không thể đoán trước, hãy xem xét tới ngữ pháp và dạng của từ cần điền, bạn sẽ xác định ra được các loại từ cần điền (danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ).

Mọi người hãy chú ý tới những từ đứng trước như động từ to be ―is/are‖ và các từ khác ở trong câu hỏi để có thể phần nào đó đoán được câu trả lời.

Hãy luôn chú ý tới các cụm từ opposite và synonym . Việc nghe hiểu các cách diễn đạt ý và các từ đồng nghĩa khác nhau sẽ giúp bạn xây dựng vốn từ vựng phong phú.

Phần Nói và phần Đọc sẽ xây dựng vốn từ cần thiết trong phần Nghe.

Mình hay sử dụng thời gian kiểm tra bài và thời gian nghỉ giữa các câu trả lời để đọc trước các câu tiếp theo, chỉ dành rất ít thời gian để soát lại trong phần listening, vì mình rất hay sửa từ đúng thành sai nên đâm ra sợ không dám kiểm tra lại nhiều lần quá

2. Kỹ năng Reading:

Mình hay dành khoảng 3 phút để đọc lướt qua mỗi phần bài đọc, nhanh chóng đánh dấu những ý chính và những thông tin quan trọng trong phần đó như các tên, số liệu và ngày tháng quan trọng.

Mình thường vạch ý chính viết khoảng 1 hoặc hai từ ra lề của đoạn đó như cách đánh dấu để nhận dạng câu trả lời cho dễ.

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 49

Tiếp đến mình sẽ xem xét các câu hỏi một cách kỹ càng và làm bài thi của bạn theo thứ tự các câu hỏi dễ tới khó. Thông thường mình sẽ làm =>

Đúng/Sai/Không có thông tin (True/False/Not Given) trước khi làm phần nối ý với đoạn (Matching Heading).

Đặc biệt mình nghĩ các bạn nên đánh dấu những từ khóa trong các câu văn để tìm các chi tiết, đặc biệt là các từ mà thường không có các từ đồng nghĩa phổ biến. Sau đó hãy đọc thật kỹ về những từ này, chú ý tới những từ khóa khác ở trong câu hỏi mà có thể bao gồm từ đồng nghĩa với từ đang đọc trong bài. Khi đã tìm thấy từ nào đó, bạn chú ý hơn nữa tới ngữ cảnh và hãy đọc các phần xung quanh từ đó như câu văn đứng trước, câu văn bao gồm từ đó và câu văn phía sau để tìm ra câu trả lời.

Nếu khúc mắc ở một câu hỏi nào đó, hãy khoanh tròn đánh dấu rồi tiếp tục với câu tiếp theo và quay lại xem xét nếu còn thời gian.

Đôi lúc làm bài không kiểm soát được thời gian làm bài, mình vẫn mò mẫm đáp án cho bằng kín và hết, cho bõ công làm và đi thi. Tuy nhiên, theo mình thấy đối với listening và reading chúng ta cần thường xuyên luyện tập để phát triển tốc độ đọc và sự chính xác khi làm bài. Cũng như tập làm quen được với các dạng đề, và các chủ điểm khác nhau nhiều hơn.

3. Kỹ năng Writing:

Kỹ năng này là kỹ năng mình cảm giác tự tin và có một nền tảng cũng như một cái gốc viết rất ok. Writing chia làm 2 phần gồm task 1và task 2

Task 1:

Mình thiết nghĩ đây là một phần dễ ở chỗ cấu trúc có sẵn, khá nhiều tài liệu, dạng đề rõ ràng gồm : table, bar, line, pie, map, process…

Nhưng cái mình nghĩ giám khảo cần trong task 1 đó chính là một bài viết có bố cục và lối viết logic và thí sinh là người có một cái nhìn tổng quan đến chi tiết, nhận biết được các giá trị đặc biệt trên biểu đồ đang có. Vì vậy trong phần này cần có một cách để sắp xếp số liệu sao cho hợp lý, điều sẽ tạo nên yếu tố logic, và những con số trong bài viết sẽ được nổi bật hơn bao giờ hết : giá trị lớn nhất => giá trị giữa => giá trị thấp nhất, hay với từng loại biểu đồ như tròn,

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 50 như table cần những cách sắp xếp số liệu hợp lý truớc khi viết, để không quá lan man và đảm bảo tính nổi bật của các số liệu.

Mình nghĩ bố cục hoàn hảo cho task 1 gồm 4 phần : introduction- overall- body 1- body 2 . Task 1 không nên quá dài chỉ nên tầm từ 165-170 words, và mình nghĩ bạn nên có cách để tổng hợp tip cho từng dạng sẽ viết gì, lên list các cấu trúc, từ vựng cho task 1 một cách rõ ràng, để không bị mất quá nhiều thời gian cho phần này.

Task 2:

Các yếu tố tiên quyết để bạn được điểm cao IELTS task 2 thì cực là rõ ràng rồi:

TASK FULFILLMENT: làm đầy đủ những gì đề yêu cầu.

ESSAY STRUCTURE: cấu trúc của từng đoạn, có logic hay không, có phù hợp và đôi khi là cả yếu tố thẩm mỹ nữa, bạn không thể viết, đoạn 1 quá dài mà đoạn 2 quá ngắn và ngược lại được.

ACADEMIC VOCABULARY : Theo lời khuyên của cô giáo mình thì chỉ cần dùng đúng khoảng 5-7 academic là đủ để đạt khoảng 7.0 rồi, nên các bạn không nên lo lắng ôm hết quyển vocabulary in use làm gì cả đâu.

GRAMMAR – SENTENCE GRAMMAR: phần này người ta chấm xem trình độ grammar của mình thế nào. Các lỗi tiểu tiết trong ngữ pháp, bị sai không đáng kể có thể sẽ được bỏ qua, nhưng lỗi trầm trọng nhìn thấy sờ sờ thi chắc chắn bạn không quá 6. Truớc khi thi thì mình nghĩ cô giáo dọa, nhưng thi rồi đúc rút thì cũng đúng đấy, nên các bạn nên review chặt chẽ lại một lần nữa các cấu trúc về câu- câu đơn, câu phức, câu ghép các câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, mệnh đề trạng ngữ, mệnh đề quan hệ trước khi học task 2 đừng để lỏng lẻo quá, nhưng cũng đừng ham học ngữ pháp quá vì như bản thân mình học ngữ pháp không dưới số lượng ngón tay và thêm vài ngón chân nhưng lúc học thì nhớ, nhưng áp dụng thì mù tịt.

Trong bài viết nên có các mệnh đề quan hệ chỉ người, vật, nơi chốn, thời gian, các mệnh đề trạng ngữ, đảo ngữ, câu điều kiện loại 1,2,3…

Các từ dẫn cần linh hoạt và logic nên học lấy 3-4 cụm chuyên dùng cho main idea và các supporting idea..để đỡ tốn thời gian nghĩ khi đi thi.

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 51

Thường xuyên đọc báo để tăng sự hiểu biết, tăng vốn từ, tăng idea, tăng khả năng lý luận.

Nên học theo các chủ điểm lớn mà không học theo đề cụ thể, ví dụ nên học cách lên outline cho cả chủ đề lớn như Health/Gorvernment and Policy… để gặp các khía cạnh trong chủ để lớn này bạn luôn chủ động và viết được một cách ngon lành, không nên học theo đề sẽ cực phiến diện.

4. Kỹ năng Speaking:

Câu này thì rất muôn thuở rồi, muốn đạt điểm cao IELTS hay trở nên lưu loát tiếng Anh hơn, bạn cần chú ý đến ngữ âm, tông giọng, biểu đạt cảm xúc, điều khiển được với ngôn ngữ bạn đang sử dụng. Mình nghĩ giám khảo sẽ rất yêu thích yếu tố tự nhiên trong cách trả lời, trong ngữ âm ngữ điệu của bạn, cũng như mức độ lưu loát trong câu trả lời. Nhưng mình thường thấy nhiều bạn rất ham học từ academic và idea để áp dụng trong bài nói, nhưng yếu tố này chỉ làm bạn ―Tây‖ hơn một chút thôi, quan trọng vẫn là ngữ âm và ngữ điệu.

Lời khuyên chân thành cho các bạn muốn đạt điểm khá trong speaking IELTS là nên nắm chắc ngữ âm, học cả ngữ điệu luyện tập và rèn luyện thường xuyên hằng ngày để có một giọng nói tiếng anh chuẩn hơn và hay hơn nữa.

Bài viết tản mát quá, tóm lại trên đây là những chia sẻ của mình với các bạn bè trên cộng đồng IELTS, mình rất khâm phục các anh chị admin của diễn đàn, nơi đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho mọi người được giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Thị trường IELTS từ sách vở, thầy cô và các trung tâm đều tràn lan, điều này tạo ra nhiều cơ hội, những cũng làm cho chúng ta bị rối trong vòng luẩn quẩn ấy. Mình nghĩ rằng học IELTS cần một người thầy thực sự người có thể cho bạn kiến thức, phương pháp, và tạo ra được áp lực cho chính bạn, người có thể hiểu bạn đang cần gì và nên như thế nào. Mình thấy rất nhiều bạn đi học 2-3 thầy cô cùng một lúc, học hết thầy này sang cô khác nhưng vẫn không thể đi thi được, thực sự đi học là cực tốt, nhưng quan niệm của mình là IELTS để đạt được điểm cao thì bản thân là điều vô cùng quan trọng, nên mình khuyên các bạn dành nhiều thời gian ở nhà để ôn tập và đưa ra những kinh nghiệm cho riêng mình. Bản thân mình bắt đầu với tiếng Anh cũng rất amateur, cũng đi dò xét và thăm thú thị trường rất nhiều để tìm ra nơi mà mình cảm giác hợp, nhưng nơi thì đông quá, nơi thì quảng cáo trên mạng rất rầm

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 52 rộ, nhưng đến học thị nhạt nhẽo, lượng học sinh ủng hộ trên mạng nhiều không tả được, nhưng đến học thì giáo viên nước ngoài dạy một cách qua loa, sau hàng khóa học với chi phí bỏ ra là 6.800.000, xin mỏi mồm mẹ mới cho thì mình vẫn ở zero. Chính vì cú ngã đau đớn ấy mà thực sự mình mất niềm tin và phướng hướng lắm, trong khoảng một năm đầu tiên, mình từ bỏ tiếng Anh, tính chuyển sang tiếng Trung xem có dễ hơn không. Nhưng đúng cái duyên nợ với tiếng Anh tìm được học bổng cho hệ thạc sỹ ở Thụy Sỹ nhưng yêu cầu IELTS, mình lại cong đuôi lo học tiếng Anh. Nhưng lần này mình đã may mắn hơn khi không bị về mo:D, IELTS đã đến với mình vì áp lực học bổng nhưng trong vòng 8 tháng học các kỹ năng ngoài như ngữ âm, ngữ pháp và ôn IELTS mình đã thực sự hứng thú, với những người đứa bạn chí chóe suốt ngày, phương pháp, áp lực và độ nhiệt tình cả giáo viên đã giúp mình có những bước tiến một cách rất nhẹ nhàng. Vì vậy các bạn hãy cố gắng để tự tìm ra được cảm hứng trong cách học IELTS theo mình đây là điều quan trọng nhất, điểm số đôi khi sẽ là điều mà bạn khó ngờ. Mong rằng, chia sẻ của mình mong có thể giúp được các bạn phần nào, như những chia sẻ của các tiền bối đi trước đã chia sẻ.

Kinh nghiệm học – luyện – thi IELTS By Tài Nguyễn

(Overall: 7.5, Listening: 8.0, Reading: 7.5, Writing: 7.0,

Speaking 6.5)

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁC KỸ NĂNG TIẾNG ANH VÀ LUYỆN THI IELTS CỦA CÁC CAO THỦ (Trang 46 -52 )

×