Một số ngộ nhận về IELTS Speaking Test

Một phần của tài liệu Tổng hợp phương pháp học các kỹ năng tiếng anh và luyện thi ielts của các cao thủ (Trang 106 - 113)

Kinh nghiệm speaking

Một số ngộ nhận về IELTS Speaking Test

―Từ vựng‖ của Thanh: http://ieltsvietnam.net/sach-tu-vung-va-ngu-phap-cho-ky- thi-ielts/

Hoặc bài viết Sách luyện 4 kỹ năng trong Ielts của

Thanh: http://ieltsvietnam.net/sach-luyen-du-4-ky-nang-ielts/

Một số ngộ nhận về IELTS Speaking Test

Chào các bạn, mùa hè đã tới, theo như mình thấy thì mùa hè là thời điểm nhiều bạn sẽ có thời gian rảnh, nên việc học tập tiếng Anh nói chung hay IELTS nói riêng là rất thích hợp. Một trong những điều băn khoăn nhất của người học IELTS đó là việc làm sao lấy điểm cao môn speaking. Thực tế, với phần đông người Việt Nam học IELTS, đặc biệt là tại các trung tâm thì thường được chú trọng vào việc luyện làm sao cho điểm Reading, Listening, Writing cao hơn nhiều so với điểm

Speaking, nhằm mục tiêu lấy điểm tổng – Overall theo đúng mục đích đề ra (thường là 6.5). Tuy nhiên, với những bạn có mục tiêu là lấy điểm IELTS cao, thường là 7.0 trở lên, và mục tiêu xin học bổng du học thì cần phải có chiến lược tốt với môn speaking. Tức điểm speaking của các bạn nên xác định đạt mức tối thiểu là 6.0, và nên là 7.0.

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 107 Với người luyện môn speaking này, có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề làm thế nào để lấy được điểm cao. Khi các bạn đi học ở nhiều thầy cô, hay ở các trung tâm, đa phần các bạn đều chỉ được nói lại rằng dùng nhiều từ vựng phức tạp, dùng nhiều ―mẫu câu‖ hay thì điểm sẽ cao. Không ai có thể phủ nhận điều này, kể cả với người bản xứ hay người học tiếng Anh lâu năm thì khi đi thi bất cứ cuộc thi nào( ví dụ thi thuyết trình, hùng biện, đánh vần), việc dùng những thứ trên là điều kiện để lấy thành tích cao. Nhưng các bạn cần biết rằng, mình không phải người bản xứ, và những thứ kia chưa chắc đã phù hợp với con người bạn, với nền tảng kiến thức cơ bản cũng như tiếng Anh của bạn. Điều này mình sẽ nói rõ ở phần sau.

Bài viết của mình sẽ chia làm 3 bài. Hai bài đầu tiên, sẽ nói rõ về căn cứ chấm điểm và một số ngộ nhận. Bài thứ 3 mình sẽ chia sẻ một số phương pháp tránh ngộ nhận và học, luyện, thi môn Speaking cho IELTS và tiếng Anh nói chung.

Hiện tại mình đang tutor cho lớp speaking của VIC Free Course ở Hà Nội, thấy nhiều “đệ tử” hay thắc mắc với “master” nên mình tổng hợp lại và giải đáp ở đây luôn cho đỡ phải nói nhiều. Bài viết này than gửi cho các “đệ tử sờ” ở lớp Free Course, chúc các bạn và các em vượt qua thứ khó nhằn là IELTS.

I. Căn cứ chấm điểm cho IELTS Speaking Test

Căn cứ chấm điểm cho bài thi Speaking trong IELTS đã được đăng tải trên trang chủ của IELTS. Các bạn có thể tải tại đây.

Nhìn vào đó, các bạn thấy, gồm có 4 tiêu chí chấm điểm: Fluency và Coherence; Lexical Resource; Grammatical range và accuracy; Pronunciation.

Với mỗi band điểm sẽ có các tiêu chí nhất định. Thực ra, nhiều tiêu chí rất khó để có thể cho điểm chính xác. Nhìn vào các tiêu chí này, các bạn đều có thể đưa ra những chiến lược cho bản than để có thể học và thi IELTS đạt mức độ điểm mình mong muốn.

Cách thức chấm điểm của thi IELTS đó là giám khảo 1 chính là người phỏng vấn bạn. Giám khảo 2 sẽ là người nghe lại băng ghi âm và cho điểm. Do đó, một lời khuyên chân thành cho các bạn đó là nói to và rõ ràng.

Bài thi IELTS Speaking Test gồm 3 phần. Phần 1 hỏi về personal information – các thông tin cá nhân, một số quan điểm cá nhân, sở thích, kĩ năng …. Phần 2 là

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 108 một bài dạng thuyết trình ngắn trong 2 phút với 1 phút chuẩn bị, nội dung là miêu tả một cái gì đó. Phần 3 là các câu hỏi lien quan tới chủ đề ở phần 2, và yêu cầu trình độ về kiến thức nền và tiếng Anh cao hơn so với phần 1 rất nhiều.

II.Một số ngộ nhận trong IELTS Speaking Test

1. Nói tiếng Anh rất khó và khác tiếng Việt nên tôi chấp nhận điểm thấp?

Nếu các bạn có thời gian tìm hiểu sâu về ngôn ngữ và mối quan hệ với nó, các bạn sẽ biết, bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những sự giống nhau về chuẩn mực trên 4 yếu tố trên. Nói như tiếng Việt thì đó đều là việc sử dụng ngôn từ, sử dụng ngữ pháp, ăn nói trôi chảy, nói to rõ ràng, rành mạch.

Đối với tiếng Việt, các bạn hãy ngẫm nghĩ lại xem, có đúng thực sự là cần 4 yếu tố này không, để trở thành người ăn nói tốt? Tương tự, với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng dân tộc, tiếng thổ dân cũng đều như vậy mà thôi.

Một điều nữa, mình sinh ra là người Việt trên đất Việt, học ăn, học nói, học gói, học mở bằng tiếng Việt, là người học tiếng Anh khá lâu rồi, mình có tìm hiểu về tiếng Đức, đang để ý tiếng Pháp và từng học tiếng Trung (giao tiếp) trong khoảng 2 tháng, mình thấy là tiếng Việt là một trong ngôn ngữ khó học và khó đọc, khó thẩm thấu hơn nhiều. Có một thống kê (mình không nhớ rõ lắm là nguồn nào), có nói rằng học tiếng Anh để sử dụng tốt(ở mức độ làm chủ được ngôn ngữ) thì mất 1 năm, là ngôn ngữ mất ít thời gian nhất; tiếng Đức và Pháp mất 1,5 năm; tiếng Trung mất tối thiểu 2 năm; mình tin là tiếng Việt cũng không thể mất ít hơn tiếng Trung được. Điều này được công nhận bởi một cô bạn mình là người Đức, có thể nói được tiếng Ba Tư, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp. Bạn ấy rất khổ trong việc phát âm loạt âm ―ca, cà, cá, cạ, cả‖. Không thể hiểu nổi chỉ cần đổi tone giọng là có thể có một từ rất mới. Sau một bữa cơm trưa dài 2 giờ, bạn ấy vẫn nhầm nghĩa những từ này, LOL. Mình không đi sâu về vấn đề này, chỉ muốn nói là tiếng Việt

đã khó học và khó nói như vậy, tại sao chúng ta không thể nói tốt được tiếng Anh?

2. Mình không hiểu câu hỏi mà giám khảo đưa ra, mình có thể hỏi lại mà không ảnh hưởng bài thi?

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 109 Thực tế, đây là câu hỏi thường trực của những người có mức trình độ hiện tại là 5.0 – 5.5 thậm chí có người thi được 6.0 nhưng vẫn lo sợ điều này.

Để trả lời câu hỏi này gồm có 2 ý.

- Khi bạn không hiểu câu hỏi, tốt nhất hãy hỏi lại giám khảo. Khi bạn bị ―misunderstanding‖ với nội dung câu hỏi, bạn sẽ có thể bị mất điểm trong phần ―Fluency và Coherence‖, bởi giám khảo sẽ rất khó có thể hiểu nổi câu trả lời của bạn. Bằng chứng là trong mục band điểm 8 và điểm 9, có một mục đó là develops topics, tức là nếu bạn trả lời sai câu hỏi thì việc mất points cho tiêu chí này là rõ ràng. Mình lấy ví dụ thế nào là ―misunderstanding‖:

Với câu hỏi rằng: ―Do you like music?‖. Câu trả lời ―I‘m quite keen on music. I also like sport, especially swimming, football. And I love watching movie, it helps me relaxing after work‖. Câu trả lời này có đúng vào trọng tâm câu hỏi không? Rõ ràng là không. Do đó, hiểu sai câu hỏi không phải chỉ là các bạn hiểu sai nghĩa câu hỏi, mà còn là vấn đề về việc phát triển câu hỏi. Hỏi về ―music‖ tức chủ để là ―music‖ hãy phát triển nó quanh ―music‖, only ―music‖.

- Với việc hỏi lại câu hỏi, trong trường hợp bạn vẫn chưa hiểu gì về câu hỏi, giám khảo sẽ tìm cách giải thích hoặc ―rephrase‖ câu hỏi cho bạn hiểu. Với trường hợp part 1, giám khảo sẽ đơn giản là chuyển sang một câu hỏi khác.

Vì vậy, với part 1, bạn hãy hạn chế nhất có thể việc không hiểu hoặc hiểu sai hoặc phát triển sai câu hỏi. Bởi các câu hỏi ở phần này đều dùng các từ và các topics vô cùng dễ. Hãy cố gắng hiểu nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 110

3. Mình cần phải trả lời thành thật với mỗi câu trả lời của mình thì mới dễ lấy điểm cao?

Thực tế là bài thi IELTS Speaking Test là một bài thi dạng interview – phỏng vấn. Nhưng nó đâu phải là bài phỏng vấn xin VISA? Hay xin việc?

Giám khảo đánh giá bạn thông qua kĩ năng sử dụng tiếng Anh của bạn, giám khảo đâu phải là người biết và cần biết về quá khứ, hiện tại, tương lai của bạn? Việc bạn nói thật hay ―chém gió‖ sẽ không hề ảnh hưởng tới điểm của bạn và cũng chẳng ai đi xác minh làm gì cả. Tuy nhiên nó ảnh hưởng tới kĩ năng sử dụng tiếng Anh của bạn, tức cách bạn trả lời.

Mình lấy ví dụ, giả sử bạn được hỏi về hometown, ―Do you like your hometown?‖ Với câu hỏi này, việc bạn nói thật hay nói dối cũng không thực sự quan trọng, bởi cái người ta muốn nghe là cách bạn trả lời ra sao, natural không? Native ở mức độ nào? Từ vựng lien quan topic ―city‖ này thế nào? Ngữ pháp ra sao? Chỉ cần nhớ một điều, sử dụng tốt tiếng Anh là được.

Ví dụ khác, nếu bạn được hỏi ―Can you cook?‖ Bạn hoàn toàn có thể trả lời là không, và đưa ra lí do, thay vì cứ chăm chăm nói là mình có, trong khi bạn không biết gì về nó cả. Tuy nhiên, hãy nói thật dựa trên cái nói dối của mình, tức là đưa ra lí do nào đấy, hoặc hiểu biết nào đấy về ―cook‖, câu trả lời sẽ có sức thuyết phục hơn nhiều, hơn là việc nói thật rằng ―mình chưa nghĩ tới vấn đề này bao giờ blah blah blah…‖

Trong đa số trường hợp, mình khuyên bạn nên nói thật, việc nói thật sẽ dễ hơn. Để nhìn rõ hơn thì nhìn từ tiếng Việt, mình lấy ví dụ đơn giản là, khi các bạn được người yêu hỏi rằng, ―Anh/em có yêu em/anh không?‖. Nếu các bạn yêu mà cứ dối lòng, các bạn sẽ mất thời gian tìm ra lí do và các từ mạnh để phũ, trong khi nếu nói

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 111 thật, các bạn đều biết sự thật nó là thế, đều biết rằng lí do là gì, lúc đó các bạn chỉ cần quan tâm tới việc dùng từ sao cho mềm mại, hấp dẫn, giọng điệu trầm bổng, hành động gợi cảm. Nếu các bạn không yêu, mà lại cứ nói yêu, thì các bạn sẽ phải vắt óc nghĩ ra những lí do, rồi vắt óc nghĩ ra các từ phù phiếm để bao biện. Thay vì đơn giản là lí do và sự thật nó hiện hữu trong đầu rồi, chúng ta chỉ còn cần thời gian và trí óc để nghĩ việc dùng từ sao cho ―phũ‖ và giọng điệu chắc chắn để chia tay. Trong tiếng Anh cũng như vậy thôi, sự khác biệt chẳng qua chỉ là nó không phải tiếng mẹ đẻ – mother tongue của bạn nên việc suy nghĩ bằng tiếng Anh, ngẫm nghĩ từ mất thời gian nhiều hơn thôi. Trí óc con người là có giới hạn, sử dụng cho nhiều mục đích cùng một lúc, xử lý nhiều thông tin cùng một lúc rõ ràng không thể đưa ra sản phẩm có chất lượng bằng ít luồng thông tin, ít mục đích hơn. Thay vì phải dành thêm trí óc cho việc phải tưởng tượng ra Tưởng Giới Thạch, chúng ta dành nó cho việc trau truốt 4 tiêu chí trên.

Vậy nên, tốt nhất hãy thành thật với chính bạn cho dù bạn nói ngôn ngữ nào, đó là tốt nhất. Và nói thật trên cơ sở nói dối. LOL.

4. Mình sẽ học thuộc câu trả lời và các mẫu câu, mình sẽ được điểm cao?

Mình sẽ trả lời câu này bằng 2 ý.

- Trước hết là học thuộc câu trả lời: Thực tế, việc đi học trung tâm hay một vài thầy cô sẽ ép các bạn học theo phương pháp này. Bạn sẽ học thuộc lòng các câu trả lời, bằng cách viết ra giấy câu trả lời của bạn, rồi học thuộc nó, hoặc học thuộc lòng từng chữ, từng từ của bài mẫu của giáo viên.

OK. Nếu điều đó làm bạn tin rằng bạn sẽ giành điểm cao, hãy tiếp tục học như vậy. Nhưng bạn có biết tới cái gọi là học tủ không? Và chắc hẳn bạn cũng biết vấn đề tủ đè?

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 112 Không có một phương pháp nào để biết chắc chắn số lượng trong ngân hang câu hỏi, cũng như biết câu nào sẽ được đưa ra cho bạn. Việc học thuộc lòng, vô

tình(hay hữu ý) làm bạn mất đi 2 kĩ năng quan trọng nhất của việc học tiếng Anh – quick reaction và expression – và 1 món quà quan trọng nhất của việc là con người – brainstorming.

Việc học thuộc lòng dẫn tới việc gặp câu hỏi mới, bạn bị khớp, bạn sẽ không có phản ứng để trả lời ngay – đó là quick reaction – bạn sẽ bị ngập ngừng và bạn mất điểm! Bạn sẽ bí từ(thực ra thì ai cũng gặp vấn đề này thôi), nhưng bạn không biết kĩ năng chuyển cái từ đó thành một cách nói khác, dạng khác, bởi vì bài học thuộc lòng của bạn không dạy bạn cách đó, bạn sẽ bị ngập ngừng, bạn sẽ không ―show‖ được từ vựng của ―mình‖.

Vấn đề này cũng không khác nhiều lắm so với vấn đề của việc học thuộc các bài văn mẫu khi thi văn tiếng Việt hay thi IELTS, TOEFL.

Với các bài nói mẫu của giáo viên, các bạn nên để ý học từ vựng, cách nói lên xuống giọng của giáo viên và đặc biệt là cấu trúc bài nói của giáo viên. Sẽ tốt hơn là học thuộc lòng như vẹt cả bài.

- Học thuộc mẫu câu: mẫu câu ở đây không phải chỉ là câu trả lời mẫu, thậm chí đó là các ―phrases‖ mà mọi người thường gặp, đặc biệt là trong các cuốn sách luyện speaking IELTS có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thực ra, việc sử dụng được chúng có cái hay là bạn sẽ lấp đầy được khoảng trống thời gian, thế nhưng việc lạm dụng nó cũng sẽ bị coi là điểm trừ. Bằng chứng là nhìn vào band điểm cho phần fluency and coherence, band điểm 5. Over-use connectives and discourse markers, đặc biệt là các từ như ―well, so…‖. Nhìn chung, hãy biết sử dụng nó đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ. Và nhớ là việc sử dụng các phrases trong cuốn của Mat Clark không phải 100% sẽ làm tăng điểm cho các bạn. Vấn đề này có nhiều góc nhìn nhận, trong đó có nhiều giáo viên IELTS lớn tuổi và trẻ tuổi có cách nhìn khác nhau nên mình sẽ không lạm bàn chuyện này. Nhưng hãy nhớ, hãy dùng tiếng Anh theo cách tự nhiên nhất và học thuộc các

phrases không phải là cách tốt nhất để đạt được điều này!

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 113

Speaking – những ngộ nhận và sự quan trọng của phát âm

Một phần của tài liệu Tổng hợp phương pháp học các kỹ năng tiếng anh và luyện thi ielts của các cao thủ (Trang 106 - 113)