Speaking – những ngộ nhận và sự quan trọng của phát âm chuẩn

Một phần của tài liệu Tổng hợp phương pháp học các kỹ năng tiếng anh và luyện thi ielts của các cao thủ (Trang 113 - 120)

Kinh nghiệm speaking

Speaking – những ngộ nhận và sự quan trọng của phát âm chuẩn

Chào các bạn,

Mình đã suy nghĩ rất lâu trước khi viết bài bài note này. Đơn giản là trình độ tiếng anh của mình thực sự là rất kém, tuy nhiên thực tế tiếp xúc với nhiều bạn học sinh, sinh viên thì mình lại nhận thấy trách nhiệm phải viết bài này. Có thể bản thân mình cũng chưa làm được như những gì mình sắp viết ra đây, nhưng chia sẻ ―nhận thức‖ về điều mình biết để mọi người cùng trải nghiệm âu cũng là việc nên làm. Vì vậy mình đi đến quyết định là viết bài note này.

Nội dung của bài note này là nói về speaking. Và đối tượng chỉ dành cho những người mới bắt đầu học tiếng anh hoặc học tiếng anh lâu rồi nhưng ít có cơ hội thực hành speaking nhiều hoặc với những người nền tảng về speaking chưa tốt nhưng nóng lòng muốn thi IELTS hoặc Toefl-IBT.

Bài viết dựa hoàn toàn vào trải nghiệm của bản thân, không phải đọc từ sách vở hoặc nghe lại từ người khác. Nếu bạn nào khi đọc mà nhận thấy một/nhiều/ hoặc toàn bộ những điều mà mình viết ở dưới là ở trong sách nào đó hay từ ai đó nói thì quả thật chỉ là sự trùng hợp. Vì đó hoàn toàn là mình đều tự ngộ ra từ những trải nghiệm ít ỏi của bản thân.

Ngộ nhận giữa tiếng việt và tiếng anh

Mặc dù mình chưa học tiếng Trung, tiếng Nhật bao giờ nhưng mình cứ nuôi dưỡng niềm tin chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu là: người Việt Nam học tiếng Anh (nói tiếng Anh) giỏi hơn các nước trong khu vực châu Á (ngoại trừ các thuộc địa cũ của Anh) đơn giản là có bảng chữ cái giống bảng chữ cái tiếng anh gần như hoàn toàn. Thậm chí khi còn năm thứ nhất có người nhồi nhét vào đầu mình là: có một số người Trung Quốc muốn nói giỏi tiếng anh đều phải phẫu thuận họng, và mình đã ngây thơ ngốc nghếch tin điều đó. Do đó mình cứ đinh ninh là việc phát âm những chữ cái alphabet đó chắc cũng giống luôn. Nên khi vào tháng 2/2012 mình mua

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 114 cuốn Sheep or Ship và đọc trong lời nói đầu, đại khái là bạn không nhất thiết học từ đầu đến cuối mà chỉ cần học những âm mà bạn chưa nói được hoặc chưa nói tốt. Thế là mình hồn nhiên như cô tiên khoanh mấy âm là lạ, còn lại nghĩ rằng là phát âm giống tiếng việt hết như âm: /j/, /t/, /d/….

Nhưng kỳ thực đó là một sai lầm hết sức ngở ngẩn, vì rằng sau này khi nhìn lại mình thấy gần như toàn bộ âm trong alphabet của tiếng anh và tiếng việt khác nhau hoàn toàn, và chả có cái nước nào giỏi hơn nước nào ở đây cả, mà là phải học lại từ đầu. Và chính thực tế này lại là điều trùng lặp với rất nhiều đối tượng học tiếng anh đều phát âm rất dở. Điều đáng buồn là mình đi đâu, dự sự kiện gì cũng gặp đội ngũ đông đảo những người này. Có thể kể ra 1 số ví dụ mà mình sưu tầm trong suốt thời gian mình đi ra ngoài luyện tập speaking… thì mình gặp có lẽ hàng trăm người (cái này không hề nói ngoa vì mình đi rất nhiều và gặp vô vàn các bạn sinh viên) đều mắc những lỗi này, nó phổ biến đến đến cái mức mà mình nghĩ các cao thủ nói hay đâu cả rồi, sao toàn những người nói kém như mình đến mấy chỗ này vậy. Hay cao thủ giỏi họ tự học hết, tự nói trước gương còn người nói dở lại mò tới đây. Nên cứ vác xác đến là mình lặp gặp đội quân hùng hậu lặp đi lặp lại những lỗi phổ biến. (Ở đây mình lưu ý là thực ra ở American Centre cũng có một số bạn nói tốt, nhưng chủ yếu là Intern từ Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Hà Nội…. tất nhiên rồi họ không giỏi sao phỏng vấn làm Intern được, và một số người khác không phải Intern mà nói rất hay thì cũng từ đó đến hoặc đều có thâm niên rất lâu trong việc nói tiếng anh, họ đến vì quan tâm mấy sự kiện quốc tế). Một

số lỗi mình liệt kê sau đây:

1. Âm /t/ cái âm mà mình vẫn nghĩ là nói giống tiếng anh. Nhiều người khi phát

âm từ “to” trong tiếng anh thì lại dùng âm của tiếng việt để phát âm, đó là âm ―tu‖ trong ―nhà tu, tu hành…‖. Một mẹo nhỏ để có thể biết lỗi này là bạn nào có tên bắt đầu bằng ―T‖ như Tâm, Toàn, Tình…nếu gặp người Tây (từ ―Tây‖ mình dùng chung là các nước nói tiếng anh là tiếng mẹ đẻ nhé) bạn phát âm tên của bạn cho người Tây nghe họ sẽ bật âm T cho bạn thấy họ không hề nhái lại được âm T (trong tiếng việt) mà bạn vừa nói. Người Việt phát âm tên người việt đương nhiên chuẩn nhưng khổ nổi Tây nó nói âm /t/ khác âm /t/ của người Việt nên khi họ nhắc lại tên nghe rất buồn cười.

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 115

2. Âm /d/ tương tự âm /t/, mình nghĩ giống tiếng việt nốt. Nhưng khi phát âm

từ “do” trong tiếng anh thì nhiều người lại dùng âm /d/ của tiếng việt để phát âm nó, họ phát âm thành ―đu‖ trong các từ tiếng việt như ―đu đủ, xích đu…‖. Nhưng kỳ thực âm /d/ trong 2 hệ thống phiên âm cũng khác nhau luôn.

3. Âm /j/ một từ giản dị và bình thường khác mà cũng rất nhiều bạn phát âm sai là

từ “you”. Nhiều người phát âm thành ―diu‖, hoặc 1 bà senior chỗ mình làm lúc trước toàn nói thành ―iu‖. Nhưng âm /j/ này đâu có phát âm vậy.

4. Âm /r/ và /l/ trong tiếng anh các âm tưởng chừng như giống nhau nhưng do

đứng liền kề với các âm như âm /r/, âm /l/ nó sẽ tạo thành những âm thanh rất khác, tiếc là nhiều bạn vẫn cứ dùng tiếng việt để nói tiếng anh. Đây cũng là 1 tâm lý chung vì chúng ta thường có xu hướng bảo thủ, dễ lấy cái của mình để áp đặt cho các mới (nhất là cái khó học). Ví dụ: car nhiều người đọc thành ―ca‖ (trong từ ―đại ca‖); girl bị đọc thành ―gơn‖…

5. Bệnh thích xì sssssssssssssssssssssss, chẳng hiểu sao có điều khá thú vị là nhiều

bạn bắn như tên lửa, ầm ầm nhưng thực ra chỉ làm màu ra vẻ ta đây là nói tiếng anh hay, nhưng kỳ thực ―gà thường hay gáy‖ (ai chơi game sẽ biết câu nói này). Bỏ qua vấn đề ngữ điệu vietnamse, mà là xài vô tội vạ âm ―s‖, nhất là số nhiều chẳng ai làm gì cũng xì ―s‖ một cái là thế nào? Mà kỳ thực đâu phải âm nào cũng ―xì‖, nhiều từ như: boys, girls, dogs….các từ khác phổ biến như: places, matches…cũng không buông tha. Cuối cùng mình ngẫm ra là có lẽ âm /s/ dễ nói hơn âm /z/ thì phải, nên cho đỡ mệt nói /s/ cho nhanh lại thuận miệng. Bệnh hay sì này làm mình nhớ đến có lần vào quán game có 1 em gõ bàn phím ầm ầm, liên tục… còn mình hồi đó mới tập đánh 10 ngón nên tò mò nhìn sang ai dè nó đánh có mỗi 4 ngón J Mình không đủ thời gian, kinh nghiệm và trình độ để viết về toàn bộ những vấn đề về phát âm. Mục đích và tinh thần của bài viết này để các bạn thấy đừng nóng lòng ham hố chi mấy cái cao siêu, mình cố gắng lấy các ví dụ điển hình để các bạn thấy là ngay việc phát âm những từ tưởng chừng như là cơ bản nhất, đơn giản của tiếng anh (như: to, do, you…) mà còn sai thì khoan học mấy thứ cao siêu.

Lấy việc nói chuẩn làm nền tảng trước khi học cách phát triển ý tưởng, nói nhanh và nói nhiều.

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 116 Quan niệm ―practice makes perfect‖, đây là quan điểm phổ biến trong việc học ngoại ngữ nói chung chứ không riêng gì việc học tiếng anh, vì ai cũng cho rằng nó là kỹ năng nên hiển nhiên cần phải được thực hành. Mình không hề phản đối gì quan niệm này. Tuy nhiên, về speaking thì mình xin mạnh dạn nói một vài ý kiến cá nhân và thực tế cũng là từ trải nghiệm mà ra. Đó là practice makes perfect, nhưng practice như thế nào? Với ai? Thì lại là điều vô cùng quan trọng. Nếu các

bạn nói sai và việc sai sót lặp lại thành thói quen thì nó sẽ vô cùng tai hại, rất khó sửa (đôi khi không thể sửa được). Nên việc nói nhiều trong các môi trường như

club, trung tâm tiếng anh… là cần thiết, nhưng cũng hết sức lưu ý là phải cố gắng nói chuẩn ngay từ những ngày đầu tiên và ngay từ khi nhận ra mình nói sai. Khi nó đã trở thành một thói quen xấu thì rất khó để khắc phục được nó. Vì vậy, nên nhiều bạn học ở một số vùng quê, mình không nói là tất cả nhưng đa số giáo viên cũng chẳng phải bản ngữ, toàn giáo viên việt, mà giáo viên việt cũng chẳng phải cao thủ gì toàn trung bình, cái này không riêng gì trung học phổ thông, trung học cơ sở ở địa phương, tỉnh lẻ mà ngay cả trường đại học hà nội cũng thế (các trường không chuyên Anh), họ phát âm sai rồi bày cho sinh viên nhái lại, cuối cùng nó thành 1 thói quen và sau này chữa âm rất khó. Mình có thể lấy cho các bạn 2 ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: mình là người Việt nam, 100% dùng tiếng việt 25 năm nhưng cho đến bây giờ mình không phát âm được những từ có dấu ―~‖ ví dụ: ngỗng (trong từ con ngỗng), ngữ (trong từ ngoại ngữ)…. và nhiều đứa bạn cùng quê với mình không nói đúng được âm này, mình đã rất vất vả suốt 4 năm sống và học tập ở hà nội để sửa âm này nhưng đến giờ có thể nói là thất bại. Khi thuyết trình nếu gặp âm này mình toàn lướt qua nhanh, thực ra nó cũng chẳng ảnh hưởng đến việc nghe hiểu của người khác. Ví dụ: Mình học một ngoại ngứ (mình chỉ nói sai từ ngứ), mọi người vẫn hiểu chứ?!. Như vậy, một người việt học một âm việt mà học không nói nổi, sửa mãi không sửa được thì nếu các bạn học ngoại ngữ mới hoàn toàn như tiếng anh mà các bạn cũng sai thành thói quen thì mình tin chắc không dễ để sửa (không riêng gì mình nhiều đứa bạn cùng quê khi ra Hà Nội học đến giờ cũng không sửa được nhiều âm chứ không riêng những âm có dấu ―~‖;

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 117 Ví dụ 2: khi học một thầy giáo, ông ta hỏi từ này đọc là gì cả lớp ko ai biết, ông cười và bảo may quá cái rủi có cái may từ này rất khó đọc thường sẽ đọc sai mà sai rồi khi khó sửa, nên giờ các em chưa biết tôi mừng vì tôi sẽ dạy cho các em phát âm đúng từ đó.

Vậy tóm lại, các bạn học speaking thì điều quan trọng bậc nhất là CHUẨN rồi mới đến NHANH và NHIỀU. Theo thiện ỷ của mình, các bạn nên hết sức kỷ luật trong quá trình luyện âm, chọn đúng đối tượng để luyện âm, vì nếu sai thì rất khó sửa. Nhiều bạn cho rằng, cứ lên American Centre, lên Bờ Hồ… gặp người nước ngoài nói chuyện sẽ nói giỏi. Nhưng xin thưa, nói hay và nói nhanh/ nhiều là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Nói nhiều chỉ giúp cho các bạn phản xạ tốt, nói chuyện tự nhiên hơn, triển khai ý tốt hơn, … nhưng không có nghĩa là các bạn nói hay hơn. Nên trước khi có ý định lao vào nói tiếng anh hãy ngồi lại và kiểm tra phát âm của mình, đặc biệt là các âm riêng lẻ.

Sau đây là vài lời khuyên của mình:

 Nên kỷ luật khi nói tiếng việt mà nhồi tiếng anh vào. Như: tối qua mày online

để sờ ta tút buồn cười vậy? tiếng anh là 1 language (thiếu âm ―ge‖ cuối)… Khi

nói tiếng việt chọt tiếng anh rất khó bật âm cuối nhưng các bạn vẫn nên cố bật âm cuối và nói đúng, đừng tạo thành thói quen sai dù là nhỏ nhất.

 Nên dành tìm một vài người nói tốt hơn bạn và bạn tin tưởng để chỉ ra cho bạn những âm còn chưa được natural lắm, và lập tức mua sách, đĩa, xem video, thậm chí là đăng ký khóa học ngữ âm để luyện tập lại …bắt đầu lại từ hệ thống phiên âm cơ bản, khoan đã làm những cái đao to búa lớn như: ngữ điệu lên giọng xuống giọng, hãy nói tốt các âm riêng lẻ trước, đừng ham hố lao vào mấy club nói loạn xạ cuối cùng chẳng lên mấy, vì đâu phải club, trung tâm nào cũng có feedback về speaking cho mình.

 Khi các bạn luyện speaking nên chủ động ghi âm, hoặc cầm tờ báo đoạn văn nào đọc to cho họ nghe, rồi xin học feedback;

 Khi nói học speaking người ta sẽ nghĩ ngay là dùng tai để nhận biết âm và nhái lại. Mình cũng không hề phản đối quan điểm này. Nhưng mình thấy, các bạn nên luyện tập đồng thời bằng việc xem video, để thấy sự vận động cơ miệng của họ khác chúng ta rất nhiều. Thực tế, người Việt nói tiếng việt lưỡi thu vào

Rèn luyện các kỹ năng tiếng anh Page 118 trong, cơ miệng ít vận động, và mồm không há to. Nhưng bọn Tây thì khi nói lưỡi có thè ra ngoài do các âm trong các từ như: ―thank‖ và ―those‖. Rồi nhiều âm nói rất mệt ví dụ các âm trong từ: bridge, organge, just, hoặc các âm đòi hỏi đảo lưỡi trong từ ―world‖, girl…. Một video dễ thấy nhất bạn có thể vào xem bài No Matter What search trên youtube, click video đầu tiên để coi.

Cuối cùng, mình bắt gặp rất nhiều bạn không hiểu vì lý do gì hay các bạn suy nghĩ

như thế nào mà lại đâm đầu vô mấy lớp luyện thi Toefl IBT và IELTS trong khi nói 1 câu rặn 20‘ mới ra, thậm chí chỉ là những câu như: giới thiệu về bản thân cũng nói mất 1 tiếng, mà nói sai be bét, sai gần như từ đầu đến cuối. Rồi phải gặp 1 kẻ gà mờ như mình hỏi làm sao nói như cậu (trong lúc mình thì buồn rũ rượi vì trình speaking của mình quá kém, không biết dùng phrasal verb, không biết nhiều từ…) Mình thành thật khuyên các bạn là, speaking là một kỹ năng khó đòi hỏi sự kiên trì và kỷ luật rất cao, nếu mà đã chưa từng học 1 khóa phát âm căn bản nào thì nên quay lại học lại, luyện tập từ đầu. Đừng có ham hố mấy cái trò cao siêu làm gì khi mà phát âm còn sai quá nhiều. Giống như 1 bạn mà tôi gặp, thi IELTS 5.0 giờ đặt mục tiêu 6.5, nhưng lại nhờ 1 người mới học tiếng anh được vỏn vẹn 6 tháng như mình bày ngữ pháp, trong khi ngữ pháp mình thì dốt vô cùng tận, mà mình còn thấy bạn kia dốt hơn cả mình nữa. Mình đi lan man chỗ này là muốn nhắc lại 1 câu nói mà mình rất ấn tượng trong các bài note của chị Tú Quỳnh và Dolphin Sea khi còn lò mò tìm cách để học tiếng anh, khi đó mình cũng nóng ruột muốn nhào vô ôn thi luôn, nhưng sau khi đọc xong câu này của hai chị ấy mình phải bắt đầu lại từ đầu đó là: “Ngữ pháp, từ vựng và phát âm là kỹ năng của mọi kỹ năng” Kết luận của trong phần này là: Để nói 1 ngoại ngữ mới/khác ngoại ngữ mà mình sử dụng là tiếng mẹ đẻ, chúng ta cần liệt kê và nắm rõ ra hết các điểm khác biệt giữa chúng. Học từ những điểm phát biệt đó thì sẽ tiệm cận tốt nhất với việc nói ngôn ngữ mới mà chúng ta theo đuổi. Ví dụ người Tây khi nói từ ―ăn cơm‖ sẽ thành ―ăn nnnnn cơm mmmmmm), tất nhiên họ không luyến sâu và mạnh như vậy, còn các nhiều người tôi gặp thì toàn nói ―down‖ thành ―đao‖ trong từ ―bí đao‖ Kết thúc bài viết, mình muốn kể 1 câu chuyện: trong 1 lần ca sĩ Ưng Hoàng Phúc

Một phần của tài liệu Tổng hợp phương pháp học các kỹ năng tiếng anh và luyện thi ielts của các cao thủ (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)