III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1 Kiểm tra bài cũ
b. Hệ thống truyền lực thông qua các xích
xích
- Hình 36.3
- Đặc điểm: Ngoài các cơ cấu giống trên máy kéo bánh hơi, trên hệ thống truyền lực của máy kéo bánh xích còn có thêm cơ cấu quay vòng.
Cơ cấu quay vòng có thể đặt sau truyền lực chính hoặc đặt trong hộp số.
3. Củng cố:
GV dùng câu hỏi cuối bài để củng cố nội dung bài học.
4. Hướng dẫn về nhà
- Các em hãy về nhà tìm hiểu tên một số máy nông nghiệp và đặc điểm của động cơ?
Ngày dạy:... Tiết 49+50+51
THỰC HÀNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONGI. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biêt cách vận hành và bảo dưỡng một số loại động cơ đốt trong.
2. Kỹ năng:
Vận hành và bảo dưỡng được một loại động cơ hoặc một bộ phận của động cơ đốt trong.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
Một số loại động cơ hoặc một số bộ phận của động cơ đốt trong; các dụng cụ giúp bảo hành và bảo dưỡng động cơ
2. Học sinh:
- Nghiên cứu sách giáo khoa trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách vận hành động cơ đốt trong (tiết 49)
GV: Trước khi vận hành động cơ ta cần chuẩn bị những gì?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách vận hành động cơ đốt trong
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Tại sao khi vận hành động cơ lại phải tăng tốc độ và tải trọng cảu động cơ
1. Chuẩn bị
- Kiểm tra động cơ và các thiết bị lắp trên động cơ
- Quan sát động cơ xem có rò rỉ nước, nhiên liệu, dâu bôi trơn ...
- Kiểm tra mức nước, dầu bôi trơn, nhiên liệu và các thông số báo trên đồng hồ.
- Chuẩn bị dụng cụ khởi động
2. Vận hành
- Khởi động động cơ
GV: Khi động cơ làm việc, cần thường xuyên quan sát, nghe tiếng nổ của động cơ để kịp thời phát hiện các sự cố của động cơ để đưa ra biện pháp sử lý
- Khi động cơ hoạt động bình thường thì tăng tốc từ từ.
- Cho động cơ kéo máy công tác cần tăng tải trọng từ từ.
- Khi động cơ làm việc cần quan sát sự làm việc của động cơ để kịp thời phát hiện và sử lý các sự cố.
- Trước khi tắt động cơ cần giảm từ từ tải trọng và tốc độ; quan sát phía ngoài động cơ.
- Thu dọn nơi làm việc
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách bảo dưỡng động cơ đốt trong (tiết 50).
GV: Tại sao cần bảo dưỡng động cơ? HS: Thảo luận, trả lời
GV: Có các loại bảo dưỡng nào? HS: Trả lời
GV: Bảo dưỡng động cơ ta cần làm những công việc gì?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Hướng dẫn học sinh cách bảo dưỡng động cơ và bảo dưỡng kỹ thuật một bộ phận của động cơ.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ