Kết quả điều tra phân bố cỏ Striga lutea Lour.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố, ký chủ, sinh học vμ biện pháp phòng trừ cỏ ma ký sinh (striga lutea lour ) ở việt nam (Trang 42 - 47)

4.2.1. Tình hình phân bố của cỏ Striga lutea Lour.

Kết quả điều tra cỏ S. lutea tại 12 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh và Lâm Đồng đ−ợc trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tình hình phân bố của cỏ Striga lutea Lour. tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

Tỉnh (Thành phố)

Địa điểm điều tra, phát hiện Năm điều tra

Màu sắc hoa Mật độ tb (cây/m2)

Bắc Ninh Việt Đoàn-Tiên Du 2000 vàng 7,20

Hà Nội Thôn D−ợc Th−ợng-Tiến D−ợc-Sóc Sơn 2000-2003 vàng 11,80 Quảng Tiến- Sóc Sơn 2000-2003 vàng 17,00

Phù Linh-Sóc Sơn 2000-2003 vàng 5,80

Hà Tây Thôn 9-Hạ Bằng-Thạch Thất 1999-2000 vàng 16,00 Thôn 6-Thạch Hoà-Thạch Thất 1999-2004 vàng 16,60 Thôn 8-Thạch Hoà-Thạch Thất 1999-2004 vàng 98,40 Thôn 9-Thạch Hoà-Thạch Thất 1999-2004 vàng, đỏ cam 112,40 Thị trấn Xuân Mai-Ch−ơng Mỹ 2000-2004 vàng 20,60 Cổ Đông- Thị xã Sơn Tây 2000-2004 vàng 17,40 Nông tr−ờng Ba Vì-Ba Vì 2000-2004 vàng 150,60 Viện điều d−ỡng ngành xây dựng-Ba Vì 2000-2004 vàng 75,60 Hoà Bình Tiến Xuân-L−ơng Sơn 2004 vàng 17,80 Ninh Bình Yên Bình-Thị xã Tam Điệp 2004 vàng 6,80 Lạng Sơn Bản Khuổi Tẳng-Mẫu Sơn-Lộc Bình 1999-2000 vàng, đỏ cam 13,20 Tr−ờng tiểu học Mẫu Sơn-Lộc Bình 2003 vàng 5,60 Trạm thu phí khu du lịch Mẫu Sơn 2003 đỏ da cam 5,80 Quảng Thôn 2-Quảng Long-Quảng Hà 1999 vàng, đỏ tía 22,00 Ninh Nông tr−ờng chè đ−ờng hoa-Quảng Hà 1999 vàng 4,80 Thôn 2-Đ−ờng Hoa-Quảng Hà 1999 vàng 7,60 Cây số 218 quốc lộ 18A-Tiên Yên 1999 vàng 5,00

Qua điều tra chúng tôi đã phát hiện thấy cỏ S. lutea tại 21 địa điểm thuộc 7 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Trong đó, ở Hà Tây có 7 địa điểm thuộc các huyện Ba Vì, Ch−ơng Mỹ, Thạch Thất và Sơn Tây; ở Quảng Ninh có 4 địa điểm thuộc 2 huyện Quảng Hà và Tiên Yên; ở Hà Nội có 3 địa điểm thuộc huyện Sóc Sơn; Tại Lạng Sơn có 3 địa điểm thuộc huyện Lộc Bình; ở Bắc Ninh có 1 địa điểm thuộc huyện Tiên Du; ở Hoà Bình đã phát hiện thấy cỏ

Striga lutea tại 1 địa điểm thuộc huyện L−ơng Sơn; và ở Ninh Bình đã phát hiện thấy cỏ này tại 1 địa điểm thuộc thị xã Tam Điệp. Chúng tôi ch−a phát hiện thấy loài cỏ này tại các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Đà Lạt (Lâm Đồng) và Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ các địa điểm điều tra thấy cỏ Striga lutea chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Thời gian xuất hiện cỏ Striga lutea ở ngoài tự nhiên: Cỏ Striga lutea

bắt đầu xuất hiện vào khoảng giữa tháng 4 (th−ờng sau đợt m−a đầu mùa) và tàn lụi hết vào khoảng cuối tháng 11 hàng năm. Thời gian ra hoa rộ nhất vào tháng 7 đến trung tuần tháng 8.

Mật độ: Mật độ cỏ Striga lutea ở các địa điểm khác nhau là khác nhau, biến động từ 4,80 cây/1 m2 đến 150,60 cây/1 m2. Trong các địa điểm phát hiện thấy cỏ Striga lutea thì mật độ cỏ ở các địa điểm thuộc 2 huyện Thạch Thất và Ba vì là khá cao, trung bình từ 16,00 cây/1 m2 (thôn 9-xã Hạ Bằng) đến 150,60 cây/1 m2 (Nông tr−ờng Ba Vì); các nơi khác cỏ mọc rải rác, mật độ trung bình từ 4,8 cây/1 m2 (Nông tr−ờng chè đ−ờng hoa-Quảng Sơn) đến 22,0 cây/1 m2 (Thôn 2-Quảng Long).

Màu sắc hoa: Hoa cỏ Striga lutea ở các địa điểm điều tra có nhiều màu sắc khác nhau: màu vàng, màu đỏ tía, màu đỏ da cam; trong đó phổ biến nhất là hoa màu vàng, xuất hiện ở hầu hết các điểm điều tra. Đồng thời trong cùng 1 điểm điều tra, quần thể cỏ Striga lutea có nhiều màu hoa: Hoa màu

vàng và vàng da cam cùng xuất hiện ở Bản Khuổi Tẳng-Mẫu Sơn-Lộc Bình- Lạng Sơn; Hoa màu vàng và màu đỏ tía cùng xuất hiện ở thôn 2-Quảng Long-Quảng Hà-Quảng Ninh. Những đặc điểm này rất giống với các kết quả điều tra cỏ Striga lutea ở các n−ớc: ấn Độ, In-đô-nê-xia, My-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi,... Tuy nhiên, chúng tôi ch−a phát hiện thấy cỏ

Striga lutea có hoa màu trắng nh− ở Arabia (châu Phi), ấn Độ, My-an-ma (châu á) và hoa màu xanh nh− ở miền trung Namibia (châu Phi) [14], [21], [32], [43], [47], [49], [51], [55], [56].

So sánh kết quả điều tra về đặc điểm cỏ Striga lutea ngoài tự nhiên giữa các năm (2000-2004) chúng tôi thấy không có gì khác.

4.2.2. Đặc điểm địa hình ở những nơi xuất hiện cỏ Striga lutea Lour.

Kết quả điều tra nghiên cứu về đặc điểm đất đai ở những nơi xuất hiện cỏ Striga lutea đ−ợc thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.1.

Hình 4.1: Địa điểm phát hiện thấy cỏ Striga lutea Lour. tại Bản khuổi tẳng-Mẫu Sơn-Lạng Sơn

Bảng 4.2: Đặc điểm đất đai nơi phát hiện thấy cỏ Striga lutea Lour. Độ cao so với mực n−ớc biển Số điểm phát hiện thấy cỏ Striga lutea (điểm) Đặc điểm địa hình Độ pH Hàm l−ợng mùn (%) Hàm l−ợng đạm tổng số (%) d−ới 100 m 18 Bãi cỏ hoang hay

chân đồi trồng bạch đàn, keo tai t−ợng, long não; đất dốc thoải, khô cằn, có nhiều sỏi và th−ờng có sim mua. 4,00-5,00 2,13-4,06 0,03-0,15 100-500 m 1 Bãi cỏ hoang, dốc thoải, có nhiều sim

mua, đất khô cằn

4,30 0,55 0,09

500-800 m 1 Bãi cỏ hoang, dốc thoải, có nhiều sim

mua

4,00 1,25 0,09

Trên 800 m 1 Bãi cỏ hoang, đất dốc và khô cằn, có cây

sim mua

3,90 3,10 0,16

Từ bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét:

Cỏ Striga lutea xuất hiện phổ biến ở độ cao d−ới 100 m so với mực n−ớc biển (số nơi phát hiện thấy cỏ Striga lutea ở độ cao d−ới 100 m chiếm 90,48%)

Hầu hết những địa điểm phát hiện thấy cỏ Striga lutea là những bãi cỏ hoang hay những chân đồi trồng cây công nghiệp (nh− bạch đàn, keo tai t−ợng, long não,...), th−ờng có sim mua, địa hình hơi dốc (theo số liệu thống kê của Viện điều tra qui hoạch và thiết kế-Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 1980 thì độ dốc ở các địa điểm phát hiện thấy cỏ Striga lutea tại các huyện, thị xã: Ba Vì, Thạch Thất, Sơn Tây và Sóc Sơn là từ trên 00 đến 250), tráng nắng, đất cằn cỗi có pha cát sỏi.

Kết quả phân tích đất tại những nơi phát hiện thấy cỏ Striga lutea cho thấy loài cỏ này th−ờng xuất hiện ở những nơi đất chua, pH = 3,9-5,6 (chua vừa tới chua nhiều), nghèo mùn và các chất dinh d−ỡng khác: Hàm l−ợng mùn từ 0,55% đến 4,06% (ở mức từ rất nghèo đến trung bình); hàm l−ợng đạm tổng số từ 0,034% đến 0,168% (ở mức nghèo đến trung bình).

Nh− vậy, cỏ S. lutea chỉ xuất hiện ở những chân đất thoát n−ớc nhanh, đất chua và nghèo dinh d−ỡng (chủ yếu là l−ợng đạm nitơ thấp). Kết quả này phù hợp với các tài liệu đã công bố của CABI (2003) [21], FAO (1986) [32], LeRoy G. Holm (1977) [51].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố, ký chủ, sinh học vμ biện pháp phòng trừ cỏ ma ký sinh (striga lutea lour ) ở việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)