Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh tr−ởng, phát triển của cỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố, ký chủ, sinh học vμ biện pháp phòng trừ cỏ ma ký sinh (striga lutea lour ) ở việt nam (Trang 58 - 66)

Striga lutea Lour.

Chúng tôi đã thu thập cây cỏ S. lutea còn rất nhỏ cùng với cỏ ký chủ của cỏ Striga lutea trong tự nhiên về trồng cách ly trong nhà l−ới, trên đất đã khử trùng để theo dõi và đo đếm một số chỉ tiêu sinh tr−ởng-phát triển. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tình hình sinh tr−ởng, phát triển của cỏ Striga lutea Lour.

Ngày theo dõi sau trồng

Chiều cao cây trung bình (cm) Số lá trung bình/cây (lá) Số hoa trung bình/cây (hoa) Số quả trung bình/cây (quả)

Giai đoạn sinh tr−ởng 1 Cây rất nhỏ 7 0,27 ± 0,02 2,43 ± 0,19 Cây 2-3 lá 14 1,19 ± 0,09 4,87 ± 0,36 Cây 4-6 lá 21 1,87 ± 0,13 6,27 ± 0,16 Cây 6-7 lá 28 2,64 ± 0,17 7,47 ± 0,34 Cây 7-8 lá 35 3,20 ± 0,19 8,60 ± 0,39 0,83 ± 0,79 Bắt đầu ra hoa 42 3,73 ± 0,22 9,23 ± 0,47 1,63 ± 1,19 49 4,27 ± 0,26 10,33 ± 0,65 2,87 ± 1,20 0,83 ± 0,83 Bắt đầu ra quả 56 5,07 ± 0,35 11,43 ± 0,78 3,60 ± 1,19 1,50 ± 1,17 63 5,90 ± 0,41 12,70 ± 0,79 3,77 ± 0,94 2,63 ± 1,19 Qủa bắt đầu chín 70 6,10 ± 0,46 14,10 ± 0,80 3,97 ± 0,72 3,43 ± 1,04 77 7,83 ± 0,53 15,73 ± 0,98 4,03 ± 0,77 3,70 ± 0,95 84 8,81 ± 0,59 17,53 ± 1,11 4,14 ± 0,69 3,90 ± 0,76 91 9,53 ± 0,71 19,00 ± 1,36 4,14 ± 0,27 3,96 ± 0,81 Tàn lụi

Qua theo dõi quá trình sinh tr−ởng-phát triển của cây cỏ Striga lutea

chúng tôi nhận thấy:

Thời gian từ khi cây con nhú lên khỏi mặt đất đến khi tàn lụi khoảng 91 ngày. Theo LeRoy G. Holm (1977) [51] thì thời gian từ khi hạt cỏ Striga lutea

nảy mầm và bám vào rễ cây ký chủ tới khi mọc lên khỏi mặt đất là 3-8 tuần (21-56 ngày). Nh− vậy cỏ Striga lutea là cây dài ngày, vòng đời của loài cỏ này khoảng 112-147 ngày (4-5 tháng).

Nhìn chung cây cỏ thấp, chiều cao cây trung bình = 9,53 ± 0,71 cm, số lá trung bình/cây = 19,00 ± 1,36 lá.

Sau khi nhú lên khỏi mặt đất khoảng 35 ngày thì cây bắt đầu ra hoa (số hoa trung bình/cây = 0,83 ± 0,79 hoa), khi đó chiều cao cây trung bình là 3,20 ± 0,19 cm và số lá trung bình/cây = 8,60 ± 0,39 lá

Sau ra hoa khoảng 2 tuần thì cây bắt đầu ra quả (số quả trung bình/cây là 0,83 ± 0,83 quả) và sau đó 2 tuần thì quả bắt đầu chín. Lúc này cây cỏ

Striga lutea có chiều cao trung bình = 5,90 ± 0,41 cm và số lá trung bình trên cây = 12,70 ± 0,79 lá.

Cây có số hoa trung bình/cây = 4,14 ± 0,27 (hoa/cây) với tỷ lệ hoa hữu hiệu khá cao, đạt số quả trung bình/cây = 3,96 ± 0,81 (quả/cây) chiếm 96% tổng số hoa trên cây. Số hạt trung bình/quả = 187,80 ± 12,08 (hạt/quả)

Sau khi quả trên cây chín thì cây bắt đầu già đi và héo lụi dần từng phần. Cỏ Striga lutea tàn lụi hết sau khoảng 91 ngày (khoảng 3 tháng) sau khi cây nhú lên khỏi mặt đất, lúc này các hạt trong quả đã phát tán hết (khi quả chín thì vỏ quả nứt và mở ra làm 2 mảnh).

Kết quả điều tra cây cỏ S. lutea ở ngoài tự nhiên và đo đếm trong nhà l−ới cho chúng tôi thấy các chỉ tiêu sinh tr−ởng, phát triển của chúng khác

nhau không đáng kể. So sánh kết quả này với số liệu của LeRoy G. Holm (1977) và các tác giả khác [14], [15], [21], [34], [47], [49], [51], [59] chúng tôi thấy chỉ tiêu về chiều cao cây và số l−ợng hạt trung bình trên cây thu đ−ợc ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với ở Nam Phi và một số n−ớc khác (chiều cao cây 15-45 cm, cây có số hạt là 5.000-50.000 hạt/cây thậm chí tới 500.000 hạt/cây).

4.3.4. nh hởng của chất kích thích tự nhiên tới tỷ lệ nảy mầm của hạt

cỏ Striga lutea Lour.

Trong tự nhiên, hạt cỏ Striga lutea chỉ nảy mầm đ−ợc khi có chất kích thích nảy mầm tiết ra từ rễ cây ký chủ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thí nghiệm làm nảy mầm hạt cỏ Striga lutea bằng chất tiết ra từ rễ các giống ngô, cao l−ơng và lúa n−ơng đ−ợc trồng phổ biến ở n−ớc ta.

4.3.4.1. ảnh h−ởng của chất tiết từ rễ ngô (Zea mays) tới tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ Striga lutea Lour.

Kết quả thí nghiệm làm nảy mầm hạt cỏ Striga lutea bằng chất tiết từ rễ ngô thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: ảnh h−ởng của chất tiết từ rễ ngô (Zea mays) tới tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ Striga lutea Lour.

Công thức T.N

Tỷ lệ nảy mầm (%) ở các ngày sau xử lý

(giống) 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ngô tẻ Mai Lĩnh 20,00 24,34 28,67 33,00 39,00 41,17 42,84 43,00 43,00 b Ngô nếp Mai Lĩnh 21,20 22,17 27,00 33,50 39,67 42,50 42,83 43,33 43,33 b Ngô lai LVN10 20,33 23,33 26,84 36,00 40,84 42,67 43,50 44,17 44,17 b N−ớc cất 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 a

Qua bảng 4.5 chúng tôi có nhận xét: Cả 3 giống ngô thí nghiệm đều có khả năng làm nảy mầm hạt cỏ Striga lutea nh− nhau (mức b). Chỉ sau 7 ngày để ẩm trong tủ ấm ở nhiệt độ 30 0C hạt cỏ Striga lutea đã nảy mầm và đạt tỷ lệ 20,00-21,20%. Tỷ lệ nảy mầm cao nhất là sau 15 ngày, đạt 43,00-44,17%, sau đó hạt không tiếp tục nảy mầm nữa.

4.3.4.2. ảnh h−ởng của chất tiết từ rễ cao l−ơng (Sorghum bicolor) tới tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ Striga lutea Lour.

Song song thí nghiệm với các giống ngô, chúng tôi cũng tiến hành thử khả năng nảy mầm của hạt Striga lutea bằng chất tiết từ rễ của một số giống cao l−ơng đ−ợc trồng ở n−ớc ta. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: ảnh h−ởng của chất tiết từ rễ cao l−ơng (Sorghum bicolor) tới tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ Striga lutea Lour.

Công thức T.N

Tỷ lệ nảy mầm (%) ở các ngày sau xử lý

(giống) 7 8 9 10 11 12 13 14 15 KU 439 34,00 37,00 41,50 44,67 46,67 46,67 46,67 46,67 46,67 f KU 804 8,67 9,00 9,50 9,50 9,50 9,50 9,50 9,50 9,50 e KU 257 6,67 7,33 7,33 7,50 7,50 7,67 7,67 7,67 7,67 d CLT 3 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 a PURCSV 7 1,83 2,17 2,50 2,67 2,83 2,83 2,83 2,83 2,83 b UPCAS 1 4,00 4,67 5,33 5,50 5,50 5,50 5,50 5,50 5,50 c N−ớc cất 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 a

Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy khả năng làm nảy mầm hạt cỏ Striga lutea của các giống cao l−ơng khác nhau là khác nhau. Giống KU-439 có

khả năng làm nảy mầm hạt cỏ Striga lutea cao nhất (mức f), đạt từ 34,00% tới 46,67% sau 7-15 ngày để ẩm ở nhiệt độ 30 0C. Các giống KU-804, KU- 257, PURCSV-7 và UPCAS-1 cũng có khả năng làm nảy mầm hạt cỏ Striga lutea nh−ng đạt tỷ lệ nảy mầm rất thấp, từ 2,83% đến 9,50% sau 15 ngày để ẩm ở 30 0C. Giống CLT3 không có khả năng kích thích hạt cỏ Striga lutea nảy mầm. Nh− vậy, các giống cao l−ơng khác nhau có khả năng làm nảy mầm hạt cỏ Striga lutea là khác nhau.

4.3.4.3. ảnh h−ởng của chất tiết từ rễ lúa n−ơng (Oryza sativa) tới tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ Striga lutea Lour.

Chúng tôi đã dùng 4 giống lúa n−ơng th−ờng trồng ở các vùng cao ở phía Bắc n−ớc ta để thí nghiệm làm nảy mầm hạt Striga lutea, đó là các giống: Pencang, Tẻ đỏ, Bào thai n−ơng và Pemúa. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: ảnh h−ởng của chất tiết từ rễ lúa n−ơng (Oryza sativa) tới tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ Striga lutea Lour.

Công thức T.N

Tỷ lệ nảy mầm (%) ở các ngày sau xử lý

(giống) 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Pencang 11,83 12,67 13,83 14,34 14,34 14,50 14,50 14,50 14,50 d Tẻ đỏ 9,67 10,50 11,00 11,33 11,50 12,00 12,00 12,00 12,00 c Bào thai n−ơng 3,33 3,50 4,00 4,33 4,84 4,84 4,84 4,84 4,84 b Pemúa 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 a N−ớc cất 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 a

Từ kết quả bảng 4.7 chúng tôi có nhận xét: Nhìn chung chất tiết từ rễ các giống lúa n−ơng có khả năng làm nảy mầm hạt cỏ Striga lutea nh−ng rất thấp so với ngô và cao l−ơng. Chất tiết từ rễ của giống lúa Pencang làm hạt cỏ nảy mầm đạt tỷ lệ cao nhất, đạt 14,50% (mức d), chất tiết từ rễ của giống lúa Tẻ đỏ làm hạt cỏ S. lutea nảy mầm đạt 12,00% (mức c) và chất tiết từ rễ của giống lúa Bào thai n−ơng làm hạt cỏ S. lutea nảy mầm đạt 4,84% (sau 15 ngày để ẩm ở 300C). Giống lúa Pemúa không có khả năng làm nảy mầm hạt cỏ này.

Nh− vậy, hạt cỏ S. lutea không tự nảy mầm nếu không có chất kích thích nảy mầm. Qua thí nghiệm, chúng tôi thấy chất tiết từ rễ của một số giống ngô, cao l−ơng và lúa n−ơng đang đ−ợc trồng phổ biến ở n−ớc ta có khả năng làm nảy mầm hạt cỏ S. lutea (Hình 4.16, 4.17). Tuy nhiên, chất tiết từ rễ của các giống khác nhau thì có khả năng làm nảy mầm hạt loài cỏ này ở mức độ khác nhau: Chất tiết từ rễ của giống ngô tẻ Mai Lĩnh, ngô nếp Mai Lĩnh, ngô lai LVN10 và giống cao l−ơng KU-439 có khả năng làm nảy mầm hạt cỏ

S. lutea cao nhất, đạt tỷ lệ 43,00%-46,67%. So sánh với tỷ lệ nảy mầm của chúng trong tự nhiên thì tỷ lệ nảy mầm là khá cao, theo tài liệu của LeRoy G. Holm (1977) [51] cho thấy trong tự nhiên chỉ có khoảng 5% hạt cỏ S. lutea

có thể nảy mầm đ−ợc sau khi hạt chín, còn 95% hạt sẽ rơi vào trạng thái ngủ nghỉ. Nh−ng so sánh với kết quả thí nghiệm của một số tác giả n−ớc ngoài thì tỷ lệ này là thấp (kết quả thí nghiệm của a.I.Hsiao et al. (1981) [39], [40] chỉ ra rằng tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ S. lutea bằng chất tiết từ rễ ngô đạt tới 80-95%; tỷ lệ nảy mầm hạt cỏ S. lutea bằng chất tiết từ rễ cao l−ơng đạt 59%). Theo chúng tôi sự khác nhau đó có thể là do yếu tố giống của cây ký chủ vì thực tế ở n−ớc ta chúng tôi ch−a phát hiện thấy loài cỏ này ký sinh trên ngô. Chất tiết từ rễ của một số giống cao l−ơng nh−: KU-804, KU-257, PURCSV-7, UPCASS-1 và một số giống lúa n−ơng: Pencang, Tẻ đỏ và Bào thai n−ơng

cũng có khả năng làm nảy mầm hạt cỏ S. lutea nh−ng rất thấp, đạt 2,83%-14,50% (sau 15 ngày để ẩm ở nhiệt độ 30 0C). (Đồ thị 1)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Ngày kiểm tra sau xử lý (ngày)

Ngô tẻ Mai Lĩnh Ngô nếp Mai Lĩnh Ngô lai LVN10

KU-439 KU-804 KU-257

PURCSV-7 UPCAS-1 Pencang

Tẻ đỏ Bào thai n−ơng

Đồ thị 1: ảnh h−ởng của chất tiết từ rễ của một số giống ngô, cao l−ơng và lúa n−ơng đến tỷ lệ nảy mầm của cỏ Striga lutea Lour.

Hình 4.16: Hạt cỏ Striga lutea Lour. nảy mầm nhờ chất tiết từ rễ của giống ngô lai LVN 10, ở nhiệt độ 30 0C

Hình 4.17: Hạt cỏ Striga lutea Lour. nảy mầm nhờ chất tiết từ rễ của giống cao l−ơng KU-439, ở nhiệt độ 30 0C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố, ký chủ, sinh học vμ biện pháp phòng trừ cỏ ma ký sinh (striga lutea lour ) ở việt nam (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)