Kết quả nghiên cứu ký chủ của cỏ Striga lutea Lour.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố, ký chủ, sinh học vμ biện pháp phòng trừ cỏ ma ký sinh (striga lutea lour ) ở việt nam (Trang 53 - 58)

Qua điều tra phát hiện cỏ Striga lutea tại 21 địa điểm thuộc 7 tỉnh, thành phố chúng tôi thấy ký chủ của loài cỏ này là các loài cỏ dại thuộc họ Poaceae thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Ký chủ của cỏ Striga lutea Lour.

Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Nơi phát hiện Cỏ lông may Chrysopogon aciculatus

(Retz.) Trin.

Poaceae Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh Cỏ bông nâu Eragrostis zeylanica

Nees et Mey

Poaceae Hà Nội (Xã Tiến D−ợc), Hà Tây (Xã Thạch Hoà và Xuân Mai) Cỏ lông s−ơng Ischeamum indicum L. Poaceae Lạng Sơn (Mẫu Sơn)

Cỏ lá tre Paspalum conjugatum

Berg.

Poaceae Hà Nội (Xã Phù Linh), Ninh Bình (Xã Yên Bình)

Cỏ trứng ếch Paspalum orbiculare G. Forster

Poaceae Bắc Ninh, Hà Nội (Xã Quảng Tiến), Hà Tây (Xã Thạch Hoà, nông tr−ờng Ba Vì, viện điều d−ỡng), Lạng Sơn, Quảng Ninh Cỏ mía Rottboellia exaltata

Linn.f.

Poaceae Lạng Sơn (Bản Khuổi Tẳng)

Kết quả ở bảng trên cho thấy có 6 loài cỏ thông th−ờng thuộc họ Poaceae (Hình 4.10, 4.11, 4.12, 4.13, 4.14, và 4.15) là ký chủ của cỏ Striga lutea, đó là: Cỏ lông may (Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.), cỏ bông nâu (Eragrostis zeylanica Nees et Mey), cỏ lông s−ơng (Ischeamum indicum

L.), cỏ lá tre (Paspalum conjugatum Berg.), cỏ trứng ếch (Paspalum orbiculare G. Forster) và cỏ mía (Rottboellia exaltata Linn.f.) (Kết quả định loại theo khoá phân loại của Lê Khả Kế (1969) [4], Phạm Hoàng Hộ (1991) [2] và Ernst Họfliger, Basel & Hildemar Scholz, Berlin (1980) [30], [31]; sau đó, đ−ợc xác nhận của chuyên gia phân loại thực vật học D−ơng Thiên T−ớc, tr−ờng Đại học Nông nghiệp I). Trong đó, cỏ Striga lutea ký sinh trên cỏ lông

may (Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.) là phổ biến ở các địa điểm điều tra.

Ch−a phát hiện thấy cây trồng bị cỏ Striga lutea ký sinh. Thực tế điều tra cho thấy tại các địa điểm phát hiện thấy cỏ Striga lutea là những bãi hoang hay những chân đồi không trồng cây nông nghiệp đặc biệt là ngô, lúa cạn và cao l−ơng (ký chủ thích hợp của loài cỏ này). Do đó, có thể đây là một trong các yếu tố không thuận lợi cho chúng ký sinh trên cây trồng vì theo kết quả nghiên cứu của D.K. Berner et al. năm 1991-1992 [19] thì loài cỏ này phát tán do lẫn trên hạt cây trồng là chủ yếu, phát tán nhờ gió tối đa ở độ cao 2 m và khoảng cách 12 m.

Song song với việc điều tra ngoài đồng ruộng, chúng tôi b−ớc đầu thử lây nhiễm hạt cỏ S. lutea vào ngô và cao l−ơng theo ph−ơng pháp của A.M.A. Ismail và M. Obeid (1976) nh− sau: Trộn 500 hạt cỏ S. lutea với 300 gam đất đã hấp khử trùng và cho vào chậu có đ−ờng kính 15 cm; sau đó gieo 3 hạt ngô hoặc cao l−ơng vào chậu, khi cây mọc lên khỏi mặt đất thì tỉa để lại 1 cây/chậu. Mỗi thí nghiệm nhắc lại 3 lần. Theo dõi thí nghiệm trên sau 2-3 tháng chúng tôi ch−a thấy cỏ S. lutea mọc. Có thể những giống ngô và cao l−ơng chúng tôi đ−a vào thí nghiệm không thích hợp cho cỏ S. lutea ký sinh. Vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Ký chủ của cỏ Striga lutea Lour.

Hình 4.10: Cỏ lông may (Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.)

Ký chủ của cỏ Striga lutea Lour.

Hình 4.12: Cỏ lông s−ơng (Ischeamum indicum L.)

Ký chủ của cỏ Striga lutea Lour.

Hình 4.14: Cỏ lá tre (Paspalum conjugatum Berg.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố, ký chủ, sinh học vμ biện pháp phòng trừ cỏ ma ký sinh (striga lutea lour ) ở việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)