2.Sử dung từ ngữ để tái hiện biểu tợng con chim và con cá

Một phần của tài liệu Biểu tượng một số loài vật trong thơ nôm nguyễn trãi và trong ca dao người việt (Trang 52 - 57)

2.1. Trong Quốc âm thi tập

Thể hiện hình ảnh con chim trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi sử dụng một số từ có tính ớc lệ, tợng trng… Nh từ con chim ác xuất hiện hai lần trong 2 câu thơ: ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc (Trần tình – bài 1) và Cây khi ác lặn rớc chim về (Tự thán – bài 19). Từ ác (con chim quạ) trong cả hai câu đó đều chỉ mặt trời. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng xuất hiện từ “ác” nh là một - ớc lệ để nói mặt trời, diễn tả sự chuyển vận của thời gian: Trải bao thỏ lặn, ác tà.

SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 43E4 - Văn trang 52

K

hóa luận tốt nghiệp

Có một số câu trong Quốc âm thi tập ngôn ngữ biểu đạt có nguồn gốc từ kho tàng tục ngữ, ca dao hoặc trong các điển tích. Tiêu biểu nh các câu có nói tới loài chim: Hòn đất hầu lăm mất cái chim (Bảo kính cảnh giới – bài 13) và

én từ nẻo lạc nhà Vơng Tạ ( Mạn thuật - bài 12). Trong câu thứ nhất, hình ảnh con chim có liên quan tới câu tục ngữ: ăn cớp cơm chim. Trong các câu khác chỉ các trạng thái hoạt động của con chim nh đã trình bày ở mục 1, chơng III, một số từ ngữ đợc tác giả dùng cũng ít nhiều gợi lên các câu tục ngữ, các thành ngữ có liên quan tới loài vật này: Chim khôn lựa nhánh, lựa cành; Đất lành chim đậu, Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.v.v

Trong các câu thơ có sự xuất hiện hình ảnh con chim và con cá ở Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã dùng một số cụm từ có kết cấu nh thành ngữ (một loại từ đặc biệt thờng đợc dùng trong thơ, văn): Cá lội, chim về, chim bay, cá nhảy, Lồng chim ao cá.vv… Cụm từ Chim bay, cá nhảy, Lồng chim, ao cá gợi cho chúng ta nhớ tới các thành ngữ: Chim sa, cá nhảy; Cá chậu chim lồng.

Thành ngữ Cá chậu chim lồng chúng ta đã từng bắt gặp trong câu ca dao:

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thủa nào ra

(Bài: Trèo lên cây bởi hái hoa)

Việc sử dụng các từ ngữ ít nhiều có liên quan tới các câu tục ngữ, các thành ngữ dùng hình ảnh con chim, con cá để biểu đạt làm cho thơ Nôm của Nguyễn Trãi trở nên gần gủi với nhân dân. Tái hiện hai loài vật này với t cách là các biểu tợng, Nguyễn Trãi đã học lối nói của nhân dân, lối cảm và lối nghĩ của ngời bình dân.

Ngoài ra, trong “Quốc âm thi tập”, tác giả còn sử dụng hai từ Hán Việt đi liền với nhau trong câu thơ chữ Nôm. Đó là từ “Viên” (con vợn) và từ “Hạc” (một loài chim). Sự kết hợp hai từ này đợc dùng trong bốn câu thơ:

- Viên hạc đã quen bạn dật dân.

(Thuật hứng - bài 15)

SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 43E4 - Văn trang 53

K

hóa luận tốt nghiệp

- Viên hạc chăng hờn lại những thơng.

(Tự thán – bài 1)

- Mừng cùng viên hạc quen lòng thắm.

(Tự thán – bài 39)

- Rủ viên hạc xin phờng giải tục

( Tự thuật – bài 8 )

Sự kết hợp hai từ “Viên” và “Hạc” vừa gợi lên sắc thái trang trọng cho biểu tợng con chim vừa góp phần tái hiện cảnh núi rừng hoang dã, cổ xa. Đặc biệt, Nguyễn Trãi đã dành hẳn một bài để bộc lộ cảm xúc đối với con hạc (bài: Lão Hạc). Trong bài thơ này, từ ngữ miêu tả có sự kết hợp giữa hai lớp từ thuần Việt và Hán Việt:

Ngẫm hay thế sự nhẹ bằng lông

ăn uống chẳng nài bỗng vệ công Lầu nguyệt đã quen tiên thổi địch Non xuân từng bạn khách ăn thông.

Trong 4 câu đầu của bài Chim hạc già đó, các từ: thế sự, vệ công, lầu nguyệt, địch, non xuân là từ Hán Việt. Các từ còn lại chủ yếu là thuần Việt (chúng tôi nói chủ yếu bởi vì việc xác định một số từ là Việt hay Hán, cho đến nay vẫn đang tranh luận). Việc sử dụng hai lớp từ kết hợp nh vậy làm cho biểu t- ợng con chim hạc vừa trang trọng vừa bình dị, vừa thanh cao vừa gần gủi. Đây là bài thơ ngụ ý sâu xa. Tác giả dùng biểu tợng con hạc để nói tới vẻ đẹp của ngời quân tử, trong đó có bản thân ông. Con hạc này tuy đã già nhng vẫn có cốt cách thanh cao, vẫn còn trí khí, ngạo nghễ với lũ ngời thấp hèn, có cuộc sống bó buộc:

Nghìn dặm trời dầu đủng đỉnh Kham cời anh vũ mặc chng lông.

( Lão hạc)

SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 43E4 - Văn trang 54

K

hóa luận tốt nghiệp

Tóm lại, ngôn ngữ biểu đạt hình ảnh con chim và con cá trong thơ Nôm Nguyễn Trãi vừa bình dị, mộc mạc nh lối nói của thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vừa trang nghiêm, cổ kính, giàu tính ớc lệ nh ngôn ngữ trong thơ ca bác học thời trung đại.

2.2. Trong ca dao

Nằm trong khuôn khổ đặc điểm ngôn ngữ của ca dao đã đợc Nguyễn Xuân Kính dành hẳn một chơng trong cuốn Thi pháp Văn học dân gian để trình bày, từ ngữ đợc sử dụng để tái hiện biểu tợng con chim và con cá, nhất là con cò, con bống trong thể loại này đều mộc mạc, bình dị, gần gủi với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tác giả dân gian khi miêu tả con cò, con chim quyên cũng nh con bống với các bài đã dẫn ra ở trên đều sử dụng phần lớn các từ thuần Việt. Tiêu biểu nh bài: Con cò mà đi ăn đêm. Tuy bài ca dao này, cũng có một số bài từ Hán Việt nh “ông”, “tôi”.v.v…nhng không đáng kể. Hình ảnh con cá bống trong ca dao sở dĩ rất thân thơng, gần gủi đợc là do nó đợc tái hiện bằng từ ngữ trong cuộc sống thờng ngày, bằng lời ru của mẹ: Cái bống bang, bống bình, đi lấy sòng cho mẹ đổ khoai.v.v…

Do đợc sáng tác bằng phơng thức truyền miệng và đều là sản phẩm của tập thể cho nên ngôn ngữ ca dao nói chung, ngôn ngữ miêu tả con chim, con cá nói riêng thờng có dị bản. Chẳng hạn, trong bài Con cò mà đi ăn đêm, có hai dị bản: “mà” và “mày” ở câu mở đầu; “xáo” và “xào” ở hai câu cuối.

Hình ảnh con cá với các tên gọi cụ thể đợc nói tới trong các câu ca có cùng khuôn mẫu: Muốn ăn cơm trắng, cá thèn; Muốn ăn cá thửng băm hành.

Sự thay đổi tên các loài cá đa vào khuôn chung cũng tao nên các dị bản trong ca dao, chính đặc điểm này làm cho hình ảnh con chim và con cá trong nhiều bài ca dao vừa cụ thể (qua tên gọi) vừa chung chung, cứ trở đi trở lại.

Đúng nh Nguyễn Xuân Kính đã khái quát: “Ngôn ngữ ca dao có sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ ca với ngôn ngữ đời thờng” [3-tr 76]. Từ ngữ đợc dùng để tái hiện hình ảnh con chim và con cá trong ca dao cũng giàu tính gợi hình, gợi cảm và đậm sắc thái đời thờng. Các từ có tính khẩu ngữ đợc dùng rất tự nhiên: SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 43E4 - Văn trang 55

K

hóa luận tốt nghiệp

Nh từ “mà” trong câu Con cò mà đi ăn đêm, sự xuất hiện của từ “mà” làm cho câu thơ không chắt lọc, giống nh câu văn xuôi. Ngay cả các câu tả con cá bống gắn với từ “là” làm cho câu thơ nh lời nói thông thờng, mộc mạc: Cái bống là cái bống bang, là cái bống bình. v.v…

Ngay cách diễn tả con chim quyên cũng có những câu nh là câu văn xuôi, không có sự trau chuốt: Con chim quyên nó đậu dựa cành dâu; Con chim quyên xa bạn nó kêu lia v.v… Từ “nó” trong hai câu ca đó có vẻ nh thừa, có tính khẩu ngữ.

Nh vậy, ngôn ngữ để tái hiện biểu tợng con chim và con cả trong ca dao ngời Việt có đặc điểm chung trong ngôn ngữ của thể loại này. Đó là ngôn ngữ vừa giàu sắc thái biểu cảm vừa rất đời thờng; phần lí lẽ từ thuần Việt và sử dụng từ thờng trùng lặp. Các đặc điểm đó làm cho ngôn ngữ trong ca dao khi đợc dùng để miêu tả con chim và con cá có sự khác biệt so với thơ Nôm Nguyễn Trãi. Cũng dùng nghệ thuật ngôn từ để tái hiện biểu tợng con chim và con cá, nếu nh trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi chủ yếu là nằm trong khuôn khổ của thơ ca trung đại (trong đó có sự cách tân) thì ở ca dao lại nằm trong khuôn khổ của văn học dân gian.

SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh- Lớp 43E4 - Văn trang 56

K

hóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Biểu tượng một số loài vật trong thơ nôm nguyễn trãi và trong ca dao người việt (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w