Giới thiệu hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu Bình diện ngữ nghĩa của văn bản và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 4 5 thông qua hệ thống bài tập (Trang 35 - 37)

Trong chơng này chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 4, lớp 5 xem xét từ góc độ các thành phần nội dung của văn bản:

Hệ thống bài tập gồm 2 nhóm bài tập: nhóm bài tập xác định nội dung sự vật trong văn bản và nhóm bài tập xác định nội dung liên cá nhân của văn bản.

Nhóm 1: Nhóm bài tập bài tập xác định nội dung miêu tả hay còn gọi là nội dung sự vật trong văn bản: Nhóm bài tập này yêu cầu học sinh làm rõ những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và về chính bản thân con ngời đợc tác giả nói đến trong văn bản.

Nhóm bài tập này đợc chúng tôi chia thành hai dạng bài tập bao gồm:

- Dạng 1: Dạng bài tập xác định nội dung miêu tả mang ý nghĩa vật chất của văn bản. ở dạng bài tập này chúng tôi phân thành hai kiểu bài tập sau:

+ Kiểu bài phát hiện, nhận diện các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa vật chất của văn bản. kiểu bài tập này yêu cầu tính làm việc độc lập của học sinh cha cao. Học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa vật chất của văn bản. Lệnh của bài tập thờng là gạch chân, tìm, liệt kê…

+ Kiểu bài giải thích, cắt nghĩa từ ngữ, câu, đoạn, chi tiết mang ý nghĩa vật chất của văn bản. Những bài tập thuộc nhóm này yêu cầu học sinh phải có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hoá và suy ý để rút ra đợc các ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản (hoặc tác phẩm).

- Dạng 2: Dạng bài tập xác định nội dung miêu tả mang ý nghĩa tinh thần của văn bản. ở dạng này chúng tôi cũng phân thành hai kiểu bài tập: + Kiểu bài phát hiện, nhận diện các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa tinh thần của văn bản.

+ Kiểu bài giải thích, cắt nghĩa từ ngữ, câu, đoạn, chi tiết mang ý nghĩa tinh thần của văn bản.

Nhóm 2: Nhóm bài tập xác định nội dung liên cá nhân của văn bản.

Nhóm bài tập này yêu cầu học sinh làm rõ những nội dung thông tin về những cảm xúc, tình cảm, thái độ của ngời viết đối với đối tợng, sự việc đợc đề cập đến, đối với ngời tham gia hoạt động giao tiếp.

Nhóm bài tập này đợc chúng tôi chia thành hai dạng bài tập bao gồm:

- Dạng 1: Dạng bài tập làm rõ thái độ, tình cảm của tác giả.

Dạng bài tập này yêu cầu tính làm việc độc lập của học sinh tơng đối cao. Để chỉ ra và làm rõ đợc ý nghĩa của các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết nói lên thái độ, tình cảm của tác giả trớc hết học sinh phải nắm đợc thái độ, tinh thần chung mà tác giả thể hiện trong văn bản, học sinh biết phát hiện, nêu ra đợc nhận xét, bình giá của mình về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

Dạng bài tập này chúng tôi chia thành 2 kiểu bài tập:

+ Kiểu bài tập phát hiện, nhận diện các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết bộc lộ thái độ tình cảm của tác giả đối với đối tợng đợc nói đến trong bài. Kiểu bài tập này thờng có các câu hỏi nh: Những từ ngữ, câu, hình ảnh nào bộc lộ cảm xúc gì của tác giả? hay Những tình cảm, thái độ này của tác giả đợc bộc lộ trong những chi tiết, hình ảnh nào?...

+ Kiểu bài giải thích, cắt nghĩa từ ngữ, câu, đoạn, chi tiết nhằm làm rõ tình cảm, thái độ của tác giả đối với đối tợng đợc nói đến trong bài. Kiểu bài tập này thờng có các câu hỏi nh: Cảm xúc, tình cảm của tác giả đợc bộc lộ qua các chi tiết, hình ảnh nh thế nào? Bài này đợc viết với thái độ, tình cảm ra sao? Câu nói này của tác giả nhằm bộc lộ thái độ, tình cảm gì?…

- Dạng 2: Dạng bài tập thể hiện mong muốn của tác giả về hành động đối với ngời đọc.

Đây là dạng bài tập đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của học sinh cao nhất. Dạng bài tập này nhằm làm rõ đích tác động của văn bản, hớng học sinh rút ra những bài học bổ ích sau khi đọc văn bản, biết liên hệ với bản thân mình để có thái độ, hành động, tình cảm đúng đắn. Yêu cầu của bài tập thờng là: Câu chuyện này khuyên em điều gì? Qua bài tập đọc này tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta điều gì? Em học tập đợc điều gì sau khi học bài tập đọc này?...

Một phần của tài liệu Bình diện ngữ nghĩa của văn bản và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 4 5 thông qua hệ thống bài tập (Trang 35 - 37)