Một số nhận xét.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cuộc khủng hoảng hạt nhân ở iran trong những năm đầu thế kỷ XXI (2002 2006 (Trang 45 - 57)

Tính đặc thù trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran. ở đây chúng ta sẽ liên hệ với vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên. Chúng ta cần phải nhận rõ một điều là vì sao Bắc Triều Tiên cần phát triển kỹ thuật hạt nhân, thậm chí là cả vũ khí hạt nhân.

Bắc Triều Tiên là một nức nhỏ, thiếu năng lợng, kinh tế khó khăn. Quan hệ giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên luôn luôn căng thẳng. Hơn nữa Bắc Triều Tiên còn lo ngại sẽ bị Mỹ tấn công bằng vũ lực. Trong tình hình đó nếu không khai thông quan hệ với Mỹ thì chủ trơng mở cửa đối ngoại của Bắc Triều Tiên sẽ khó có thể thành công. Chính phủ Bắc Triều Tiên muốn dùng vũ khí hạt nhân nh một con bài để buộc Mỹ phải chú ý đến sự tồn tại của họ.

Khác với Bắc Triều Tiên vấn đề hạt nhân của Iran phức tạp hơn. Iran tuyên bố có quyền sử dụng và phát triển năng lợng hạt nhân vào mục đích hòa bình, hơn nữa quyền này đợc cả Mỹ và châu Âu thừa nhận. Tuy thế Iran là nớc sản xuất và xuất khẩu dầu trên thế giới và không thiếu năng lợng. Nói cách khác chơng trình hạt nhân của Iran là để thực hiên quyền lợi chứ không do cần thiết. Do vậy mà thái độ của Mỹ đối với Iran cứng rắn hơn nhiều. Dù xem xét từ mục đích chiến lợc kiểm soát nguồn dầu mỏ ở Trung Đông hay yêu cầu chiến lợc "Dân chủ hóa đại Trung Đông" thì Mỹ đều coi Iran là cái gai trong mắt .

Vấn đề hạt nhân của Iran đã cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng của hệ thống quốc tế trong việc hạn chế khả năng phổ biến vũ khí hạt nhân của các quốc gia vi phạm NPT. Cụ thể là ấn Độ, Bắc Triều Tiên lên tiếng "giễu cợt " các chuẩn mực của quốc tế mà không bị trừng phạt. Việc Iran vi phạm hiệp ớc NPT cũng góp phần chỉ rõ sự vô hiệu hóa của bản hiệp ớc này. Hơn nữa những tác động hạn chế của nhiều hình thức cấm vận khác nhau của cộng đồng quốc tế đã cho thấy tơng lai của hiệp ớc NPT đang bị đe dọa.

3.2.2. Triển vọng về vấn đề hạt nhân ở Iran.

Chơng trình hạt nhân của Iran đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng thu hút sự quan tâm của d luận Quốc tế. Cuộc khủng hoảng quanh chơng trình hạt nhân của

Iran tởng chừng đã có lúc lắng dịu thì năm 2006 nó lại bùng lên một cách mạnh mẽ, có nguy cơ biến thành cuộc đối đầu mới giữa Quốc gia Hồi giáo Aral này với các Quốc gia phơng Tây đó là Mỹ. Tranh cãi giữa phơng Tây và Iran đang nóng lên từng ngày, sau khi Mỹ và các nứơc phơng Tây cáo buộc Têheran đang bí mật sản xuất trở lại các thiết bị làm giàu Uranium có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, cho đây là sự vi phạm nghiêm trọng các thoả thuận đạt đợc giữa hai bên về vấn đề hạt nhân của Iran. Chẳng phải vừa, Iran cũng đáp lại rằng chính phơng Tây mới là ngời vi phạm các thỏa thuận song phơng khi không chịu thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã cam kết, trong đó nổi bật là việc cung cấp công nghệ hạt nhân dùng cho việc phát điện.

Dù có lúc thăng, lúc trầm khác nhau nhng cha khi nào chiếc ngòi nổ đợc tháo ra khỏi cuộc khủng hoảng quanh vấn đề hạt nhân của Iran kể từ khi nó bùng phát cách đây 3 năm. Nhìn chung động thái của Iran trong năm 2006 tỏ ra vẫn hết sức cứng rắn. Cũng từ năm 2006 LHQ đã ra nghị quyết trừng phạt Iran nhng không đề cập đển biện pháp quân sự. Cho dù chính quyền Bush vẫn cao giọng nhng hiện nay Mỹ vẫn có rất ít sự lựa chọn đối với chính sách Iran. Trong năm 2006 Mỹ đã không áp dụng biện pháp quân sự đối với Iran sở dĩ nh vậy.

Thứ nhất, hiện nay Mỹ đang sa lầy vào vũng bùn Iraq, gặp khó khăn trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Và tình hình an ninh khó đợc xác định sau chiến tranh Iraq cũng cảnh báo Mỹ rằng việc thiết lập một chính quyền mới khó khăn hơn nhiều so với việc lật đổ một chính quyền.

Thứ hai, thực lực của Iran mạnh hơn nhiều so với Iraq. Iran không chỉ là nớc đông dân (diện tích lảnh thổ khoảng 1650000 km gấp 4 lần so với Iraq, dân số gấp hơn 3 lần so với Iraq) tinh thần dân tộc và tôn giáo mãnh liệt (trên 2/3 dân số là ngời Ba T, trên 90% dân số theo dòng Shiite) và thực lực quân sự hơn hẳn Iraq, có khả năng chống lại sự kiềm chế của nớc ngoài khá mạnh. Vậy mà đã 4 năm sau khi tiến hành chiến tranh Iraq Mỹ vẫn cha đạt đợc 1 kết quả gì, thậm chí còn sa lầy ở Iraq, khiến cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Quốc Hội vào tháng 11-2006 Đảng cộng hoà của Bush đã bị thất bại trớc Đảng dân chủ.

Thứ ba, nguy cơ an ninh mà Iran tạo ra vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ, thêm vào đó nội bộ Mỹ hiện đã có sự thay đổi: bớt đơn phơng hơn trong các hành động của mình.

Thứ t, bản thân thế giới và khu vực hiện nay đã khác so với 3 năm trớc khi Mỹ tiến hành chiến tranh Iraq. Hiện nay, ngoài Israel không một nớc nào hi vọng lại xảy ra một cuộc đại chiến ở Trung Đông, nguyên tắc của các nớc Châu Âu là lợi dụng con đờng ngoại giao để giải quyết khủng hoảng. Cũng cần nhận thấy rằng Iran có sức ảnh hởng lớn ở Iraq, Apganixtan, thúc đẩy tiến trình hoà bình Trung Đông, vẫn còn phải hợp tác với I ran. Thêm vào đó Iran còn án ngữ eo biển Hormuz, con đờng vận chuyển dầu quốc tế quan trọng nhất. Bởi vậy tấn công Iran có nghĩa là đe doạ A rập Xê út, Cô oét, tơng đơng với đe doạ dầu mỏ Trung Đông.

Chính dựa trên bối cảnh và cách đánh giá này, chính quyền Bush đã buộc phải điều chỉnh chính sách đối với Iran. Nhng việc điều chỉnh chính sách lần này của Mỹ phần nhiều là điều bất đắc dĩ, là một chuyển biến mang tính sách lợc. Mỹ và Iran thù địch đã lâu nên không dễ dàng hoá giải, huống hồ trong chiến lợc Trung Đông của Mỹ, Iran là một mục tiêu chủ yếu để cải tạo dân chủ cũng là một mắt xích quan trọng của kế hoạch “Đại Trung Đông”. Trừ khi nội bộ Iran có những thay đổi cơ bản, nếu không Mỹ sẽ không từ bỏ mục tiêu chính sách cải tạo Iran, thậm chí là thay đổi chính quyền nớc này.

Hiện nay, vấn đề hạt nhân Iran vẫn đang bế tắc và e rằng khó có thê giải quyết trong thời gian ngắn, tạm thời vẫn cha tới mức xung đột, nhng có khả năng vấn đề này sẽ còn kéo dài.

Nhân tố trực tiếp ảnh hởng tới triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân I ran trong tơng lai vẫn là Mỹ. Dự đoán khả năng trong năm tới:

Thứ nhất: Mỹ sẽ tiếp tục dùng sức ép của LHQ, cộng đồng Quốc tế, tăng cờng các biện pháp cấm vận buộc Iran từ bỏ chơng trình hạt nhân của mình. Biện pháp này hiện nay Mỹ đang thực hiện và có thể vẫn tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Thứ hai là áp dụng các biện pháp cấm vận tăng cờng và sử dụng các biện pháp quân sự hạn chế: công kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Biện pháp này sẽ đợc thực hiện nếu biện pháp thứ nhất không đạt đợc hiệu quả.

Thứ ba là giải pháp Iraq không bị loại trừ, tức là sử dụng biện pháp quân sự. Tuy nhiên giải pháp này là rất hạn chế. Giải pháp này chỉ đợc thực hiện khi mà hai giải pháp trên không mang lại kết quả.

Thực tế càng cho thấy Iraq khác Afghanistan và Iran chắc chắn sẽ khác Iraq. Mỹ đang đứng trứơc sự lựa chọn hết sức khó khăn. Một giải pháp quân sự hoặc trừng phạt kinh tế Iran đều không khôn ngoan và sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn Vì vậy các bên cần hết sức kiềm chế để tìm ra một giải pháp hòa bình thông qua th- ơng lợng ,đảm bảo đợc lợi ích chính đáng của các nớc liên quan và an ninh khu vực.

C. Kết luận

Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran diễn ra trong bối cảnh hết sức phức tạp. "Điểm nóng" Trung Đông dờng nh không có dấu hiệu giảm nhiệt, nguy cơ xung đột, bạo lực vẫn là nét chính của khu vực này. Liệu cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran có leo thang dẫn tới một hành động quân sự?

Chính vì vậy đi tìm giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng về chơng trình hạt nhân Iran đang là một quá trình khó khăn và phức tạp .

Cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran nổ ra có nguyên nhân sâu xa là do chính sách thù địch, của các nớc phơng Tây ,đặc biẹt là Mỹ đối với quốc gia Hồi giáo này.

Thực tế trong gần ba thập kỷ qua, nớc cộng hòa Hồi giáo này đã phải đối mặt với chính sách thù địch, bao vây cấm vận của Mỹ và một số nớc phơng Tây khác, thậm chí cả những hành động chống phá và can thiệp vào quyền tự quyết và độc lập dân tộc.

Sự thù địch đối với Iran cũng đợc một số nớc phơng Tây xử sự và thể hiện trong các cuộc đàm phán song phơng và đa phơng về giải pháp đối với chơng trình hạt nhân của nớc này. Họ cáo buộc Iran làm giàu Uranium lằ nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân, thực hiện âm mu bành trớng. Họ phớt lờ những đề xuất và ý kiến của Têhêran, không tin vào những cam kết của Têhêran, hơn nữa còn chụp cho Iran cái tội ủng hộ và tiếp tay cho các hoạt đông khủng bố khu vực và quốc tế, xếp Iran vào các nớc thù địch, là nớc thuộc "trục ma quỷ ". Trong khi đó các thế lực đế quốc tự cho mình cái quyền đa quân can thiệp và lật đổ chính quyền của các nớc khác, dung túng cho đồng minh phát triển hạt nhân, dùng vũ lực trong quan hệ đối với các nớc và các tổ chức khác, phớt lờ những cuộc thử hạt nhân ở những nơi khác .

Nhìn lại tất cả diễn biến của cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran trong thời gian qua ta thấy mấu chốt của sự bế tắc nằm ở cả hai phía Iran và các nớc phơng Tây do Mỹ cầm đầu có những cái nhìn khác nhau về vấn đề hạt nhân.

Phía Iran khẳng định chơng trình hạt nhân của họ là nhằm mục đích hòa bình và điều này không vi phạm những điều khoản trong hiệp ớc không phổ biến vũ khí hạt nhân NPT mà Iran là một bên tham gia ký kết. Đây là cơ sở pháp lý để Iran kiên quyết bảo vệ quyền đợc phát triển công nghệ hạt nhân của mình. Tuy vậy Iran đã không minh bạch đợc nguồn gốc công nghệ và nguyên liệu. Đồng thời thái độ bảo thủ và cứng rắn của Iran đã dẫn tới sự suy đoán của Mỹ và phơng Tây rằng Iran đang theo đuổi chơng trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên phía Mỹ và phơng Tây lại không đa ra đợc những bằng chứng rõ ràng.

Nh vậy suy cho cùng việc giữ bí mật các hoạt động hạt nhân của Iran có thể hiểu nh một cách bảo vệ chủ quyền của nớc này. Ngợc lại sai lầm lớn nhất của Mỹ và phơng Tây chính là tiêu chuẩn kép trong vấn đề hạt nhân đợc áp dụng cho các quốc gia thù địch với Mỹ, dẫn tới việc bỏ qua chủ quyền của Iran trong vấn đề hạt nhân .

Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran còn bộc lộ rõ sự chia rẽ của cộng đồng quốc trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân, đặc biệt là sự chia rẽ của 5 nớc thờng trực trong HĐBALHQ khi không tìm thấy tiếng noi chung trong vấn đề này. Điều này cũng dễ hiểu vì nó liên quan đến lợi ích cơ bản của mỗi quốc gia.

Mỹ không thể từ bỏ chiến lợc thâu tóm Trung Đông trong khi Nga và Trung Quốc không muốn mất các lợi ích kinh tế với một quốc gia hiện giữ vị trí thứ 4 thế giới về xuất khẩu dầu mỏ nh Iran. Tuy nhiên ,gốc rễ của sự bất đồng này chính là do mục tiêu của mỗi nớc khác nhau .Trong khi các nớc EU cung Nga và Trung Quốc muốn có Iran nh một sự bảo đảm về an ninh năng lợng thì Mỹ vẫn đang chuẩn bị cho một cuộc can thiệp để thay đổi chế độ Têhêran hiên nay - điều mà các nớc cho là nguy cơ đe dọa an ninh toàn cầu. Và một khi mục tiêu của các bên còn khác biệt thì bất đồng sẽ tồn tại và vấn đề hạt nhân của Irran sẽ còn tiếp tục lâm vào bế tắc.

Liệu có tìm đợc giải pháp triệt để cho vấn đề hạt nhân của Iran nói riêng và vấn đề quyền đợc phat triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình của các nớc nói chung khi mà cốt lõi của vấn đề vẫn bị né tránh và sự công bằng trong việc ngăn chặn vũ khí hạt nhân vẫn không đợc tôn trọng?

Dù trừng phạt hay thơng lợng cũng không dễ gì buộc các nớc từ bỏ lợi ích quốc gia của mình trong việc phát triển năng lợng hạt nhân, các biện pháp đó càng không thể chấp nhận khi vẫn tồn tại "những tiêu chuẩn kép" hay chính sách hai mặt khi các nớc lớn một mặt ngăn chặn những quốc gia thù địch phát triển công nghệ hạt nhân, mặt khác lại dung túng cho một số nớc khác sở hữu loại vũ khí hủy diệt này.

Chính vì thế lời giải cho bài toán hạt nhân của Iran còn đang là một thử thách lớn đối với các nớc phơng Tây.

tài liệu tham khảo

[1]. “Căng" và "chùng" quanh vấn đề hạt nhân của Iran. Báo Nhân dân cuối tuần - số ra ngày 22/1/2006.

[2]. Căng thẳng chung quanh vấn đề hạt nhân của Iran. Báo Nhân dân cuối tuần - số ra ngày 19/3/2006.

[3]. Con bài dầu mỏ trong cuộc mặc cả hạt nhân của Iran. Báo Quân đội nhân dân - số ra ngày 9/4/2006.

[4]. Cộng đồng quốc tế lo ngại trớc thái độ cứng rắn của Iran. Thông tấn xã Việt Nam - TLTKĐB 20/1/2006.

[5]. Chơng trình hạt nhân của Iran: Khủng hoảng leo thang. TTXVN -TLTKĐB 10/3/2006.

[6]. Chơng trình hạt nhân của Iran: Toan tính lớn, hiện thực khó khăn.Tuần báo Quốc tế (từ 24/6 đến 30/6/2004).

[7]. Chiêm Tế - Lịch sử thế giới cổ đại, tập 1. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.

[8]. Danh sách các biện pháp trừng phạt Iran đang đợc xem xét. TTXVN- TTKTG.12/10/2006.

[9]. Đại sứ quán Cộng hòa Hồi giáo Iran, ĐHKHXHvà NV Hà Nội, Khoa Đông Phơng học: Iran đất nớc và con ngời. NXB Văn hóa thông tin Hà Nôi 2002.

[10]. Đề xuất cả gói của Liên hợp quốc cho Iran: Vé thông hành một chiều. Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 7/6/2006.

[11]. "Giấu mình chờ thời" - Sách lợc của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Iran. TTXVN - TTKTG 23/3/06.

[12]. Iran dờng nh giành u thế trong cuộc đối đầu hạt nhân. TTXVN -TTK.1909.003.

[13]. Iran đang thách thức sự kiên nhẫn của Mỹ. TTXVN-TLTKĐB 14/4/2006. [14]. Iran chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tơng lai. TTXVN-TDB.0801.004. [15]. Iran -" Đánh" hay "đàm". Báo Quốc tế, số ra ngày 22/2/2006.

[16]. Iran trong cuộc đấu chính trị. Báo Quốc tế, số ra ngày 21/1/2004.

[17]. Iran với chiến tranh hạt nhân căng và chùng. Tuần báo Quốc tế (từ 31/8 đến 5/9/2006)

[18]. Iran thay đổi chính sách đối với vấn đề hạt nhân? Báo An ninh thế giới, số ra ngày 21/1/2007.

[19]. Khủng hoảng hạt nhân Iran tiếp tục leo thang. TTXVN - TLTKĐB 14/3/2006.

[20]. Khủng hoảng hạt nhân Iran: Liệu có dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự? Tuần báo Quốc tế (từ 20/4 đến 26/4/2006).

[21]. Khủng hoảng hạt nhân Iran đã đến miệng hố. Báo Quốc tế, số ra ngày

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cuộc khủng hoảng hạt nhân ở iran trong những năm đầu thế kỷ XXI (2002 2006 (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w