9. Lược sử vấn đề nghiên cứu
2.2.1.1. Biện pháp sử dụng câu hỏi tự luận
Ví dụ 1: Câu hỏi ôn tập chương I – Cá thể và quần thể sinh vật- Nội dung : Khái niệm
quần thể ( Bài 36).
GV tổ chức hoạt động theo các bước sau:
- Bước 1: GV cung cấp câu hỏi cho HS
28
A-Bể cá cảnh B- Bụi tre
C-Trại gà
E- Đàn lợn
D- Tổ ong
Hãy quan sát Hình 2.2 ở trên và cho biết:
+ Trong các hình trên thì hình nào là quần thể sinh vật? Hình nào không phải là quần thể sinh vật? Giải thích?
+ Cho biết thế nào là quần thể sinh vật? Cho 2 ví dụ về quần thể trong tự nhiên mà em biết?
- Bước 2: GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu HS đọc và xác định rõ những yêu cầu của câu hỏi.
+ Yêu cầu HS đọc nội dung của bài, chương có liên quan đến câu hỏi.
+ Yêu cầu HS xác định xem nội dung của bài học có sẵn câu trả lời cho câu hỏi chưa, nếu chưa thì có thể phân tích, tổng hợp, vận dụng những nội dung nào để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Bước 4: GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng và củng cố kiến thức cho HS.
Giáo viên kết luận đáp án:
- Hình B là quần thể tre, hình C là quần thể gà (quần thể nhân tạo), hình D là quần thể ong.
- Hình A ,E và F không phải là quần thể. Vì:
+ Hình A là hình ảnh bể cá cảnh gồm có nhiều loài cá khác nhau.
+ Hình E là hình ảnh một đàn lợn, số lượng cá thể quá ít, thời gian chung sống của các cá thể ngắn do người chăn nuôi sẽ tách lợn con ra để bán, vì vậy đó không phải là quần thể.
+ Hình F là hình ảnh sa mạc, nó có nhiều loài thực vật khác nhau cùng chung sống. - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Quần thể không phải là một nhóm cá thể cùng loài được tập hợp lại một cách ngẫu nhiên, trong một thời gian ngắn, mà là một đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên, có một lịch sử phát triển lâu dài và thích nghi với môi trường sống.
- Ví dụ quần thể trong tự nhiên: Hàng vạn con kiến đất trong tổ, 500 cá rô phi trong ao…
Giáo viên nêu kết luận củng cố kiến thức:
+ Tập hợp một nhóm cá thể cùng loài.
+ Cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định. + Có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
Ngoài ra các cá thể cùng loài trong quần thể gắn bó chặt chẽ với nhau bởi các mối quan hệ sinh thái vá thích nghi với điều kiện môi trường sống.
Ví dụ 2: Câu hỏi ôn tập chương III – Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường -
Nội dung : Hệ sinh thái và các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái ( Bài 42). GV tổ chức hoạt động theo các bước sau:
- Bước 1: GV cung cấp câu hỏi cho HS
Quan sát Hình 2.3 ở trên, kết hợp với kiến thức đã được học hãy cho biết: + Thế nào là hệ sinh thái?
+ Các thành phần cấu trúc nên một hệ sinh thái? Nêu đặc điểm các thành phần đó? + Trong các nhóm sinh vật của quần xã trên thì sinh vật nào có vai trò quan trọng? Vì sao?
- Bước 2: GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu HS đọc và xác định rõ những yêu cầu của câu hỏi.
+ Yêu cầu HS đọc nội dung của bài, chương có liên quan đến câu hỏi.
Hình 2.3. Sơ đồ mối quan hệ giữ các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái
+ Yêu cầu HS xác định xem nội dung của bài học có sẵn câu trả lời cho câu hỏi chưa, nếu chưa thì có thể phân tích, tổng hợp, vận dụng những nội dung nào để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Bước 4: GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng và củng cố kiến thức cho HS.
Giáo viên kết luận đáp án:
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh( nơi sống của quần xã).Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của ngoại cảnh. Nhờ vậy, mà hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Hệ sinh thái gồm 2 thành phần cấu trúc là: + Thành phần vô sinh: là môi trường vật lí.
+ Thành phần hữu sinh: là quần xã sinh vật, chúng được chia thành 3 nhóm sinh vật là sinh vật sản xuất(sinh vật tự dưỡng), sinh vật tiêu thụ ( động vật ăn thực vật và ăn thịt) và sinh vật phân giải( vi sinh vật).
+ Trong các nhóm sinh vật của quần xã trên thì sinh vật sản xuất có vai trò quan trọng nhất, vì: Nhóm sinh vật này chủ yếu là sinh vật tự dưỡng,chúng có khả năng thực hiện quá trình quang hợp để tạo ra nguồn năng lượng đầu tiên cung cấp cho các nhóm sinh vật tiếp sau.
Giáo viên nêu kết luận củng cố kiến thức:
Một hệ sinh thái trong tự nhiên phải đảm bảo 2 thành phần chính là quần xã sinh vật (hữu sinh) và sinh cảnh(vô sinh), các sinh vật trong quần xã phải tác động qua lại lẫn nhau thông qua các mối quan hệ ( chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng) và tác động đồng thời với các thành phần của môi trường sống.
Ví dụ 3: Câu hỏi ôn tập chương III – Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường -
Nội dung : Chu trình cacbon ( Bài 44). GV tổ chức hoạt động theo các bước sau:
- Bước 1: GV cung cấp câu hỏi cho HS.
GV treo tranh hoặc trình chiếu sơ đồ Hình 2.4 "Chu trình cacbon" dạng sơ đồ thiếu. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy điền các từ còn thiếu vào các ô để được sơ đồ hoàn chỉnh.
+ Nếu thiếu cây xanh trong chu trình trên thì sẽ dẫn đến hậu quả sinh thái gì? Từ đó nêu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường xanh trên Trái Đất?
+ Các chất vô cơ tuần hoàn trong hệ sinh thái như thế nào?
31 Sự hóa thạch Thức ăn
Mùn CO2 trong khí quyển
Thức ăn
Nhiên liệu hóa thạch 1 2 3 5 4
- Bước 2: GV hướng dẫn cho học sinh trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu HS đọc và xác định rõ những yêu cầu của câu hỏi.
+ Yêu cầu HS đọc nội dung bài học, chương có liên quan đến câu hỏi.
+ Yêu cầu HS xác định xem nội dung của bài học có sẵn câu trả lời cho câu hỏi chưa, nếu chưa thì có thể phân tích, tổng hợp, vận dụng những nội dung nào để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Bước 4: GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng và củng cố kiến thức cho HS.
Giáo viên kết luận đáp án:
- Chu trình cacbon: 1. Quang hợp, 2. Hô hấp, 3. Xác chết sinh vật, sản phẩm bài tiết, 4. Phân giải , 5. Đốt cháy.
- Nếu thiếu cây xanh sẽ làm cho lượng ôxi trong không khí và lượng chất hữu cơ sản sinh ra bị giảm sút rõ rệt, dẫn tới mất cân bằng ôxi trong không khí, gây ô nhiễm môi trường không khí. Phá hủy nhiều hệ sinh thái tự nhiên.
- Ý nghĩa: bảo vệ cây là bảo vệ "lá phổi xanh" của toàn nhân loại, là bảo vệ "cỗ máy khổng lồ" của thiên nhiên trong việc tạo chất hữu cơ cho sinh giới.
- Các chất vô cơ được sinh vật sản xuất hấp thụ và đồng hoá rồi chuyển cho các nhóm sinh vật tiêu thụ khác, cuối cùng bị phân giải trả lại cho môi trường.
Giáo viên nêu kết luận củng cố kiến thức:
- Một chu trình sinh - địa - hóa gồm có các thành phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước...).
- Những tác động tiêu cực của con người làm tổn hại đến các chu trình sinh - địa - hóa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
Ví dụ 4: Câu hỏi ôn tập chương III – Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường -
Nội dung : Dòng năng lượng trong hệ sinh thái ( Bài 45). GV tổ chức hoạt động theo các bước sau:
- Bước 1: GV cung cấp câu hỏi cho HS.
Dựa vào Hình 2.5 bên dưới kết hợp với kiến thức đã học các em hãy: + Cho biết ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái? + Mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái đồng cỏ đó?
+ Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 mắt xích)?
- Bước 2: GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu HS đọc và xác định rõ những yêu cầu của câu hỏi.
+ Yêu cầu HS đọc nội dung của bài, chương có liên quan đến câu hỏi.
+ Yêu cầu HS xác định xem nội dung của bài học có sẵn câu trả lời cho câu hỏi chưa, nếu chưa thì có thể phân tích, tổng hợp, vận dụng những nội dung nào để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Bước 4: GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng và củng cố kiến thức cho HS.
Giáo viên kết luận đáp án:
Hình 2.5. Sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong một hệ sinh thái đồng cỏ
- Vai trò của ánh sáng mặt trời đối với hệ sinh thái: Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều
sống nhờ vào nguồn năng lượng mặt trời. Thực vật (sinh vật sản xuất) thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp. Một phần năng lượng tích tụ trong sinh vật sản xuất được động vật ăn thực vật sử dụng và theo trình tự năng lượng được chuyển lên các bậc dinh dưỡng tiếp theo.
- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái trên:
+ Sinh vật sản xuất: năng lượng tạo ra thông qua quá trình quang hợp, một phần tiêu hao qua hô hấp, rụng lá cây.
+ Động vật ăn cỏ ( sinh vật tiêu thụ bậc 1): một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp, bài tiết, thải qua phân…
+ Động vật ăn thịt bậc 1 ( sinh vật tiêu thụ bậc 2): một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp, bài tiết, thải qua phân…
+ Động vật ăn thịt bậc 2 ( sinh vật tiêu thụ bậc 3): một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp, bài tiết, thải qua phân…
+ Ở tất cả các bậc dinh dưỡng, các sản phẩm hữu cơ như xác sinh vật chết, lá cây rụng và phân,…được sinh vật phân giải thành các chất vô cơ.
- Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài là do:
+ Một phần năng lượng bị thất thoát dần qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, rơi rụng…ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Chuỗi thức ăn ( hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích lũy càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích, khi vượt quá mức tối thiểu thì không thể tồn tại.
Giáo viên nêu kết luận củng cố kiến thức:
Trong hệ sinh thái, dòng năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn, càng lên bậc cao hơn năng lượng càng giảm do bị thất thoát qua hô hấp,tạo nhiệt, rơi rụng, bài tiết…và chúng được tạo ra từ năng lượng ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp của nhóm sinh vật sản xuất.