9. Lược sử vấn đề nghiên cứu
2.2.1.2. Biện pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Ví dụ 1: Phiếu câu hỏi TNKQ ôn tập chương I – Cá thể và quần thể sinh vật- Nội dung
: Quần thể và các đặc trưng cơ bản của quần thể ( Bài 36,37,38). GV tổ chức hoạt động theo các bước sau:
- Bước 1: GV phát phiếu câu hỏi trắc nghiệm cho HS.
PHIẾU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu
A. theo lứa tuổi của cá thể B. do nguồn thức ăn C. do nhiệt độ môi trường D. do nơi sinh sống Câu 2: Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật là
A. khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một đơn vị thời gian. B. số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. C. phạm vi lãnh thổ mà quần thể có thể mở rộng trong một đơn vị thời gian. D. số lượng cá thể mới sinh của quần thể sống sót trong một đơn vị thời gian. Câu 3: Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là
A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Câu 4: Từ đồ thị dạng chữ S mô tả sự phát triển số lượng cá thể của quần thể trong môi trường bị giới hạn cho thấy
A. ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do kích thước quần thể còn nhỏ. B. ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do kích thước quần thể quá lớn. C. ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do nguồn dinh dưỡng còn hạn chế. D. ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ. Câu 5: Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần thể người?
A. mức sinh sản và tử vong B. thành phần nhóm tuổi C. tỉ lệ giới tính 1:1 D. kinh tế - xã hội. Câu 6: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến kích thước quần thể?
1. Mức độ sinh sản 2. Đặc điểm của loài 3. Thời gian trong năm 4. Đặc điểm môi trường 5. Mức độ tử vong 6. Số cá thể xuất cư 7. Tỉ lệ đực/cái. 8. Số các thể nhập cư.
A. 1,4,5,8 B. 2,3,5,7 C. 1, 5,6,8 D. 2,4,5,7 Câu 7: Hãy chọn những ví dụ phù hợp với mối quan hệ trong quần thể
Mối quan hệ Ví dụ Trả lời
1. Quan hệ hỗ trợ A. cỏ dại với cây trồng 1- 2. Quan hệ cạnh tranh B. phân công trong xã hội loài ong 2-
C. chó sói và báo tranh mồi
D. tôm kí cư sống nhờ trong vỏ ốc E. hiện tượng tự tỉa thưa của cây Câu 8: Trong tháp tuổi của quần thể trẻ có
A. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng với các nhóm tuổi còn lại. C. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. D. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại. Câu 9: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là?
A. diện tích không gian ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. C. thể tích không gian ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
D. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có thể bổ sung thêm sau một mùa sinh sản. Câu 10: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ trống sau:
Quần thể là tập hợp các cá thể...(1)...., cùng sống trong một khoảng ....(2)...xác định, vào một thời gian...(3)...., các các thể trong quần thể có khả năng...(4)....và tạo thành thế hệ mới.
- Bước 2: GV yêu cầu HS đọc kỹ câu hỏi, xác định yêu cầu của câu hỏi, đọc kỹ các
đáp án để chọn đáp án đúng.
- Bước 3: GV gọi HS trả lời, và yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Bước 4: GV thông báo đáp án, giải thích kỹ điểm đúng, sai của mỗi phương án, từ
đó củng cố kiến thức cho HS.
Đáp án:
Câu 1: A; Câu 2: B; Câu 3: D; Câu 4: A; Câu 5: D; Câu 6: C; Câu 7: 1-B và 2-E; Câu 8: A; Câu 9: B; Câu 10: (1)-cùng loài, (2)-không gian, (3)-nhất định, (4)-sinh sản.
Giáo viên kết luận:
- Quần thể sinh vật là các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.Các cá thể trong quần thể có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống.
- Mỗi quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản, là dấu hiệu để phân biệt quần thể này với quần thể khác. Đó là những đặc trưng cơ bản như: tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, phân bố cá thể, mật độ, kích thước và tăng trưởng của quần thể; những đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa quần thể với môi trường sống.
Ví dụ 2: Phiếu câu hỏi TNKQ ôn tập chương II – Quần xã sinh vật - Nội dung : Bài
40,41.
GV tổ chức hoạt động theo các bước sau:
- Bước 1: GV phát phiếu câu hỏi trắc nghiệm cho HS.
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ trống sau:
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của…(1)…qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của…(2)…, từ…(3)…được thay thế lần lượt bởi các…(4)… và cuối cùng thường dẫn tới một…(5)….
Câu 2: Vai trò số lượng của loài trong quần xã được thể hiện ở các tiêu chí
A. tần suất xuất hiện của loài, độ phong phú của loài và loài ưu thế.
B. tần suất xuất hiện của loài, độ phong phú của loài và nhóm loài ngẫu nhiên. C. tần suất xuất hiện của loài, độ phong phú của loài và nhóm loài thứ yếu. D. tần suất xuất hiện của loài, độ phong phú của loài và nhóm loài đặc trưng. Câu 3: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân bên ngoài gây ra diễn thế sinh thái?
A. bão, lụt, cháy rừng.
B. các hoạt động có ý thức của con người. C. hạn hán, động đất.
D. ô nhiễm hoặc các hoạt động vô ý thức của con người.
Câu 4: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn loài kia không có lợi hay có hại gì là mối quan hệ nào?
A. quan hệ cộng sinh B. quan hệ hợp tác C. quan hệ hội sinh D. ức chế-cảm nhiễm Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là:
A. Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh, sự cạnh tranh giữa các loài, con người. B. Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh, của quần xã, của con người.
C. Sự biến đổi của môi trường, biến đổi của quần xã, tác động của con người. D. Số lượng cá thể của một loài trong quần xã bị khống chế ở mức độ nhất định. Câu 6: Ứng dụng thực tiễn của việc nghiên cứu diễn thế là:
A. Nắm được quy luật phát triển của quần xã.
B. Phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng. C. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.
D. Xây dựng kế hoạch dài hạn, nông, lâm, ngư nghiệp. Câu 7: Quần xã sinh vật là
A. tập hợp những cá thể thuộc các loài khác nhau có khả năng hỗ trợ lẫn nhau, chung sống trong một vùng nhất định.
B. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng chung sống trong một không gian và thời gian nhất định.
C. tập hợp các quần thể sinh vật có mối qua hệ hỗ trợ với nhau, cùng chung sống trong thời gian nhất định.
D. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cạnh tranh với nhau trong một không gian nhất định.
Câu 8: Vì sao trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi?
A. vì do sự phân chia nguồn sống. B. vì do sự phân chia khu phân bố. C. vì sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ. D. vì sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ.
Câu 9: Ví dụ nào sau đây là nói về mối quan hệ giữa con mồi-vật ăn thịt A. khuẩn lam sống cùng nhiều loài động vật
B. giun sán trong cơ thể lợn
C. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên đồng ruộng D. thỏ và chó sói sống trong rừng.
Câu 10: Đâu là ví dụ về hiện tượng khống chế sinh học 1. Ong kí sinh diệt loài bọ dừa.
2. Cáo săn thỏ trong rừng.
3. Mèo tiêu diệt chuột trong ruộng lúa. 4. Rệp xám hạn chế số lượng xương rồng bà. 5. Dây tơ hồng gây chết thực vật.
A. 1,2,4 B. 1,2,5 C. 1,3,4 D. 2,4,5
- Bước 2: GV yêu cầu HS đọc kỹ câu hỏi, xác định yêu cầu của câu hỏi, đọc kỹ các đáp
án để chọn đáp án đúng.
- Bước 3: GV gọi HS trả lời, và yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Bước 4: GV thông báo đáp án, giải thích kỹ điểm đúng, sai của mỗi phương án, từ
đó củng cố kiến thức cho HS.
Đáp án:
Câu 1: (1)- quần xã sinh vật, (2)-môi trường, (3)-dạng khởi đầu, (4)-dạng tiếp theo, (5)-quần xã tương đối ổn định; Câu 2: A; Câu 3: D; Câu 4: C; Câu 5: A; Câu 6: D; Câu 7: A; Câu 8: D; Câu 9: B; Câu 10: C.
- Quần xã sinh vật là gồm nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau,cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có quan hệ gắn bó với nhau và thể hiện qua 2 mối quan hệ sinh thái là hỗ trợ và đối kháng.
- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh, tác động con người, sự cạnh tranh giữa các loài. Diễn thế sinh thái là một quá trình có tính định hướng do đó có thể dự đoán được. Vì vậy, việc nghiên cứu diễn thế sinh thái có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Ví dụ 3: Phiếu câu hỏi TNKQ ôn tập chương III – Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ
môi trường - Nội dung : Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái.(Bài 43). GV tổ chức hoạt động theo các bước sau:
- Bước 1: GV phát phiếu câu hỏi trắc nghiệm cho HS.
PHIẾU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Chuỗi thức ăn nào sau đây là sai
A. cây xanh -> chuột -> mèo -> diều hâu B. cây xanh -> chuột -> cú -> diều hâu C. cây xanh -> chuột -> rắn -> diều hâu D. cây xanh -> rắn -> chim -> diều hâu
Câu 2:Tháp hay các dạng tháp luôn có dạng chuẩn (đáy phía dưới luôn lớn hơn đỉnh phía trên) là?
A. tháp sinh khối B. tháp sinh khối và tháp số lượng C. tháp năng lượng D. tháp sinh khối và tháp năng lượng. Câu 3: Lưới thức ăn là gì?
A. lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn mà trong đó mỗi loài sinh vật tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
B. một mạng lưới mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật khác nhau trong một quần xã sinh vật được gọi là lưới thức ăn.
C. nhiều chuỗi thức ăn cùng tồn tại đồng thời trong một quần xã sinh vật trong một sinh cảnh nhất định tạo nên chuỗi thức ăn.
D. các sinh vật trong một quần xã có quan hệ phức tạp với nhau, mỗi loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều quan hệ tạo nên lưới thức ăn.
Câu 4: Cho chuỗi thức ăn sau:
Hãy cho biết Diều hâu trong chuỗi thức ăn trên là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? A. bậc 2 B. bậc 3 C. bậc 4 D. bậc 5
Câu 5: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được thông tin nào sau đây? A. các loài trong chuỗi và lưới thức ăn
B. năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn quần xã. D. quan hệ giữa các loài trong quần xã.
- Bước 2: GV yêu cầu HS đọc kỹ câu hỏi, xác định yêu cầu của câu hỏi, đọc kỹ các đáp
án để chọn đáp án đúng.
- Bước 3: GV gọi HS trả lời, và yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Bước 4: GV thông báo đáp án, giải thích kỹ điểm đúng, sai của mỗi phương án, từ
đó củng cố kiến thức cho HS.
Đáp án: Câu 1: D; Câu 2: C; Câu 3: A; Câu 4: B; Câu 5: C. Giáo viên kết luận:
- Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có qua hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mặt xích của chuỗi. Nếu một loài sinh vật nào đó không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác nhau tạo thành lưới thức ăn. Mỗi loài sinh vật trong lưới thức ăn có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
- Tháp sinh thái gồm 3 loại là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng, trong đó tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn.