9. Lược sử vấn đề nghiên cứu
2.2.2.3. Biện pháp sử dụng biểu bảng
Biện pháp này được sử dụng cho việc tổ chức ôn tập các nội dung sau:
- Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống; Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể; Sự phân bố cá thể của quần thể ( Chương I).
- Khái niệm quần xã sinh vật ( phân biệt với quần thể); Quan hệ các loài trong quần xã; Các loại diễn thế sinh thái ( Chương II).
- Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ( Chương III)……..
Ví dụ 1: Biểu bảng ôn tập chương I– Cá thể và quần thể sinh vật- Nội dung : Sự thích
nghi của sinh vật với ánh sáng ( Bài 35).
GV tổ chức ôn tập, củng cố theo các bước sau:
- Bước 1: GV cung cấp biểu bảng ôn tập cho HS.
Biểu bảng số 1: Sự thích nghi của thực vật với ánh sáng
Nhóm cây Đặc điểm hình thái Ý nghĩa sinh thái Ví dụ Ưa sáng Thân Lá Màu lá Ưa bóng Thân Lá Màu lá
- Bước 2: HS nghiên cứu nội dung có liên quan đến biểu bảng, chọn nội dung phù
hợp.
- Bước 3: HS hoàn thành biểu bảng ôn tập.
- Bước 4: GV bổ sung, kết luận đáp án và củng cố kiến thức.
Đáp án:
Nhóm cây Đặc điểm hình thái Ý nghĩa sinh thái Ví dụ
Ưa sáng
Thân Cao, thẳng Cây vươn lên cao để có nhiều ánh sáng.
Bạch đàn, phi lao, bồ đề…. Lá Nhỏ, xếp nghiêng, có
phiến dày, mô giậu phát triển Hạn chế những tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt làm lá bị đốt nóng. Màu lá Nhạt Hạt lục lạp nằm sâu trong thịt lá, tránh bị đốt. Ưa bóng
Thân Nhỏ, thấp Sống dưới tán cây khác
Gừng, cà phê, cây ráy… Lá To, xếp xen kẻ nhau,
có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu Để nhận được nhiều ánh sáng thực hiện quang hợp. Màu lá Nhạt Hạt lục lạp nằm sát biểu bì lá,nhờ đó lá lấy được nhiều ánh sáng và duy trì quang hợp trong điều kiện chiếu sáng yếu.
Giáo viên kết luận:
Mỗi loài sinh vật có đặc điểm hình thái riêng để thích nghi với những điều kiện khác nhau của môi trường sống.
Ví dụ 2: Biểu bảng ôn tập chương II– Quần xã sinh vật- Nội dung : Các mối quan hệ
sinh thái trong quần xã sinh vật ( Bài 40).
GV tổ chức ôn tập, củng cố theo các bước sau:
- Bước 1: GV cung cấp biểu bảng ôn tập cho HS.
Biểu bảng số 2: Các mối quan hệ sinh thái trong quần xã sinh vật
- Bước 2: HS nghiên cứu nội dung có liên quan đến biểu bảng. - Bước 3: HS hoàn thành biểu bảng ôn tập.
- Bước 4: GV bổ sung, kết luận đáp án và củng cố kiến thức.
Đáp án:
Biểu bảng số 2: Các mối quan hệ sinh thái trong quần xã sinh vật
Ví dụ Mối quan hệ Đặc điểm
Sinh vật này ăn sinh vật khác
Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao gồm: quan hệ giữa động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt và thực vật ăn sâu bọ.
Hội sinh
Hợp tác giữa 2 loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì.
Cộng sinh
Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.
Ức chế - Cảm nhiễm Một sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác.
Giáo viên kết luận:Các loài sinh vật trong quần xã gắn bó chặt chẽ với nhau bằng các
mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng.
+ Các mối quan hệ hỗ trợ gồm cộng sinh, hợp tác và hội sinh. Trong mối quan hệ này các loài sinh vật đều có lợi hoặc ít nhất là không có hại gì.
+ Các mối quan hệ đối kháng gồm cạnh tranh, kí sinh, ức chế-cảm nhiễm và sinh vật này ăn sinh vật khác. Trong mối quan hệ này ít nhất có một loài sinh vật bị hại.
Ví dụ 3: Biểu bảng ôn tập chương II– Quần xã sinh vật- Nội dung : Các loại diễn thế
GV tổ chức ôn tập, củng cố theo các bước sau:
- Bước 1: GV cung cấp biểu bảng ôn tập cho HS.
Biểu bảng số 3: Các loại diễn thế sinh thái
Nội dung Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh Môi trường ban đầu
Xu hướng diễn thế Kết quả diễn thế Ví dụ
- Bước 2: HS nghiên cứu nội dung có liên quan đến biểu bảng. - Bước 3: HS hoàn thành biểu bảng ôn tập.
- Bước 4: GV bổ sung, kết luận đáp án và củng cố kiến thức.
Đáp án:
Biểu bảng số 3: Các loại diễn thế sinh thái
Nội dung Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh Môi trường ban
đầu
Chưa có sinh vật, môi trường trống trơn.
Đã có một quần xã sinh vật từng sống.
Xu hướng diễn thế
Môi trường trống trơn quần xã tiên phong quần xã trung gian quần xã đỉnh cực.
Quần xã ban đầu các quần xã trung gian quần xã bị suy thoái hoặc ổn định. Kết quả diễn thế Hình thành quần xã đỉnh cực. Hình thành quần xã đỉnh cực, phần lớn quần xã bị suy thoái. Ví dụ Diễn thế bắt đầu từ vùng đất mới bồi ở ven sông.
Diễn thế của rừng sau khi bị đốt cháy.
Giáo viên kết luận:
Diễn thế sinh thái gồm hai dạng: diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ môi trường trống trơn cuối cùng hình thành quần xã đỉnh cực. Diễn thế thứ sinh bắt đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật do tác động của ngoại cảnh làm cho quần xã mất đỉnh cực, có thể biến đổi theo hai hướng suy thoái hoặc hình thành quần xã đỉnh cực.
2.2.3. Biện pháp sử dụng bài tập tình huống
Biện pháp này có thể tổ chức ôn tập ở một số nội dung như: Khái niệm quần thể; Biến động số lượng cá thể trong quần thể; Khái niệm quần xã; Khái niệm diễn thế sinh thái; Chuỗi thức ăn; Lưới thức ăn; Tháp sinh thái; Hiệu suất sinh thái….
Ví dụ 1: Tình huống ôn tập chương I – Cá thể và quần thể sinh vật- Nội dung : Khái
niệm quần thể ( Bài 36).
GV tổ chức ôn tập theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống.
- Bước 2: Học sinh có thể tự lực làm việc ở tình huống này. - Bước 3: Giáo viên tổ chức thảo luận cả lớp.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét và kết luận.
Kết luận của giáo viên:
a. Ý kiến cho rằng có thể sử dụng 2 sơ đồ trên để biểu thị quần thể là chưa hợp lí. b. Trong hai sơ đồ trên thì chỉ có sơ đồ 1 được dùng để biểu thị khái niệm quần thể, còn sơ đồ 2 thì không thể,vì:
Các cá thể ở sơ đồ 2 tuy cùng loài nhưng chúng lai chưa thích nghi với nhau nên không thể cùng chung sống trong một khu vực( khoảng không gian) nhất định , cũng không tồn tại cùng nhau theo thời gian và chúng càng không thể xảy ra việc giao phối giữa các các thể để duy trì giống loài. Mặt khác, giữa các cá thể và môi trường không thích nghi nhau thì chúng dần bị tiêu diệt hoặc phải di cư di nơi khác , nên sơ đồ 2 không thể biểu thị cho quần thể.
Tình huống 1 : Có ý kiến cho rằng có thể sử dụng 2 sơ đồ sau để biểu thị quần
thể X X X X X X Môi trường Sơ đồ 1 Môi trường Sơ đồ 2
Chú thích: + X : cá thể + Mũi tên 2 chiều : chỉ sự tương tác. + Mũi tên nét liền : biểu hiện sự thích nghi của nhóm cá thể cùng loài. + Mũi tên nét đút : biểu hiện sự chưa thích nghi của nhóm cá thể cùng loài. a. Hãy nhận xét ý kiến trên.
b. Hãy xác định sơ đồ nào là quần thể? Vì sao? Từ đó em hãy cho biết quần thể sinh vật là gì?
Quần thể sinh vật là:
+ Tập hợp một nhóm cá thể cùng loài.
+ Cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định. + Có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
Các cá thể cùng loài trong quần thể trong quần thể gắn bó chặt chẽ với nhau bởi các mối quan hệ sinh thái vá thích nghi với điều kiện môi trường sống.
Ví dụ 2: Tình huống ôn tập chương I – Cá thể và quần thể sinh vật- Nội dung :
Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể ( Bài 39). GV tổ chức ôn tập theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống.
- Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Với tình huống này học sinh có thể tiến hành thảo luận theo nhóm hay làm việc theo các bạn ngồi chung bàn.
- Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp học. - Bước 4: Giáo viên kết luận.
Kết luận của giáo viên:
a. - Ý kiến trên không chính xác vì có trường hợp quần thể giảm số lượng cá thể dưới mức số lượng cá thể của quần thể ở mức chuẩn nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn thì quần thể vẫn có thể tự điều chỉnh để trở về mức chuẩn. Mặt khác trong lần khảo sát trước , người ta khảo sát đúng vào lúc quần thể đang tăng vượt quá mức chuẩn về số lượng cá thể thì việc giảm số lượng cá thể của quần thể là điều cần thiết cho sự tồn tại của quần thể.
- Sơ đồ biểu diễn sự biến động số lượng cá thể của quần thể trên được vẽ như sau:
60 Số lượng cá thể của quần thể ở mức chuẩn (I) Số lượng cá thể của quần thể ở mức chuẩn (II) Điều chỉnh Điều chỉnh ( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 ) ( 5 ) ( 6 ) ( 7 ) ( 8 )
Tình huống 2: Khi tiến hành khảo sát số lượng cá thể của một quần thể, người ta
thấy số lượng cá thể của quần thể bị giảm so với lần khảo sát trước. Có ý kiến cho rằng như vậy quần thể đang dần dần bị suy thoái, nếu không có tác động tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể tăng số lượng cá thể thì quần thể sẽ bị diệt vong.
a. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Có thể biểu diễn sự biến động số lượng cá thể của quần thể bằng một sơ đồ như thế nào?
b. Nếu con người muốn khai thác nên khai thác quần thể vào thời điểm nào (theo sơ đồ) ?
(1) Quần thể tăng số lượng quá chuẩn do thức ăn, nơi ở, các điều kiện sống phù hợp. (2) Quần thể điều chỉnh để giảm số lượng bằng cách:
- Tăng khả năng cạnh tranh - Giảm tỉ lệ sinh, tăng tỉ lệ chết - Tăng khả năng phát tán.
(3) Quần thể giảm số lượng về mức chuẩn II.
(4) Quần thể giảm số lượng dưới mức chuẩn do khả năng cạnh tranh tăng, thiếu thức ăn, dịch bệnh, thiếu chỗ ở, các điều kiện sinh thái bất lợi.
(5) Quần thể điều chỉnh tăng số lượng cá thể: - Tăng cường quan hệ hỗ trợ
- Tăng tỉ lệ sinh, giảm tỉ lệ chết.
(6) Quần thể tăng số lượng về mức chuẩn.
(7) Quần thể tăng nhanh số lượng cá thể do tác động của con người( tạo điều kiện sống tốt nhất, chăm sóc…)
(8) Quần thể giảm nhanh số lượng cá thể do tác động của con người( đánh bắt quá mức, làm ô nhiễm môi trường sống…)
b. - Nếu con người muốn khai thác phải khai thác ở thời điểm (1) và (7). Tuy nhiên cần có kế hoạch khai thác thật hợp lí.
Ví dụ 3: Tình huống ôn tập chương II – Quần xã sinh vật - Nội dung : Khái niệm diễn
thế sinh thái ( Bài 41).
GV tổ chức ôn tập theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống
Tình huống 3: Có một bạn khái quát quá trình diễn thế sinh thái bằng một sơ đồ
nhưng còn thiếu một số điểm ( chiều mũi tên, các chỗ trống). Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ đó.
Quần xã A Môi trường A
Biến đổi
- Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Với tình huống này học sinh có thể tiến hành thảo luận theo nhóm.
- Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp học. - Bước 4: Giáo viên kết luận.
Kết luận của giáo viên:
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Trong quá trình biến đổi của mình thì quần xã sinh vật cũng làm biến đổi điều kiện tự nhiên của môi trường, hình thành môi trường mới.
- Sơ đồ khái quát quá trình diễn thế sinh thái:
Ví dụ 4: Tình huống ôn tập chương III – Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Nội dung : Lưới thức ăn ( Bài 43).
GV tổ chức ôn tập theo các bước sau:
Môi trường C Quần xã A Quần xã B Quần xã C Môi trường A Môi trường B Biến đổi
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống.
- Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Với tình huống này học sinh có thể tiến hành thảo luận theo nhóm.
- Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp học. - Bước 4: Giáo viên kết luận.
Kết luận của giáo viên:
- Lưới thức ăn trong hệ sinh thái đồng ruộng:
- Qua chuỗi thức ăn trên ta thấy lúa bị giảm năng suất là do sự tác động của các loài thiên địch như sâu ăn lá, chuột. Để nâng cao năng suất lúa nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, những người nông dân có thể thực hiện một số biện pháp sau:
+ Tạo điều kiện thuận lợi để các loài thiên địch của sâu ăn lá, chuột là chim sâu và rắn có thể tăng về mặt số lượng để kìm hãm chúng về mức thấp nhất.
+ Vệ sinh đồng rộng, đặc biệt làm sạch cỏ ở các bờ ruộng để chúng không có chỗ lẫn trốn.
Hình 2.19. Sơ đồ lưới thức ăn đồng ruộng
Lúa Sâu ăn lá Chim sâu Ếch
Chấu chấu
Chuột
Rắn
Tình huống 4: Trong một hệ sinh thái đồng ruộng, người ta thấy nguồn thức ăn sơ
cấp chính là cây lúa, sinh vật tiêu thụ trực tiếp lúa là sâu ăn lá, chuột và châu chấu. Các loài như ếch ,chim sâu xem chấu chấu và sâu ăn lá là nguồn thức ăn chính, trong khi đó nhiều lúc chuột cũng nạp năng lượng cho mình bằng các cá thể thuộc loài lưỡng cư kia. Sinh vật đứng đầu trong hệ sinh thái trên là rắn, nhưng số lượng chúng lại rất ít ỏi.
- Hãy vẽ lưới thức ăn trong hệ thái đồng ruộng trên.
- Do có nguồn thức ăn phong phú nên số lượng các loài thiên địch của lúa tăng rất nhanh làm năng suất lúa giảm đáng kể, những người nông dân đang rất lo lắng. Em hãy đề xuất biện pháp được xem là đơn giản nhất nhằm giúp các nông dân tăng năng suất lúa, nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Dùng các loại bẫy chuột .
+ Trồng các loại cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút được côn trùng như ong, bướm…là các loài có thể tiêu diệt được sâu ăn lá.
Ví dụ 5: Tình huống ôn tập chương III – Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi
trường - Nội dung : Tháp sinh thái ( Bài 43). GV tổ chức ôn tập theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống.
- Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Với tình huống này học sinh có thể tiến hành thảo luận làm việc theo đôi bạn.
- Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp học. - Bước 4: Giáo viên kết luận.
Kết luận của giáo viên:
- Phát biểu của bạn đó là sai, vì: tháp sinh thái có 3 loại là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng. Tuy nhiên trong 3 loại tháp trên chỉ có tháp năng lượng là luôn tồn tại ở dạng chuẩn ( đáy tháp to hơn phần trên đỉnh), tức năng lượng con mồi bao giờ cũng đủ đến dư để nuôi vật tiêu thụ của mình; còn hai loại tháp số lượng và sinh khối