Biện pháp tổ chức ôn tập bằng trò chơi

Một phần của tài liệu Tổ chức các bài ôn tập phần sinh thái học sinh học 12 THPT (Trang 65)

9. Lược sử vấn đề nghiên cứu

2.2.4. Biện pháp tổ chức ôn tập bằng trò chơi

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh thái học, chúng tôi sử dụng "Giải ô chữ" để tổ chức ôn tập các nội dung sau: Khái niệm hệ sinh thái; Khái niệm chuỗi và lưới thức ăn; Khái niệm sinh quyển….

Ví dụ: Ôn tập nội dung khái niệm hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.

GV tổ chức hoạt động theo các bước sau:

- Bước 1: Giáo viên chiếu ô chữ lên màng hình trên bảng.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

- Bước 2: GV chia lớp thành 2 đội và giải thích luật chơi: mỗi đội chọn một ô chữ,

sau khi GV gợi ý mỗi đội sẽ được thảo luận trong 30 giây sau đó đại diện của nhóm trả lời. Nếu đúng GV trình chiếu hoặc mở ô chữ và đội đó được 2 điểm, nếu sai đội còn lại được quyền trả lời nếu đúng sẽ được 1 điểm, nếu sai sẽ không có điểm và tiếp tục chọn

Chó Bọ chết Hình 2.20. Tháp số lượng vật kí sinh- vật chủ Giáp xác Thực vật phù du Cá trích Cá thu

ô chữ tiếp theo. Trong khi giải các ô chữ hàng ngang, đội nào tìm ra được ô chữ hàng dọc (từ chìa khóa) thì được quyền trả lời và sẽ được 5 điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào có số điểm cao hơn sẽ thắng.

- Bước 3: GV hướng dẫn HS cách giải ô chữ:

+ Xác định câu hỏi gợi ý khi đã lựa chọn ô chữ trả lời.

+ Xác định sự tương quan giữa nội dung câu hỏi với số ô chữ lựa chọn.

+ Phân tích, tổng hợp kiến thức có liên quan, thống nhất những ý kiến của đội để đưa ra câu trả lời cuối cùng.

- Bước 4: Tiến hành trò chơi, 2 đội chơi lần lượt thay nhau chọn ô chữ hàng ngang,

GV gợi ý để các đội trả lời.

Gợi ý:

1. Có 7 chữ cái: Trong chuỗi thức ăn thường bắt đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật này chủ yếu thuộc giới?

2. Có 4 chữ cái: Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài dẫn đến thường xuyên đổi mới nên cơ thể là hệ gì?

3. Có 7 chữ cái: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa  sâu  chim  rắn.

Trong chuỗi thức ăn trên Lúa được gọi là sinh vật gì? 4. Có 8 chữ cái: Cho chuỗi thức ăn sau:

Cỏ  cào cào  ếch  rắn  vi sinh vật.

Vi sinh vật trong chuỗi thức ăn trên được gọi là sinh vật gì?

5. Có 6 chữ cái: Tất cả sinh vật ở rừng thông phương Bắc được gọi là gì? 6. Có 8 chữ cái: Môi trường vô sinh của quần xã được gọi là gì?

7. Có 7 chữ cái: Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ  thỏ  chó sói  vi sinh vật.

Thỏ và chó sói trong chuỗi thức ăn trên được gọi là sinh vật gì?

8. Có 10 chữ cái: Trong một hồ nước tự nhiên các loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau tạo thành?

9. Có 10 chữ cái: Đây là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên?

Đáp án: Nội dung ô chữ: 1 T H U C V A T 2 H E M O 3 S A N X U A T 4 P H A N G I A I 5 Q U A N X A 6 S I N H C A N H 7 T I E U T H U 8 L U O I T H U C A N 9 S I N H D I A H O A 10 P H E L I E U

Giáo viên kết luận:

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã, trong đó các sinh vật tác động qua lại với nhau và với các thành phần của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh - địa - hóa. Nhờ đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Hệ sinh thái là hệ động lực mở.

- Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái gồm các thành phần vô sinh (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật).

- Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau.

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh thái học - Sinh học 12, chúng tôi đã xây dựng được các nội dung ôn tập chương theo hướng tích cực hoá nhận thức của học sinh. Ứng với mỗi nhóm kiến thức sẽ có một biện pháp ôn tập, củng cố mang lại hiệu quả cao.

Nhóm kiến thức khái niệm thường sử dụng biện pháp xây dựng sơ đồ, bản đồ khái niệm, bài tập tình huống, trò chơi để ôn tập.

Nhóm kiến thức quy luật thường sử dụng biện pháp giải bài tập,bài tập tình huống, sử dụng phiếu học tập.

Nhóm kiến thức quá trình thường sử dụng phiếu học tập, biện pháp trả lời câu hỏi ôn tập để ôn tập.

Nhóm kiến thức ứng dụng thường sử dụng biện pháp trả lời câu hỏi ôn tập, biện pháp sử dụng trắc nghiệm khách quan để ôn tập.

Với những nội dung được thiết kế theo các biện pháp khác nhau ở trên tuy chưa thật sự đầy đủ hết kiến thức của phần Sinh thái học, tuy nhiên nếu học sinh tiếp cận và ôn tập theo hướng trên thì chúng tôi tin rằng kết quả học tập của các em sẽ được nâng lên đáng kể, từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng của quá trình day học bộ môn.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của các bài ôn tập, củng cố chương đã được thiết kế cũng như các biện pháp được sử dụng trong bài ôn tập chương.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 3 bài:

- Bài 1: Ôn tập chương I, phần Sinh thái học - Sinh học 12. - Bài 2: Ôn tập chương II, phần Sinh thái học - Sinh học 12.

- Bài 3: Ôn tập chương III, phần Sinh thái học - Sinh học 12.

3.3. Phương pháp thực nghiệm3.3.1. Chọn trường thực nghiệm 3.3.1. Chọn trường thực nghiệm

- Chúng tôi chọn 2 trường THPT thuộc Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp để thực nghiệm:

1. Trường THPT Châu Thành I 2. Trường THPT Châu Thành II

- Nhằm thoả mãn những yêu cầu của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ môn Sinh học của các lớp 12 trong những trường được chọn bằng việc xem xét kết quả học tập ở học kỳ I của môn Sinh ở sổ điểm các lớp. Qua khảo sát chúng tôi đã chọn mỗi trường 2 lớp (1 lớp ĐC, 1 lớp TN) có sĩ số gần bằng nhau, có số lượng, trình độ tương đương nhau.

3.3.2. Bố trí thực nghiệm

- Các lớp TN: được tổ chức dạy các bài ôn tập, củng cố do chúng tôi thiết kế.

- Các lớp ĐC: được tổ chức ôn tập theo cách mà giáo viên giảng dạy từ trước đến nay.

- Đối tượng thực nghiệm được chọn như sau:

Trường thực nghiệm Lớp thực nghiệm

Lớp đối

chứng Giáo viên giảng dạy

THPT Châu Thành I 12CB2 (40HS) 12CB4 (39HS) Thái Thị Hồng Nguyệt

THPT Châu Thành II 12CB1(40HS) 12CB2 (41HS) Huỳnh Văn Tiến Lộc - Các lớp TN và ĐC của mỗi trường cùng một giáo viên giảng dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức và hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết ôn tập, củng cố.

3.3.3. Các bước thực nghiệm

- Thực nghiệm được tiến hành ở 2 trường THPT vào học kì II năm học 2011 - 2012 . - Mỗi lớp được chọn tiến hành dạy 3 tiết:

- Sau mỗi bài dạy, kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN và ĐC với cùng một đề kiểm tra trắc nghiệm (10 câu với thời gian 10 phút).

3.4. Kết quả thực nghiệm 3.4.1. Kết quả định lượng

Sau khi các lớp ĐC và TN học xong phần kiến thức thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi đề làm trong thời gian 10 phút và thu được kết quả như sau:

3.4.1.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Châu Thành I

Lần KT Lớp Tổng số bài KT Số học sinh đạt điểm xi 2 3 4 5 6 7 8 9 1 12CB4 ĐC 39 1 2 5 12 9 5 3 2 12CB2 TN 40 0 0 3 6 7 9 8 7 2 12CB4 ĐC 39 1 3 6 9 8 7 3 2 12CB2 TN 40 0 1 3 8 10 6 7 5 3 12CB4 ĐC 39 1 4 4 12 8 5 4 1 12CB2 TN 40 0 1 3 11 9 5 7 4 Tổng hợp ĐC 117 3 9 15 33 25 17 10 5 TN 120 0 2 9 25 26 20 22 16

Sau khi xử lí số liệu Bảng 3.1, kết quả ở 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm ở trường THPT Châu Thành I được trình bày trong bảng 3.2:

Bảng 3.2. Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm xi các bài kiểm tra

Lớp xi

n 2 3 4 5 6 7 8 9

ĐC 117 2.56 7.69 12.82 28.21 21.37 14.54 8.54 4.27

TN 120 0.00 1.67 7.50 20.83 21.67 16.67 18.33 13.33

Từ số liệu ở bảng 3.2, vẽ đồ thị tần suất điểm số của các lần kiểm tra của 2 khối lớp ĐC và TN.

Một phần của tài liệu Tổ chức các bài ôn tập phần sinh thái học sinh học 12 THPT (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w