Tiểu kết chươn g3 89.

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 90 - 117)

Qua khảo sát, phân tích đặc điểm ngôn ngữ của nữ giới thông qua hành động hỏi trong trong truyện ngắn sau 1975, dựa trên những cơ sở lý thuyết được chấp nhận rộng rãi, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

(1) Nữ trí thức và văn nghệ sỹ

Mặc dù với tỉ lệ khảo sát số lượng hành động hỏi không nhiều bằng so cới các tuyến nhân vật khác (76/356 chiếm 21,3%) nhưng đây là tuyến nhân vật thể hiện rõ nhất những thay đổi trong vị thế của nữ giới trong xã hội hiện đại. Vị thế của nhân vật nữ trí thức và văn nghệ sỹ không phải là vị thế “ảo”, “ăn theo” của chồng gắn với chồng như nhân vật nữ trước 1945 mà là do sự nỗ lực của chính bản thân họ

mà có. Thông qua hành vi ngôn ngữ của tuyến nhân vật này, chúng tôi nhận thấy có sự kết hợp giữa nét đẹp ứng xử của người phụ nữ Việt Nam và phẩm chất của người phụ nữ tự tin, năng động trong cuộc sống mới.

(2) Nữ nông dân

Dù xuất thân và luôn gắn bó với làng quê hay có đi xa quê hương để mưu sinh nơi đất khách quê người thì người phụ nữ nông dân luôn có được nét thuần hậu, đảm đang, yêu thương đối với mọi người. Ứng xử ngôn ngữ của tuyến nhân vật này thể hiện rõ nhất phong cách ngôn ngữ truyền thống của người phụ nữ nông dân ngàn đời. Tuy trong lời ăn thường hay được pha trộn với yếu tố tục nhưng qua đó bộc lộ được sự hóm hỉnh cũng như ngôn ngữ mộc mạc, hồn nhiên, chân chất của người nông dân. Truyện ngắn sau 1975 hướng nhiều vào đời sống của nữ thành thị và ít đi những truyện ngắn phản ánh về đời sống nông thôn. Chúng tôi chỉ khảo sát được 41 hành động hỏi trong các tập truyện ngắn nhưng với số lượng thống kê này, vẫn nhận thấy được những nét đặc trưng về ngôn ngữ của tuyến nhân vật nữ nông dân.

(3) Nữ làm nghề tự do

Là tuyến nhân vật có số lượng hành động hỏi khảo sát được lớn nhất 222/356 chiếm 62,4%. Nhân vật nữ làm nghề tự do vốn phong phú về nghề nghiệp nhưng nhìn chung họ có vị thế thấp và không ổn định trong xã hội. Đặc trưng về địa vị như thế nên trong ngôn ngữ của họ thường e dè, hay sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp để bộc lộ ý kiến của mình.

KẾT LUẬN

(1) Thông qua việc phân tích, nhận định, so sánh đối chiếu, chúng tôi rút ra một số đặc điểm giống nhau và khác nhau về đực điểm ngôn ngữ của nhân vật nữ thông qua một hành động ngôn ngữ cụ thể trong truyện ngắn giai đoạn trước 1945 và giai đoạn sau 1975 như sau:

(a) Giống nhau: Nhân vật nữ ở giai đoạn nào, dù tự giác hay không tự giác đều sử dụng hành động hỏi như một phương tiện để thực hiện mục đích, chiến lược giao tiếp của mình. Thông qua hành động hỏi, chúng tôi nhận thấy về đặc điểm

ngôn ngữ nhân vật nữ sau 1975 vẫn có nhiều nét tương đồng với nhân vật nữ trước 1945, đặc biệt là ở tuyến nhân vật nữ nông dân họ vẫn giữ được nét thẳng thắn, thuần phác, ít vòng vo, thể hiện tình yêu thương nồng hậu.

(b) Khác nhau: Thông qua hành động hỏi, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm khác nhau của nhân vật nữ ở hai giai đoạn văn học.

- Vai xã hội của nhân vật nữ trong truyện ngắn trước 1945 thường là ở những vai có địa vị thấp. Đó là những người vợ bị phụ thuộc trong gia đình, là những người làm thuê làm mướn, những người mẹ nghèo khổ lam lũ…Nếu là người có địa vị thì cũng chỉ là địa vị mượn bóng người khác mà có. Trong khi đó, nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 xuất hiện những vai ở vị thế mới và mạnh. Họ là những trí thức, văn nghệ sỹ, người làm chủ kinh tế trong gia đình…Địa vị mà nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 có được là địa vị đích thực, do sự phấn đấu của chính bản thân mà có.

- Chính những thay đổi về vị thế cũng dẫn đến sự thay đổi trong cách sử dụng từ xưng hô của nhân vật nữ sau 1975. Trước đây, với địa vị thấp kém, phụ thuộc, nhân vật nữ thường xưng hô với người đối thoại rất khiêm nhường, khúm núm, sợ sệt như với chồng thì “mình / em”, với người có chức có quyền thì “con, cháu / bà, ông”…Còn với nhân vật nữ sau 1975, khi xưng hô với người đối thoại thường sử dụng các từ xưng hô đối xứng như “anh / em”, “anh, chị / tôi”…

- Nội dung của hành động hỏi mà nhân vật nữ sau 1975 bên cạnh vẫn hướng vào những đề tài quen thuộc, truyền thống của phụ nữ thì nữ giới đã hướng sự quan tâm của mình tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Thậm chí những đề tài trước đây vốn là thế mạnh của nam giới như kinh tế, thể thao, lí luận…thì nay cũng dành được sự để ý của nữ giới. Có những lĩnh vực vốn được xem là kiêng kị, là vấn đề né tránh của phụ nữ như tình dục, tình yêu, giới tính cũng được nhân vật nữ sau 1975 thẳng thắn bộc lộ.

(2) Qua thống kê, phân loại chúng tôi nhận thấy tổng số hành động hỏi đích thực của nữ giới chiếm 39,6%, số hành động hỏi không đích thực là 60,4%. Điều này khác với kết luận của một số nhà nghiên cứu đi trước. Câu hỏi là một phạm trù mang tính phổ quát của việc phân chia câu theo mục đích phát ngôn, nó chiếm một

vai trò quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ, đời sống thực tiễn. Mặt khác, từ đó cung cấp cho ta những cứ liệu để nghiên cứu ngôn ngữ học, cũng như tác phẩm văn chương. Việc đặt một câu hỏi không chỉ đơn thuần theo một công thức có sẵn, mà thông qua đó còn thể hiện những mục đích, chiến lược giao tiếp khác nhau, cũng như thể hiện bản sắc văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng người.

(3) Qua phân tích, đánh giá đặc điểm ngôn ngữ nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975, một lần nữa cho ta thấy nét kế thừa và biến đổi sống động của ngôn ngữ nữ giới trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau. Đồng thời, qua đó ta nhận ra ngôn ngữ, văn hóa ứng xử của người phụ nữ Việt Nam. Theo tìm hiểu thì hoàn cảnh là nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất, dẫn đến phi chuẩn trong tính cách, ngôn ngữ của nhân vật. Dù ở tuyến nhân vật nào, ở địa vị xã hội nào, thì nữ giới vẫn chịu một vị thế thấp, chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới. Vậy chỉ có giải phóng hoàn cảnh mới tạo được môi trường phấn đấu tốt cho nữ giới phát huy, xóa đi sự bất bình đẳng về giới trong mọi lĩnh vực của đời sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo Dục. 2. Đỗ Hữu Châu (1996), Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục. 3. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo Dục.

4. Lê Thị Sao Chi (2001), Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật trong truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, Vinh.

5. Nguyễn Phương Chi (2004), Một số đặc điểm ngôn ngữ - Văn hoá ứng xử

của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh), Luận án

6. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn

ngữ Đông Nam Á, ĐHSP Ngoại Ngữ, Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo Dục.

8. Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.

9. Lê Đông (1991), Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ

nghĩa sử dụng của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.

10.Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.

11.Nguyễn Văn Độ (2004), Tìm hiểu mối liên hệ ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12.Trần Xuân Điệp (2002), Sự kỳ thị giới tính qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng

Việt, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.

13.Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục.

14.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ

Văn học, Nxb Giáo Dục.

15.Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm (1998), Ngữ pháp chức năng, quyển 1, Nxb Giáo Dục.

16.Nguyễn Chí Hoà (1992), Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời

trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.

17.Lương Văn Hy (chủ biên), và nhóm tác giả (2000), Ngôn từ giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18.V.B.Kasevich (1998), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo Dục.

19.Nguyễn Văn Khang (1998), Ứng xử ngôn ngữ trong gia đình người Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

20.Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21.Lê Thành Kim (1998), Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ

22.Đỗ Thu Lan (2006), Tác động của nhân tố giới tính đối với việc sử dụng

ngôn ngữ trong giao tiếp, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội.

23.Hồ Lê (1976), Tìm hiểu nội dung câu hỏi và cách thức thể hiện hỏi trong

tiếng Việt hiện đại, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

24.Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo Dục. 25.Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo Dục. 26.Đỗ Thị Kim Liên (2005), Ngữ dụng học, Nxb Giáo Dục.

27.Phương Lựu (chủ biên), Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1998),

Lí luận văn học, tập 3, Nxb Giáo Dục.

28.Nguyễn Lê Lương (2006), Đặc điểm ngôn ngữ nữ giới qua hành vi hỏi, Luận văn Thạc sỹ, Vinh.

29. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo Dục. 30.Trần Chi Mai (2005), Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến

trong tiếng Anh liên hệ với tiếng Việt, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.

31.Trần Thị Tuyết Nhung (2004), Khảo sát phong cách ngôn ngữ nữ tính qua

hành vi cầu khiến, Luận văn Thạc sỹ, Vinh.

32.Võ Quang Đại (2000), So sánh đối chiếu các kiểu câu hỏi chính danh tiếng

Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa - Ngữ dụng, Luận án Tiến sỹ, Hà

Nội.

33.IU.V.Rozdextvenxki (1997), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo Dục.

34.Edward.Sapir (2000), Ngôn ngữ dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Thành phố Hồ Chí Minh. 35.Nguyễn Đăng Sửu (2002), Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng

Việt, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.

36.Hoàng Phê (chủ biên), và nhóm tác giả (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

37.Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm (2004), Dạy học tiếng Việt Trung học cơ

sở, Nxb Giáo Dục.

38.Trần Ngọc Thêm (1999), Ngữ dụng học và văn hóa - ngôn ngữ học, Tạp chí

39.Phùng Thị Thanh (2000), Phát ngôn hỏi trong hội thoại dạy học ở trường

THPT (qua giờ giảng văn và tiếng Việt), Luận văn Thạc sỹ, Vinh.

40.Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

41.Đoàn Thiện Thuật (1951), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp.

42.Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu trong

tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

43.Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, NXb Văn học.

44.Lê Thị Trang (2000), Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sỹ, Vinh.

45.Lê Anh Xuân (2005), Trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh trong tiếng

Việt, Luận án Tiến sỹ, HN.

46.Lê Thị Hải Yến (2005), Sự kỳ thị giới thể hiện trong ca dao, tục ngữ, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội.

47.Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục.

48.Từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Văn hoá Thông tin.

NGUỒN TƯ LIỆU KHẢO SÁT CỦA LUẬN VĂN

[I]. Nguyễn Hoành Khung (chủ biên), Bùi Hiển, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đức Nam (2004), Truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Giáo Dục.

[II]. Truyện ngắn 05 tác giả nữ (2007), Nxb Văn học.

[IV]. Y Ban (2007), I am đàn bà, Nxb Phụ nữ.

[V]. Y Ban (2007), Đàn bà xấu thì không có quà, Nxb Văn học. [VI]. Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2003), Nxb Văn học.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Các phát ngôn hỏi trong truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945

(Trích từ Truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945, Nguyễn Hoành Khung Chủ biên, NXB Giáo Dục, 2004)

STT Các phát ngôn hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945 Trang

1. Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn? I- 248

2. Thầy quyền làm cái trò gì thế này? I- 38

3. Thầy quyền làm gì tôi thế này? I- 38

5. Cái đĩ đâu rồi? I- 633

6. Ai? I- 37

7. Anh có đi giờ không? I- 42

8. Sao anh lấy đắt thế? Hai hào? I- 42

9. Anh có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không? I- 43

10. Anh chắc có khách chưa? I- 43

11. Anh lại cố kéo tôi giờ nữa, đi thủng thỉnh thế này mà được tiền, chả hơn chạy mửa mật ra ư?

I- 43

12. Chết ! Anh hỏi tiền tôi bây giờ à? I- 44

13. Nhưng chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì tôi biết làm thế nào? I- 44

14. Bây giờ tôi biết làm thế nào? I- 44

15. Nhỡ phải một tối thế này thì chịu vậy, chứ biết làm thế nào? I- 45

16. Sao ông nghĩ vẩn vơ làm vậy? I- 61

17. Thế tại sao cậu lại ngờ cho ông vậy? I- 63

18. Thế rồi lấy gì mà giả? I- 88

19. Thì cụ bảo cháu làm thế nào? I- 91

20. Thế cụ vào với cháu chứ? I- 91

21. Đỏ, ai đánh mày mà mày khóc? I- 101

22. Con Vân ! Cái kéo của tao để đâu rồi thế?... Ơi Tuyết, cái đê với

cuộn chỉ ở hòm mày đã vứt đâu? I- 108

23. Con giai hẳn hoi ! Giống như đúc? I- 114

24. Ai bảo anh đi tin thề? I- 115

25. Anh ngu lắm? I- 115

26. Ừ, thử hỏi, trong một năm nay, tôi có tệ bạc gì với anh không, anh có cho tôi lấy một đồng xu nhỏ nào không?

I- 115 27. Này tôi bảo thật, cái buồng ba chục một tháng này, cái buồng ba chục đồng

ở ngõ Hàng Hành, con sen tôi nuôi cũng tiền lão ấy, anh nghe ra chưa?

I- 115

29. Anh vội tin cô đỡ thế à? I- 116

30. Cái mũi này mà là cái mũi anh à? I- 116

31. Cái mồm này mà là cái mồm anh à? I- 116

32. Hai con mắt này mà là mắt anh à? I- 116

33. Thôi, không phải rườm lời? I- 116

34. Vả lại, anh có chắc đấy là con anh không? I- 116

35. Ừ, anh có chắc không? I- 116

36. Dạ bẩm thế bao giờ bác gái mới về ạ? I- 122 37. Ở nhà trông các em, tao vào nhà ông Bá xem có xin được ít gạo nào không? I- 248 38. Không lẽ ông Bá giàu có thế mà không thí cho mẹ con bác

được bát gạo hay sao?

I- 248

39. Trời ơi ! Sao tôi khổ thế này? I- 249

40. Làm thế nào? I- 251

41. Anh xem bánh này có ngon không? I- 255

42. Kìa anh ăn đi đã chứ? I- 255

43. Nếu hôm nay em không gặp bà Hiếu thì không biết chúng ta làm thế nào nhỉ? I- 255

44. Làm sao thế? I- 255

45. Lại nhịn như mọi hôm, chứ còn làm thế nào nữa, anh Sinh nhỉ? I- 255

46. Cuốn giấy bạc anh chưa đếm à? I- 255

47. Ô hay ! Anh làm sao thế? I- 255

48. May cho con nặc nô ấy làm gì. Để nó làm rách nát ra à? I- 259

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 90 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w