Giới và quan niệm về giới trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 29)

1.3.1. Khái niệm về giới (sex)

Giới tính (Sex), là một thuật ngữ để chỉ sự khác biệt về mặt sinh lí học giữa nam giới và nữ giới. Từ điển tiếng Việt [47, tr.341] cho rằng giới tính chỉ “Đặc điểm cấu tạo cơ thể và của tâm lý làm cho có chỗ khác nhau giữa nam và nữ, giữa giống đực và giống cái”. Sex- chỉ sự khác biệt về mặt thể chất (tức sinh lý học) giữa nam giới và nữ giới “Sự khác biệt này, chủ yếu liên quan đến chức năng tái sản xuất giống nòi và do các yếu tố di truyền tự nhiên (sinh học) quy định” [Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng, 2000, tr.21] Giới tính là thuật ngữ của ngành sinh học nhưng lại liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người trong đó có ngôn ngữ.

Giới (Gender) “Chỉ mối quan hệ xã hội, mối tương quan giữa địa vị xã hội của nam và nữ trong bối cảnh xã hội cụ thể” [dẫn theo 28, tr.16]. Khi nói đến giới là nói đến điều kiện và xã hội qui định, vai trò và hành vi xã hội của mỗi giới không phải là bất biến mà thay đổi khi các điều kiện qui định về chúng thay đổi.

1.3.2. Giới trong ngôn ngữ

Chính vì có sự chi phối của giới tính đến ngôn ngữ đã dẫn đến sự kỳ thị giới trong ngôn ngữ. Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, kỳ thị giới trong ngôn ngữ là “sự phân biệt đối xử về giới tính theo quan niệm “nam tôn nữ ti” còn đậm dấu ấn

trong ngôn ngữ” [20, tr.51]. Còn tác giả Trần Xuân Điệp lại định nghĩa “kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ là sự đối xử không bình đẳng giữa nam giới và nữ giới thể hiện trong việc dùng ngôn ngữ” [12, tr.37]. Tổng kết các quan niệm trên, chúng tôi đúc

kết cách hiểu kỳ thị giới tính là sự đánh giá cao giới này, hạ thấp giới kia và ngược lại. Kỳ thị giới nhằm vào cả hai giới nhưng thực tiễn, sự kỳ thị hướng vào nữ giới là mạnh hơn.

Từ những năm đầu thế kỷ XX, mối quan hệ giữa giới và ngôn ngữ cũng như những sự khác biệt trong ngôn ngữ giới tính đã được nhiều nhà ngôn ngữ học tập

trung nghiên cứu như E.d.Sapir, R. Lakoff, O.Jersperson…Các nhà ngôn ngữ học trong các công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra những nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ giới trên nhiều bình diện khác nhau của ngôn ngữ. Cụ thể như đặc điểm sử dụng từ vựng, giới trên bình diện ngữ pháp, giới trên bình diện ngữ dụng.

Ở Việt Nam đi theo xu hướng nghiên cứu này một số công trình cũng tập trung đánh giá sự khác biệt của ngôn ngữ hai giới như: Bùi Thị Minh Yến (1990), Vũ Thị Thanh Hương (1999), Nguyễn Thị Thanh Bình (2000, 2003), Lương Văn Hy (2000), Vũ Tiến Dũng (2002), Trần Xuân Điệp (2001, 2002, 2003) trong đó phải kể đến công trình Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ bản (1999) của tác giả Nguyễn Văn Khang. Trong giáo trình này, tác giả khẳng định, mối quan hệ giữa giới tính và ngôn ngữ không chỉ dừng lại xem xét trong nội bộ ngôn ngữ với các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, mà phải nhìn theo cách tiếp cận ngôn ngữ học xã hội, liên quan đến nhiều vấn đề như: sinh học, địa vị xã hội, vị thế gia đình…Tác giả cũng nhấn mạnh, sở dĩ có sự khác nhau của ngôn ngữ mỗi giới là do những nguyên nhân căn bản sau:

- Có sự khác nhau trong cấu tạo cơ thể người như vị trí của phần “chứa” ngôn ngữ ở trong não cũng như đặc điểm sinh lý cấu âm giữa nam và nữ.

- Mỗi giới có những lớp từ ngữ riêng chỉ dùng cho giới này mà không dùng cho giới kia.

- Cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới.

Tóm lại, sự tồn tại yếu tố giới tính trong ngôn ngữ là có thực, nó tồn tại từ hai chiều: chiều tác động của giới tính đến lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp, và chiều thông qua giao tiếp yếu tố giới tính được bộc lộ. Người phụ nữ luôn được xem là “phái yếu”, “phái đẹp” cùng với thiên chức làm mẹ trong gia đình, điều đó, khiến cho nữ giới luôn phải ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự và chuẩn mực. Nét đặc trưng trong việc sử dụng ngôn ngữ của nữ giới bên cạnh bộc lộ qua lời ăn tiếng nói hàng ngày còn được phản ánh rõ nét qua lời thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học trong đó có hành động hỏi.

1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975

Trong sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của nền văn học, có thể khẳng định trong dòng văn xuôi thì truyện ngắn là thể loại có nhiều thành tựu đậm nét cả về số lượng và chất lượng. Với dung lượng ngắn gọn, truyện ngắn là một thể tài

gắn với báo chí, để có mặt kịp thời trước sự chuyển biến của đời sống. Hàng thế kỷ qua, đời sống của dân tộc đã trải qua bao nhiêu biến chuyển to lớn, phong phú. Truyện ngắn rất thích hợp để nhà văn nhanh chóng tìm hiểu, phản ánh và nêu ý kiến trước những vấn đề mới, nóng bỏng, đang đặt ra trước xã hội. Nó ít khi quay về với những giai đoạn đã qua (mà dù có lấy đề tài ở quá khứ thì thường cũng là một cách tiếp cận với những vấn đề của ngày hôm nay như những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái...). Có thể nói truyện ngắn là thể tài “xung kích” giàu tính năng động, một người trinh sát trên các bước chuyển của đời sống văn học. Chính vì thế, xã hội Việt Nam sau 1975 có nhiều sự biến chuyển to lớn đã được truyện ngắn bắt nhịp và phản ánh chân thực. Có thể nói, kế thừa những thành công của truyện ngắn trong những giai đoạn trước, thể loại này một lần nữa lại khẳng định vị trí của mình trong một giai đoạn mới của sự phát triển đất nước. Sau năm 1975, nhất là những năm 80, truyện ngắn Việt Nam đánh dấu sự “thay máu” bằng hàng loạt sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Chu Lai, Thái Bá Lợi, Ma Văn Kháng, Lê Lựu v.v…Tác tác giả đã tập trung thể hiện xã hội thời hậu chiến với những lo toan của cuộc sống đời thường, hướng đến khám phá sâu vào sự đấu tranh giằng xé trong nội tâm của nhân vật trong cái nhìn đa chiều, đa diện hơn. Trong quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự thay đổi lớn lao. Không còn là con người chiến tranh đầy màu hồng với bao chiến công hiển hách, con người của ý thức cộng đồng, con người sau 1975 được bộc lộ trong muôn mặt đời thường của nó. Những thân phận người, đời sống nội tâm phong phú, phức tạp, ý thức trách nhiệm của cá nhân, những quan niệm đạo đức mới và nhân cách con người trong giai đoạn mới…thể hiện ở nhiều góc cạnh khác nhau. Bên cạnh những đổi mới lớn lao về nội dung phản ánh, truyện ngắn sau 1975 còn có những cách tân về nghệ thuật đó là cách xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ…Kế tiếp những thành công của thế hệ đàn anh đi trước, thế hệ nhà văn giai đoạn tiếp theo đã tiếp bước khá chững chạc với những gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban… là thế hệ tác giả sống trong một giai đoạn giao thời của xã hội và của văn học. Chính đặc điểm này đã đem đến cho truyện ngắn những năm 90 và nhất là những năm cuối thế kỷ XX có những biến đổi về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Cuối cùng là truyện ngắn của những nhà văn trẻ sinh ra trong thời đại mới đang dần dần khẳng định phong cách trong sáng tác như Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh…

Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 mở ra nhiều bình diện khám phá mới mẻ. Đây là mảnh đất màu mỡ để các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu. Những công trình nghiên cứu về truyện ngắn sau 1975 trong sự đối chiếu với truyện ngắn những giai đoạn trước sẽ đưa ra được những nhận định xác đáng về thành tựu cũng như hạn chế của một giai đoạn văn học mới của đất nước.

1.5.TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lý thuyết làm cơ sở tiền đề để đi vào chương 2, chương 3:

- Vấn đề hội thoại

- Vấn đề hành động ngôn ngữ

- Quan niệm về giới và giới trong ngôn ngữ

- Một vài nét về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn sau 1975

Trên cơ sở những tiền đề lý thuyết đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu vai xã hội, từ xưng hô cũng như nội dung và chiến lược giao tiếp của nhân vật nữ thể hiện qua hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975.

Chương 2

VAI XÃ HỘI VÀ CÁCH SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ CỦA NHÂN VẬT NỮ THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG

TRUYỆN NGẮN SAU 1975

2.1. NHẬN DIỆN BIỂU THỨC THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975. NGẮN SAU 1975.

Hành động hỏi là một hành động phổ biến trong giao tiếp, trong hoạt động nhận thức cũng như trong các hoạt động thực tiễn của con người. Có thể nói sau hành động trần thuật, trình bày thì đây là dạng hành động xuất hiện với tần suất lớn trong các tình huống giao tiếp của các nhân vật trong truyện ngắn. Với truyện ngắn sau 1975, nhân vật nữ đứng ở nhiều vị thế mới trong tham gia giao tiếp cộng đồng khiến cho biểu thức ngữ vi hành động hỏi cũng biểu hiện sự đa dạng.

Khi nghiên cứu về hành động ngôn ngữ, trong đó có hành động hỏi, người ta phân biệt hai kiểu hành động tại lời: hành động tại lời trực tiếp và hành động tại lời gián tiếp. Hành động tại lời trực tiếp là hành động ngôn ngữ được biểu hiện, được cảm nhận một cách trực tiếp nhờ vào các phương tiện hay dấu hiệu tại lời riêng vốn có trong ngôn ngữ, chẳng hạn, dùng các hình thức hỏi để biểu hiện ý hỏi. Ví dụ: Bây giờ là mấy giờ?, đặc trưng hình thức của câu hỏi này là sử dụng các phương tiện, dấu hiệu của câu hỏi và hiệu lực của nó là người nghe phải trả lời hướng vào trọng điểm hỏi để trả lời cho phù hợp: Bây giờ là 8 giờ. Hành động ngôn ngữ gián tiếp là kiểu hành động ngôn ngữ được biểu hiện và cảm nhận một cách gián tiếp qua một câu nói chứa những dấu hiệu tại lời vốn gắn với một kiểu hành động ngôn ngữ khác, và như vậy, muốn tri nhận phải thông qua sự suy luận dựa vào hoàn cảnh, ngữ cảnh cụ thể. Đó chẳng hạn là một lời chào, lời yêu cầu … được thể hiện thông qua việc đặt một câu hỏi như: Anh có thể không hút thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được không? Đây là hành động ở lời hỏi trên bề mặt nhưng hiệu lực của nó là

muốn người hút thuốc phải trả lời là: Xin lỗi, tôi sơ ý quá.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu cả hai loại hành động hỏi, đó là hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong lời thoại của nhân vật.

Mô hình khái quát đặc điểm nhận diện hành động hỏi

Các đặc điểm nhận diện hành động hỏi

Căn cứ vào từ ngữ cấu tạo hành động hỏi Căn cứ vào nội dung và hiệu lực ở lời

Có sử dụng đại từ nghi vấn: ai, gì, nào … Hành động hỏi trực tiếp: Có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn Có sử dụng phụ cặp phụ từ chỉ sự lựa chọn

như: có…không, đã… chưa,…

Có sử dụng ngữ điệu (gắn với ngữ cảnh và động từ)

Hành động hỏi gián tiếp: Không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực ở lời. Có sử dụng các từ tình thái: à, ư, hả, hở…;

Một số từ phụ trợ mang chức năng của từ tình thái: đây, đấy, thế này…; Một số thành ngữ thuộc nghi thức lời nói: hỏi khí không

phải, hỏi khí vô phép…

Nhận diện hành động hỏi trên cứ liệu lời thoại của nhân vật nữ trong một số truyện ngắn sau 1975, ngoài việc dựa vào nội dung, hình thức, chúng tôi còn căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản sau:

a/- Hành động hỏi được thể hiện qua lời đối thoại trực tiếp của nhân vật nữ với các nhân vật khác trong tác phẩm.

b/- Hành động hỏi được tái hiện trong suy nghĩ, hồi tưởng của nhân vật. c/- Hành động trình bày, kể lể của nhân vật về lời nói của người khác hoặc của chính mình.

Các ví dụ cho mỗi nhóm trên

Cho (a): hành động hỏi được bộc lộ qua lời thoại trực tiếp của nhân vật: (1) - Chị theo cô Kiều lâu chưa?. Vợ ông làm quan hỏi vợ ông tội phạm. - Ba năm rồi đấy. Cả trăm lần xem chưa sai lần nào. Còn chị?

- Một năm. Cũng đúng cả. - Vợ ông làm quan thở dài.

[II, tr.208] Đoạn thoại trên là cuộc trò chuyện hỏi han thông tin của hai người phụ nữ trong việc bói toán.

Cho (b): (2) …Mẹ ơi, ngày sau con có phải khổ như mẹ không? Mẹ có khổ đâu! Có, mẹ có khổ, đêm nào con cũng thấy mẹ khóc? Ừ, mẹ buồn mẹ khóc! Bố làm

mẹ buồn à? Con đừng nhắc đến người đàn ông khốn nạn ấy nữa. Không, đấy là bố

con, lúc nào con cũng đợi bố về…Con ơi, con ở đâu. Sao khổ thế hả con, ai cứu con tôi bây giờ, ai giúp tôi lôi nó ra khỏi cái thiên đường địa ngục đó bây giờ?

Những suy nghĩ của người mẹ về cuộc nói chuyện của hai mẹ con trong quá khứ, tâm trạng hoang mang, bế tắc khi nhìn thấy con gái đang lặp lại nỗi đau của chính bản thân mình.

Cho (c): (3) Tôi bảo: “Ông tệ với bà thế sao bà không bỏ ông đi?”. Bà cười nhệch nhạc: “Thời bà, ít có sự lựa chọn như các cháu sau này. Bảo lấy ai thì lấy. Bảo làm gì thì làm. Ước mơ không nhiều, tham vọng chẳng có. Được yên ổn là sướng lắm rồi”. Tôi cãi: “Thời là gì hả bà? Cháu nghĩ tại bà thôi”.

[II, tr.145] Nhân vật tôi (nữ) đã kể lại cuộc trò chuyện và tranh luận của hai bà cháu về số phận và vị thế của người phụ nữ trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau, đồng thời biểu lộ cả quan niệm, cách nghĩ của chính họ về thân phận của mình.

2.2. CÁC VAI XÃ HỘI CỦA NHÂN VẬT NỮ THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI

TRONG TRUYỆN NGẮN GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 VÀ GIAI ĐOẠN SAU 1975

2.2.1. Thống kê vai xã hội của nhân vật nữ thực hiện hành động hỏi trong truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945.

Bảng 2.1Bảng thống kê các vai xã hội của nhân vật nữ thực hiện hành động hỏi trong một số truyện ngắn hiện thực phê phán 1930 -1945

Tổng số hành động hỏi: 185 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nữ thành thị Nữ nông thôn

36 (19,5%) 149 (80,5%)

Địa vị cao Địa vị thấp Địa vị cao Địa vị thấp

5 31 26 123

2,7% 16,8% 14% 66,5%

Qua khảo sát tập Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn giai đoạn 1930 - 1945 do nhóm tác giả Nguyễn Hoành Khung chủ biên, chúng tôi khảo sát được 185 hành động hỏi của nhân vật nữ. Trên cơ sở kết quả thống kê được, chúng tôi tiến hành phân loại và chia nhân vật theo phạm vi sinh sống; từ đó phân cách thành các tuyến nhân vật cụ thể.

- Nhân vật nữ là người có quyền lực, địa vị, giàu có (mẹ, vợ, con, chị em nhà quan lại, tiểu thương,…)

- Nhân vật nữ là những người có địa vị thấp (thợ thuyền, gái bán hoa, giúp việc…)

Thứ hai: Nhân vật nữ nông thôn.

- Nhân vật nữ là người có địa vị, giàu có (mẹ, vợ, con, chị em nhà địa chủ, cường hào…)

- Nhân vật nữ nông dân địa vị thấp (người vợ lệ thuộc, người mẹ nghèo khổ, người chị tần tảo…)

Kết quả cho thấy, ở tuyến nhân vật nữ có địa vị, quyền lực, giàu có chỉ có 31 hành động hỏi chiếm 16,7%,; trong khi đó ở tuyến nhân vật nữ địa vị thấp, nghèo khổ gồm 128 hành động hỏi, chiếm đến 83,3%. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 29)