Nội dung hành động hỏi qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 63)

3.1. NỘI DUNG HÀNH ĐỘNG HỎI QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975 TRUYỆN NGẮN SAU 1975

3.1.1. Đặc điểm về nội dung của câu hỏi

Theo Bách khoa thư ngôn ngữ học do William Bright chủ biên, thì câu hỏi là một loại câu có cấu trúc phổ quát, và có ít nhất một chức năng phổ quát đó là nhằm cung cấp một lượng thông tin nào đó. Xét về mặt ngữ nghĩa câu hỏi khác câu tường thuật đó là chúng không thể là chân thực hay không chân thực, là hành động ngôn ngữ câu hỏi giống với câu mệnh lệnh là chúng cần phải có phản ứng đáp lại nào đó. Ngoài yêu cầu cung cấp lượng thông tin, câu hỏi có thể có một số chức năng khác nữa, câu hỏi có thể dùng như những yêu cầu gián tiếp mà không cần câu trả lời bằng ngôn từ.

Một số tác giả ở Việt Nam thường nhận diện câu hỏi theo mục đích nói. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong “Ngữ pháp tiếng Việt” cho rằng “Câu hỏi dùng để thể

hiện sự nghi vấn của người nói về một điều gì đó mà mong muốn người nghe đáp lời. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?)” [25, tr.134]. Tác giả Nguyễn

Kim Thản viết “Câu nghi vấn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và

nói chung đòi hỏi người nghe tường thuật về đối tượng hay đặc trưng của đối tượng”. Còn tác giả Hoàng Trọng Phiến lại định nghĩa “Câu hỏi là một thể câu thuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hoá. Nếu như câu kể là thuộc phạm trù câu hiện thực, thì câu hỏi thuộc phạm trù câu khả năng. Bởi lẽ các sự kiện làm biểu vật cho câu là khả năng hoặc phi hiện thực”, “cho dù ở dạng nào, trong nội dung

câu hỏi đều làm nổi rõ một “cái không rõ” mà câu hỏi cần hướng đến”. Tác giả còn đưa ra một loại câu hỏi khác mà nội dung các câu hỏi đó không cần trả lời trong hoạt động giao tiếp, “hỏi nhằm đạt đến sự đồng tình của người nghe, người đọc, loại câu hỏi như vậy thường gọi là câu hỏi tu từ”, ví như “Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ?” (Ông đồ - Vũ Đình Liên).

Như vậy, đặc điểm nhận diện về nội dung của câu hỏi bao giờ cũng biểu thị “điều chưa biết”, hoặc “cái không rõ”, để người nghe đáp lại “điều chưa biết, cái không rõ” ấy.

3.1.2. Thống kê định lượng

3.1.2.1. Thống kê định lượng của Allport và Shen Habing

Đầu thế kỷ XX, những khác biệt trong ngôn ngữ giới tính đã được các nhà nghiên cứu dẫn ra trên nhiều bình diện. Cụ thể cách sử dụng từ vựng và phong cách dùng từ khác nhau của nam, nữ trong các công trình nghiên cứu của E.d.Sapir và O.Jersperson. Kết quả nghiên cứu của Shen Habing cũng cho thấy sự khác nhau giữa nam và nữ trên bình diện ngữ pháp và ngữ dụng. Đáng chú ý là kết quả nghiên cứu của Allport và Shen Habing đã cho thấy có sự khác nhau rõ ràng ở nội dung, đề tài hội thoại của hai giới.

Nhà tâm lí học Allport đã khảo sát trên 1163 nam và 1592 nữ, kết quả nghiên cứu trực quan này như sau:

Kết quả trắc nghiệm trực quan của Allport về các đề tài khác nhau trong hội thoại của hai giới

[dẫn theo 28, tr.17]

Kết quả trắc nghiệm của Shen Habing về các đề tài khác nhau trong hội thoại của hai giới

Nam Nữ T1 - Chính trị ** 74.3 (86.8%) 11.3 (13.2%) T2 - Kinh tế ** 50.5 (79.8%) 12.8 (20.3%) T3 - Xã hội 35.7 (49.5%) 36.5 (50.5%) T4 - Sức khỏe * 87.7 (59.9%) 58.7 ()40.1% T5 - Gia đình và giáo dục * 20.4 (26.5%) 56.7 (73.5%) T6 - Thiên nhiên * 34.1 (62.6%) 20.3 (37.4%) T7 - Tình yêu và hôn nhân 8 46.6 (65.8%) 24.2 (34.2%)

T8 - Các bài hát 26.1 (42.3%) 35.6 (57.7%)

** Xác suất thống kê có ý nghĩa cao (p < 0,01). * Xác suất thống kê có ý nghĩa.

[dẫn theo 28, tr.18] Lí luận Kinh tế Nghệ thuật Xã hội Chính trị Tôn giáo Nam:1163

người 30,83 32,02 27,02 29,74 32,08 27,96

Nữ: 1592

Nhìn vào hai biểu đồ trên, cho thấy nam giới thường quan tâm hơn đến các vấn đề như: lí luận, kinh tế, chính trị…Trong khi đó nữ giới lại quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như: tôn giáo, nghệ thuật, xã hội, gia đình…Từ những lĩnh vực quan tâm khác nhau của mỗi giới đã tạo nên những đề tài, nội dung thuộc về thế mạnh mang tính đặc trưng của mỗi giới cũng như sở thích của từng giới là có khác nhau.

3.1.2.2. Thống kê định lượng

Khảo sát tổng số 356 hành động hỏi của nhân vật nữ trong một số truyện ngắn sau 1975, chúng tôi phân chia nội dung mà các hành động hỏi hướng tới cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê nội dung hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975

Kết quả khảo sát của đề tài cùng với việc đối chiếu với kết quả trắc nghiệm

của Allport và Shen Habing, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những nội dung truyền thống mang nét đặc trưng của nữ giới thì ở đây nội dung của hành động hỏi còn hướng về những nội dung đề tài mới mẻ. Cụ thể, chúng tôi thấy nếu ở kết quả trắc nghiệm của Allport cho thấy lĩnh vực quan tâm của nữ giới về kinh tế là 27.04%, trong khi đó lĩnh vực xã hội là 31.65%, còn kết quả trắc nghiệm của Shen Habing thì nữ quan tâm đến nội dung kinh tế chỉ 20.3% trong khi đó xã hội là 50.5%. Ở kết quả khảo sát của chúng tôi nữ quan tâm đến lĩnh vực kinh tế là 11.24% còn lĩnh vực xã hội cũng đạt 11.52%. Như vậy, nữ giới trong truyện ngắn sau 1975 đã có sự quan tâm gần như đồng đều giữa lĩnh vực kinh tế và xã hội. Đồng thời, ngay cả

Tổng số hành động hỏi: 356

Gia đình và giáo dục 58 16.29%

Tình yêu 57 16.01% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn hoá nghệ thuật 46 12.92%

Xã hội 41 11.52%

Kinh tế 40 11.24%

Sex (tình dục) 27 7.58%

Thể thao 20 5.62%

Công nghệ thông tin 19 5.34%

những đề tài trước đây vốn là thế mạnh, được sự quan tâm của nam giới thì nay nữ giới cũng đã bộc lộ sự hiểu biết của mình trong các lĩnh vực đó, chẳng hạn như lĩnh vực thể thao, chính trị…Ngoài những đề tài quen thuộc, chúng tôi nhận thấy nữ giới đã hướng sự quan tâm của mình đến những lĩnh vực mới mẻ hoặc là những lĩnh vực trước đây họ né tránh như lĩnh vực công nghệ thông tin là 5.34%, sex (giới tính và tình dục) là 7.58%.

3.1.3.Nội dung hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975

Cùng với sự biến đổi to lớn trong vị thế của nhân vật nữ trong thời đại mới thể hiện qua phương diện ngôn ngữ, cụ thể qua từ xưng hô và vai xã hội của nhân vật nữ thì nội dung, đề tài mà đối tượng này hướng tới cũng một phương diện cho ta thấy những thay đổi lớn lao trong nhận thức, tư tưởng, cách nhìn nhận cuộc sống trong những biến động lớn lao của thời đại và thời cuộc. Thống kê và phân tích nội dung hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975, chúng tôi nhận thấy các đề tài và lĩnh vực mà nhân vật nữ hướng tới với những nội dung cụ thể như sau:

3.1.3.1. Hành động hỏi của nữ giới hướng tới nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Allport và Shen Habing cũng như một số công trình nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giới, chúng ta nhận thấy nhân vật nam thường quan tâm nhiều đến các lĩnh vực như lí luận, kinh tế hay chính trị…Đặc trưng này đã chi phối cách quan niệm cho rằng đó là những vấn đề của nam giới và là lĩnh vực nam thể hiện sức mạnh của mình. Theo kết quả trắc nghiệm của Shen Habing về sự khác nhau giữa nam và nữ trong hội thoại khi khảo sát ở lĩnh vực kinh tế, ta thấy nam giới là 74.3 chiếm đến 86.8%; trong khi đó nữ quan tâm đến lĩnh vực này chỉ là 11.3 chiếm 13.2%. Cùng với kết quả trắc nghiệm trên là kết quả của Allport về lĩnh vực kinh tế cũng cho thấy điều tương tự nam giới là 32.02 trong khi đó nữ giới chỉ là 27.04 (trong khi đó số lượng điều tra của nữ lớn hơn 429 người). Chính vì những nét đặc trưng đó, mà có những cách quan niệm rằng vấn đề đó là của nam giới, nữ giới không nên quan tâm hoặc ngược lại. Lâu nay, người ta thường cho rằng do đặc trưng và thiên chức về giới nên những vấn đề nữ giới quan tâm chỉ là những chuyện bếp núc, chuyện nuôi dạy con cái trong gia đình, chuyện tình cảm và làm đẹp. Tuy nhiên, qua khảo sát và thống kê những nội dung mà hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975, chúng tôi nhận thấy đã có sự vận động, biến đổi. Hành động hỏi của nhân vật nữ đã hướng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, không chỉ là những lĩnh vực vốn đựoc coi là truyền thống của nữ giới như gia đình, giáo dục, sức khoẻ và ca nhạc. Qua kết quả khảo sát trên,

chúng tôi nhận thấy nhân vật nữ đã có sự quan tâm toàn diện về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vị thế của người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại đã có nhiều thay đổi, họ đã tham gia vào nhiều công việc như nam giới, cho nên những vấn đề liên quan đến cuộc sống, công việc đều đựoc họ quan tâm. Trong tổng số 356 hành động hỏi, chúng tôi nhận thấy, đề tài xã hội được nữ giới quan tâm có 41 hành động, chiếm 11.52%. Trong khi đó, đề tài kinh tế trước đây là lĩnh vực quan tâm của nam giới nay cũng có đến 40 hành động chiếm 11.24%. Như vậy, đã có sự tương đương giữa đề tài kinh tế và xã hội mà hành động hỏi của nhân vật nữ hướng tới. Rõ ràng, khi người phụ nữ đóng góp một phần tích cực trong sự phát triển của kinh tế gia đình nói riêng và đất nước nói chung, họ không còn là người sống lệ thuộc, phụ thuộc nữa thì họ tự tin hơn trong việc thể hiện vị thế kinh tế của mình trước mọi người. Bên cạnh đó nhân vật nữ còn hướng tới những đề tài mới mẻ như thể thao, công nghệ thông tin hay những đề tài mà trước đây họ thường né tránh như sex (tình dục), giới tính.

(32) “ - Đây tên là Khoát, còn anh tên gì? Có biết đá bóng không? - Còn phải nói”

[III, tr.82] Trong cuộc gặp gỡ nói chuyện lần đầu tiên mà người con gái đã trực tiếp hỏi người con trai về bóng đá, lĩnh vực mà cô đang quan tâm. Không chỉ thế cô còn là người đi tìm kiếm cầu thủ về đá bóng bằng những thương lượng rất mạnh mẽ:

(33) “- Anh vứt quách cái sục với rổ ốc này đi. Chả là xí nghiệp của ông anh rể em chuẩn bị tham đại hội khoẻ toàn ngành, nhưng bói mãi vẫn chưa ra mấy tay bóng đá cho nên hồn. Vì thế ông ấy phải lập mẹo, chiêu tập cầu thủ khắp nơi, khoác áo nhà máy. Trong thời gian tới, các anh được ngày hai bữa cơm, ăn lương hợp đồng và tiền bồi dưỡng. Hết ý chưa nào?

- Hết ý!”

[III, tr.83] (34) “ - Em đã chát bao giờ chưa?

- Chưa chị.”

[V, tr.13] Trong thời đại công nghệ phát triển, người phụ nữ cũng hướng sự hiểu và quan tâm của mình tới lĩnh vực công nghệ thông tin, một lĩnh vực đang chi phối nhiều đến cuộc sống hiện đại của con người. Và đặc biệt, ngay cả trước đây cảm xúc yêu đương là điều tế nhị, hay bị phụ nữ phủ nhận và né tránh thì nay họ cũng thẳng thắn bày tỏ, bộc lộ:

(35) “-À, đêm về em sống thế nào? Em cũng có sự khao khát chứ nhỉ?”

[V, tr.16]

3.1.3.2. Hành động hỏi hướng vào những lĩnh vực vốn là thế mạnh của nam giới

Thể thao, công nghệ thông tin, kinh tế thời sự… vốn là những hiểu biết thuộc thế mạnh của nam giới. Nam giới thường cho rằng đây là những đề tài thuộc về giới của mình. Nữ với vai trò là người nội trợ và quán xuyến công việc gia đình, chăm lo nuôi dạy con cái nên hầu như không để ý đến những vấn đề “lớn lao” của xã hội. Đặc biệt, trong truyện ngắn trước 1945, nhân vật nữ chủ yếu là nữ nông thôn quanh năm suốt tháng họ gắn chặt cuộc sống với ruộng đồng, ít khi rời khỏi luỹ tre làng nên phạm vi đề tài trong cuộc sống của họ chỉ bó hẹp chỉ là lao động cấy cày, quan hệ làng xóm và những ứng xử trong đời sống gia đình. Những lĩnh vực như kinh tế, thể thao, văn hoá nghệ thuật gần như là những thuật ngữ xa lạ với đời sống của họ. Tuy nhiên, cùng với những thay đổi về vị thế xã hội, các đề tài thuộc thế mạnh của nam giới, là “vấn đề của đàn ông” cũng được nữ giới quan tâm như kinh tế 40 chiếm 11.24%, thể thao 20 chiếm 5.62%, công nghệ thông tin 19 chiếm 5.34%...

3.1.3.3. Hành động hỏi hướng đến những vấn đề tế nhị, kín đáo

Tình dục và cảm xúc yêu đương luôn là vấn đề kiêng kị và kín đáo, đặc biệt với nữ giới những chuyện nhạy cảm liên quan đến vấn đề này thường né tránh hoặc bày tỏ một cách tế nhị. Trong truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945, nhân vật nữ trong hội thoại hiếm khi thể hiện tình cảm yêu đương cá nhân, thậm chí họ còn cho đó là những chuyện xấu xa và nếu đề cập đến thì sẽ bị cho là không đứng đắn, thiếu nghiêm túc. Khảo sát các hành động hỏi của nhân vật nữ trong văn học hiện thực phê phán, chúng tôi có bắt gặp trong đó nhân vật nữ (chủ yếu là nhân vật nữ đã có chồng hoặc có tuổi) sử dụng các yếu tố tục nhưng hầu như ít thấy hành động hỏi đề cập đến những cảm xúc yêu đương, những bộc lộ về giới trong cuộc sống. Trong truyện ngắn sau 1975, người phụ nữ đứng ở vị thế giao tiếp mới, họ được coi trọng và bình đẳng giới có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. Chính những điều đó giúp cho nữ giới có những cởi mở hơn trong việc thể hiện cảm xúc, suy nghĩ thậm chí dám bộc lộ cả những điều trước đây được coi là thầm kín, riêng tư. Đi sâu bộc lộ bản thể giới trong văn học là một xu thế phản ánh mới của các nhà văn trẻ. Văn học thế giới đã khẳng định nhiều gương mặt nhà văn nổi tiếng với việc phản ánh cuộc sống tình cảm thầm kín của con người trong xã hội phát triển như Haruki (Nhật Bản), Giả Bình Ao, Vệ Tuệ (Trung Quốc)…

(36) “- Ông có biết gà ấp bóng không? Khi những khao khát, đam mê không thỏa mãn người phụ nữ tự an ủi, vỗ về mình như gà ấp bóng vậy”

[IV, tr.58] Nhân vật nữ đã dám bộc lộ những điều sâu kín nhất trong cuộc sống gia đình của chị cho người đối thoại nghe. Chỉ có được sự mạnh dạn, thẳng thắn thì người phụ nữ mới thể hiện những cảm xúc riêng tư, rất cá nhân cho người đàn ông hiểu hoàn cảnh của mình. Đi sâu bộc lộ được bản thể giới trong cuộc sông hôn nhân, trong tình yêu cũng là một sự bình đẳng tiến bộ đối với nữ giới. Bởi trước đây, người phụ nữ không dám sống thật với lòng mình, không dám thổ lộ tình cảm của mình. Họ phải sống bên cạnh người thân trong gương mặt khác.

(37) “- Da em rất trắng và tóc em dài ngang lưng? Em có một đôi chân dài và thon?

- Còn anh, có một vòng tay ôm rất chặt?”

[V, tr.14] Như vậy, bên cạnh những đề tài quen thuộc như xã hội, sức khoẻ, gia đình giáo dục, tình yêu và hôn nhân, các bài hát…nhân vật nữ trong xã hội mới đã hướng sự quan tâm của mình tới nhiều lĩnh vực rộng lớn khác trong xã hội. Họ còn chú ý đến cả những lĩnh vực là thế mạnh của nam giới và cả những lĩnh vực mới mẻ cũng như những vấn đề vốn được coi là “kiêng kị” đối với nữ. Chính những thay đổi trong nội dung, đề tài giao tiếp cũng góp phần thể hiện được vị thế mới, tư tưởng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 63)