Nhận diện biểu thức thể hiện hành động hỏi

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 33)

2.1. NHẬN DIỆN BIỂU THỨC THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975. NGẮN SAU 1975.

Hành động hỏi là một hành động phổ biến trong giao tiếp, trong hoạt động nhận thức cũng như trong các hoạt động thực tiễn của con người. Có thể nói sau hành động trần thuật, trình bày thì đây là dạng hành động xuất hiện với tần suất lớn trong các tình huống giao tiếp của các nhân vật trong truyện ngắn. Với truyện ngắn sau 1975, nhân vật nữ đứng ở nhiều vị thế mới trong tham gia giao tiếp cộng đồng khiến cho biểu thức ngữ vi hành động hỏi cũng biểu hiện sự đa dạng.

Khi nghiên cứu về hành động ngôn ngữ, trong đó có hành động hỏi, người ta phân biệt hai kiểu hành động tại lời: hành động tại lời trực tiếp và hành động tại lời gián tiếp. Hành động tại lời trực tiếp là hành động ngôn ngữ được biểu hiện, được cảm nhận một cách trực tiếp nhờ vào các phương tiện hay dấu hiệu tại lời riêng vốn có trong ngôn ngữ, chẳng hạn, dùng các hình thức hỏi để biểu hiện ý hỏi. Ví dụ: Bây giờ là mấy giờ?, đặc trưng hình thức của câu hỏi này là sử dụng các phương tiện, dấu hiệu của câu hỏi và hiệu lực của nó là người nghe phải trả lời hướng vào trọng điểm hỏi để trả lời cho phù hợp: Bây giờ là 8 giờ. Hành động ngôn ngữ gián tiếp là kiểu hành động ngôn ngữ được biểu hiện và cảm nhận một cách gián tiếp qua một câu nói chứa những dấu hiệu tại lời vốn gắn với một kiểu hành động ngôn ngữ khác, và như vậy, muốn tri nhận phải thông qua sự suy luận dựa vào hoàn cảnh, ngữ cảnh cụ thể. Đó chẳng hạn là một lời chào, lời yêu cầu … được thể hiện thông qua việc đặt một câu hỏi như: Anh có thể không hút thuốc

được không? Đây là hành động ở lời hỏi trên bề mặt nhưng hiệu lực của nó là

muốn người hút thuốc phải trả lời là: Xin lỗi, tôi sơ ý quá.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu cả hai loại hành động hỏi, đó là hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong lời thoại của nhân vật.

Mô hình khái quát đặc điểm nhận diện hành động hỏi

Các đặc điểm nhận diện hành động hỏi

Căn cứ vào từ ngữ cấu tạo hành động hỏi Căn cứ vào nội dung và hiệu lực ở lời

Có sử dụng đại từ nghi vấn: ai, gì, nào … Hành động hỏi trực tiếp: Có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn Có sử dụng phụ cặp phụ từ chỉ sự lựa chọn

như: có…không, đã… chưa,…

Có sử dụng ngữ điệu (gắn với ngữ cảnh và động từ)

Hành động hỏi gián tiếp: Không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực ở lời. Có sử dụng các từ tình thái: à, ư, hả, hở…;

Một số từ phụ trợ mang chức năng của từ tình thái: đây, đấy, thế này…; Một số thành ngữ thuộc nghi thức lời nói: hỏi khí không

phải, hỏi khí vô phép…

Nhận diện hành động hỏi trên cứ liệu lời thoại của nhân vật nữ trong một số truyện ngắn sau 1975, ngoài việc dựa vào nội dung, hình thức, chúng tôi còn căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản sau:

a/- Hành động hỏi được thể hiện qua lời đối thoại trực tiếp của nhân vật nữ với các nhân vật khác trong tác phẩm.

b/- Hành động hỏi được tái hiện trong suy nghĩ, hồi tưởng của nhân vật. c/- Hành động trình bày, kể lể của nhân vật về lời nói của người khác hoặc của chính mình.

Các ví dụ cho mỗi nhóm trên

Cho (a): hành động hỏi được bộc lộ qua lời thoại trực tiếp của nhân vật: (1) - Chị theo cô Kiều lâu chưa?. Vợ ông làm quan hỏi vợ ông tội phạm. - Ba năm rồi đấy. Cả trăm lần xem chưa sai lần nào. Còn chị?

- Một năm. Cũng đúng cả. - Vợ ông làm quan thở dài.

[II, tr.208] Đoạn thoại trên là cuộc trò chuyện hỏi han thông tin của hai người phụ nữ trong việc bói toán.

Cho (b): (2) …Mẹ ơi, ngày sau con có phải khổ như mẹ không? Mẹ có khổ đâu! Có, mẹ có khổ, đêm nào con cũng thấy mẹ khóc? Ừ, mẹ buồn mẹ khóc! Bố làm

mẹ buồn à? Con đừng nhắc đến người đàn ông khốn nạn ấy nữa. Không, đấy là bố

con, lúc nào con cũng đợi bố về…Con ơi, con ở đâu. Sao khổ thế hả con, ai cứu con tôi bây giờ, ai giúp tôi lôi nó ra khỏi cái thiên đường địa ngục đó bây giờ?

Những suy nghĩ của người mẹ về cuộc nói chuyện của hai mẹ con trong quá khứ, tâm trạng hoang mang, bế tắc khi nhìn thấy con gái đang lặp lại nỗi đau của chính bản thân mình.

Cho (c): (3) Tôi bảo: “Ông tệ với bà thế sao bà không bỏ ông đi?”. Bà cười nhệch nhạc: “Thời bà, ít có sự lựa chọn như các cháu sau này. Bảo lấy ai thì lấy. Bảo làm gì thì làm. Ước mơ không nhiều, tham vọng chẳng có. Được yên ổn là sướng lắm rồi”. Tôi cãi: “Thời là gì hả bà? Cháu nghĩ tại bà thôi”.

[II, tr.145] Nhân vật tôi (nữ) đã kể lại cuộc trò chuyện và tranh luận của hai bà cháu về số phận và vị thế của người phụ nữ trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau, đồng thời biểu lộ cả quan niệm, cách nghĩ của chính họ về thân phận của mình.

2.2. CÁC VAI XÃ HỘI CỦA NHÂN VẬT NỮ THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI

TRONG TRUYỆN NGẮN GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 VÀ GIAI ĐOẠN SAU 1975

2.2.1. Thống kê vai xã hội của nhân vật nữ thực hiện hành động hỏi trong truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945.

Bảng 2.1Bảng thống kê các vai xã hội của nhân vật nữ thực hiện hành động hỏi trong một số truyện ngắn hiện thực phê phán 1930 -1945

Tổng số hành động hỏi: 185

Nữ thành thị Nữ nông thôn

36 (19,5%) 149 (80,5%)

Địa vị cao Địa vị thấp Địa vị cao Địa vị thấp

5 31 26 123

2,7% 16,8% 14% 66,5%

Qua khảo sát tập Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn giai đoạn 1930 - 1945 do nhóm tác giả Nguyễn Hoành Khung chủ biên, chúng tôi khảo sát được 185 hành động hỏi của nhân vật nữ. Trên cơ sở kết quả thống kê được, chúng tôi tiến hành phân loại và chia nhân vật theo phạm vi sinh sống; từ đó phân cách thành các tuyến nhân vật cụ thể.

- Nhân vật nữ là người có quyền lực, địa vị, giàu có (mẹ, vợ, con, chị em nhà quan lại, tiểu thương,…)

- Nhân vật nữ là những người có địa vị thấp (thợ thuyền, gái bán hoa, giúp việc…)

Thứ hai: Nhân vật nữ nông thôn.

- Nhân vật nữ là người có địa vị, giàu có (mẹ, vợ, con, chị em nhà địa chủ, cường hào…)

- Nhân vật nữ nông dân địa vị thấp (người vợ lệ thuộc, người mẹ nghèo khổ, người chị tần tảo…)

Kết quả cho thấy, ở tuyến nhân vật nữ có địa vị, quyền lực, giàu có chỉ có 31 hành động hỏi chiếm 16,7%,; trong khi đó ở tuyến nhân vật nữ địa vị thấp, nghèo khổ gồm 128 hành động hỏi, chiếm đến 83,3%. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy tuy phạm vi khảo sát đều ở nông thôn và thành thị nhưng hành động hỏi ở nhân vật nữ nông thôn chiếm số lượng lớn hơn (80,5%) so với nhân vật nữ thành thị (19,5%). Với kết quả thống kê này và kết quả của một số đề tài đi trước khảo sát về truyện ngắn giai đoạn 1930-1945, chúng tôi có thể khẳng định rằng truyện ngắn hiện thực phê phán hướng về thể hiện và miêu tả nhiều về người phụ nữ nông thôn mà chủ yếu là những người phụ nghèo khổ, bị áp bức bóc lột, bị phụ thuộc, thân phận thấp hèn. Trên cơ sở thống kê hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945, chúng tôi lấy làm cơ sơ, căn cứ để đối chiếu so sánh với hành đồng hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn giai đoạn sau 1975, từ đó thấy được nét tương đồng và sự khác biệt trong đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật nữ trong giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau của đất nước.

2.2.2. Thống kê vai xã hội của nhân vật nữ thực hiện hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975

Xã hội Việt Nam sau 1975 có nhiều biến đổi mạnh mẽ, các mối quan hệ của con người trong cuộc sống trở nên đa diện, nhiều chiều hơn bao giờ hết, con người trong tác phẩm văn học cũng được các nhà văn tái hiện một cách phong phú, sinh động. Cùng với sự phản ánh đó, nhân vật nữ sau 1975, bên cạnh những vai xã hội truyền thống đã xuất hiện các tuyến nhân vật với nhiều vị thế mới mẻ.

Thứ nhất, nữ thành thị xuất hiện nhiều tầng lớp và nghề nghiệp phong phú như: trí thức, văn nghệ sỹ, công nhân viên chức, nghề tự do…

Thứ hai, nữ nông thôn chủ yếu là thuần nông, giúp việc (ô sin), tiểu thương…

Bảng 2.2. Thống kê các vai xã hội của nhân vật nữ thực hiện hành động hỏi trong một số truyện ngắn sau 1975

Tổng số hành động hỏi: 356 Nữ thành thị Nữ nông thôn 315 (88,5%) 41 (11,5%) Trí thức Văn nghệ sỹ Công nhân viên chức nhà nước Nghề tự do Thuần nông Giúp việc (ô sin) 46 30 17 222 23 18 12,9% 8,4% 4,8% 62,4% 6,5% 5%

Qua bảng 2.2, chúng tôi thống kê được 356 hành động hỏi, kể cả hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp. So với nhân vật nữ trong truyện ngắn trước 1945, nhân vật nữ thể hiện qua hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975 được chia làm nhiều tuyến khác nhau khá phong phú. Ở phạm vi nhân vật nữ thành thị, có 315 hành động hỏi chiếm 88,5% có thể chia chúng thành các tuyến như: trí thức, văn nghệ sỹ, công nhân viên chức nhà nước, nghề tự do (tiếp thị, gái bán hoa…)…Ở phạm vi nhân vật nữ nông thôn chỉ có 41 hành động hỏi chiếm 11,55% gồm các tuyến nhân vật nữ nông dân, nữ buôn bán nhỏ, nữ giúp việc…

Như vậy, qua đối chiếu, chúng tôi thấy rằng nếu như truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 hướng nhiều về số phận của những người phụ nữ nông dân trong cảnh áp bức, nô lệ thì truyện ngắn sau 1975 lại tập trung phản ánh đời sống bộn bề của người phụ nữ ở thành thị với nhiều vị trí và nội dung mới mẻ. Sở dĩ chúng tôi chia nhỏ các tuyến nhân vật ở các phạm vi đề tài khác nhau là thấy rõ hơn đặc trưng về vai xã hội, cách sử dụng từ xưng hô cũng như chiến lược giao tiếp của nhân vật nữ thể hiện qua hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975.

2.3. VAI XÃ HỘI CỦA NHÂN VẬT NỮ THỂ HIỆN QUA HÀNH ĐỘNG HỎI

2.3.1. Khái niệm vai xã hội

Xã hội gồm rất nhiều mối quan hệ giữa người với người. Trong rất nhiều mối quan hệ đó, mỗi người có một vị trí riêng. Một cô giáo chẳng hạn, ở trường là cô giáo; ở nhà là cháu ông bà, là con bố mẹ, là vợ của chồng, là mẹ các con; trên đường đi, cô giáo cũng như mọi người khác đi đường, phải tuân theo luật giao thông; …Như vậy, mỗi người phải sắm rất nhiều vai trong cuộc sống.

Theo nhóm tác giả Bùi Tất Tươm “Vai xã hội là vị trí của người tham gia

hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại” [37, tr.170].

Quan hệ cá nhân giữa những tham thoại cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong tương tác hội thoại. Đó là những nhân tố sẵn có trước cuộc tương tác do chúng nằm ngoài tương tác. Chúng liên quan tới quan hệ thân - sơ, quan hệ vị thế xã hội, tuổi tác, quyền lực…và được thể hiện khác nhau ở từng cộng đồng người. Theo Nguyễn Đức Dân (1998), quan hệ cá nhân được xem xét dưới các góc độ:

- Quan hệ ngang (quan hệ thân - sơ). - Quan hệ dọc (quan hệ vị thế).

a. Quan hệ ngang (quan hệ thân sơ)

Quan hệ ngang chỉ rõ mối quan hệ gần gũi, thân cận hay xa cách giữa những ngưòi tham gia giao tiếp. Mối quan hệ này có thể thay đổi và điều chỉnh trong quá trình hội thoại, từ sơ đến thân hoặc ngược lại. Hình thức có thể đối xứng hoặc phi đối xứng. Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ ngang: dấu hiệu bằng lời, dấu hiệu cử chỉ điệu bộ hoặc dấu hiệu kèm lời. Người nói có nhiều công cụ để lựa chọn khi muốn thể hiện quan hệ này một cách phù hợp.

Những dấu hiệu bằng lời như hệ thống đại từ xưng hô, dùng từ thưa gửi, cách sử dụng từ tình thái…mang sắc thái quan hệ cá nhân rất rõ ràng. Trong tiếng Anh, các ngôi xưng hô ít và sử dụng khá đơn giản hơn so với tiếng Việt. Cụ thể ở ngôi thứ nhất có “I” (số ít), “we” (số nhiều); ngôi thứ hai có “you”, ngôi thứ ba có “It”, “she”, “he” (số ít), “they” (số nhiều).Thực tế trong giao tiếp hội thoại, người Anh sử dụng chủ yếu hai đại từ nhân xưng “I” và “you” trong mọi ngữ cảnh giao tiếp và với mọi đối tượng không phân biệt vai và lứa tuổi. Chẳng hạn ở trong hai đoạn hội thoại sau sẽ cho chúng ta thấy rõ cách sử dụng đó trong những tình huống giao tiếp khác nhau:

- Yes, please. - Tea or coffee?

- Coffee please. I do not like tea.”

Trong đoạn hội thoại (A) là lời mời dùng đồ uống giữa hai người bạn trao đổi với nhau và họ dùng hai đại từ nhân xưng “I - you” để xưng hô với nhau.

(B) “- Dad! Do you want a drink? - Yes, please.

- Tea or coffee? - Coffee”

Ở đoạn hội thoại (B), người hội thoại cũng sử dụng hai đại từ nhân xưng “I -

you” nhưng đây lại là cuộc nói chuyện của hai cha con trong gia đình.

Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú đa dạng như sắc thái của từ tự xưng: tôi, tao, tớ, mình, ông, đây…, hay cách gọi người đối thoại trực tiếp là

ông (bà) , anh (chị), ngài, cậu, mày, ấy…chỉ rất rõ mối quan hệ thân - sơ, trọng -

khinh giữa những người tham gia cuộc thoại. Cách gọi tên tục, biệt hiệu hay đầy đủ họ tên, thậm chí nói trống ngôi nhân xưng cũng thể hiện rõ quan hệ này. Việc dùng đúng từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thể hiện vốn văn hoá, sự hiểu biết, tính lịch thiệp, mức độ tôn trọng nhau trong giao tiếp. Vấn đề sử dùng từ xưng hô, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn nữa ở phần sau.

b. Quan hệ dọc

Đây là quan hệ tôn ti trong xã hội, quan hệ này tạo thành các vị thế trên dưới trong giao tiếp. Quan hệ này được đặc trưng bởi yếu tố quyền lực. Quan hệ vị thế có tính chất tương đối và phụ thuộc vào những yếu tố khách quan như cương vị xã hội, giới tính, tuổi tác…Những yếu tố khách quan này tạo các vị thế khác nhau tuỳ theo quan niệm truyền thống văn hoá của mỗi cộng đồng người. Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ vị thế: bằng lời, bằng cử chỉ hoặc điệu bộ…Hầu như mọi yếu tố trong hội thoại đều thể hiện quan hệ vị thế. Những dấu hiệu bằng lời, tương tự như quan hệ ngang, hệ thống từ xưng hô, hệ thống đại từ, nghi thức xưng hô…đều bộc lộ rõ quan hệ vị thế. Các hành động ngôn ngữ và hành động hội thoại cũng như sự thể hiện phép lịch sự, những từ tình thái, từ đi kèm hành động ngôn ngữ đều thể hiện quan hệ vị thế. Những vị thế này đã được ngôn từ hoá thành các từ ngữ và các cấu trúc ngôn ngữ.

Liên quan đến mối quan hệ giữa những người tham thoại, chúng tôi không thể không nhắc đến quan hệ quyền lực (power) và quan hệ hoà đồng (solidarity) mà thực chất là quan hệ dọc và quan hệ ngang theo quan niệm của P.Brown và S.Levinson.

Theo Tannen, quan hệ quyền lực và quan hệ hoà đồng là vấn đề cơ bản của hội thoại [dẫn theo 30, tr.12]. Quyền lực và hoà đồng có ảnh hưởng nhiều đến lời

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w