Vai xã hội của nhân vật nữ thể hiện qua hành động hỏi trong

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 37 - 51)

2.3.1. Khái niệm vai xã hội

Xã hội gồm rất nhiều mối quan hệ giữa người với người. Trong rất nhiều mối quan hệ đó, mỗi người có một vị trí riêng. Một cô giáo chẳng hạn, ở trường là cô giáo; ở nhà là cháu ông bà, là con bố mẹ, là vợ của chồng, là mẹ các con; trên đường đi, cô giáo cũng như mọi người khác đi đường, phải tuân theo luật giao thông; …Như vậy, mỗi người phải sắm rất nhiều vai trong cuộc sống.

Theo nhóm tác giả Bùi Tất Tươm “Vai xã hội là vị trí của người tham gia

hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại” [37, tr.170].

Quan hệ cá nhân giữa những tham thoại cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong tương tác hội thoại. Đó là những nhân tố sẵn có trước cuộc tương tác do chúng nằm ngoài tương tác. Chúng liên quan tới quan hệ thân - sơ, quan hệ vị thế xã hội, tuổi tác, quyền lực…và được thể hiện khác nhau ở từng cộng đồng người. Theo Nguyễn Đức Dân (1998), quan hệ cá nhân được xem xét dưới các góc độ:

- Quan hệ ngang (quan hệ thân - sơ). - Quan hệ dọc (quan hệ vị thế).

a. Quan hệ ngang (quan hệ thân sơ)

Quan hệ ngang chỉ rõ mối quan hệ gần gũi, thân cận hay xa cách giữa những ngưòi tham gia giao tiếp. Mối quan hệ này có thể thay đổi và điều chỉnh trong quá trình hội thoại, từ sơ đến thân hoặc ngược lại. Hình thức có thể đối xứng hoặc phi đối xứng. Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ ngang: dấu hiệu bằng lời, dấu hiệu cử chỉ điệu bộ hoặc dấu hiệu kèm lời. Người nói có nhiều công cụ để lựa chọn khi muốn thể hiện quan hệ này một cách phù hợp.

Những dấu hiệu bằng lời như hệ thống đại từ xưng hô, dùng từ thưa gửi, cách sử dụng từ tình thái…mang sắc thái quan hệ cá nhân rất rõ ràng. Trong tiếng Anh, các ngôi xưng hô ít và sử dụng khá đơn giản hơn so với tiếng Việt. Cụ thể ở ngôi thứ nhất có “I” (số ít), “we” (số nhiều); ngôi thứ hai có “you”, ngôi thứ ba có “It”, “she”, “he” (số ít), “they” (số nhiều).Thực tế trong giao tiếp hội thoại, người Anh sử dụng chủ yếu hai đại từ nhân xưng “I” và “you” trong mọi ngữ cảnh giao tiếp và với mọi đối tượng không phân biệt vai và lứa tuổi. Chẳng hạn ở trong hai đoạn hội thoại sau sẽ cho chúng ta thấy rõ cách sử dụng đó trong những tình huống giao tiếp khác nhau:

- Yes, please. - Tea or coffee?

- Coffee please. I do not like tea.”

Trong đoạn hội thoại (A) là lời mời dùng đồ uống giữa hai người bạn trao đổi với nhau và họ dùng hai đại từ nhân xưng “I - you” để xưng hô với nhau.

(B) “- Dad! Do you want a drink? - Yes, please.

- Tea or coffee? - Coffee”

Ở đoạn hội thoại (B), người hội thoại cũng sử dụng hai đại từ nhân xưng “I -

you” nhưng đây lại là cuộc nói chuyện của hai cha con trong gia đình.

Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú đa dạng như sắc thái của từ tự xưng: tôi, tao, tớ, mình, ông, đây…, hay cách gọi người đối thoại trực tiếp là

ông (bà) , anh (chị), ngài, cậu, mày, ấy…chỉ rất rõ mối quan hệ thân - sơ, trọng -

khinh giữa những người tham gia cuộc thoại. Cách gọi tên tục, biệt hiệu hay đầy đủ họ tên, thậm chí nói trống ngôi nhân xưng cũng thể hiện rõ quan hệ này. Việc dùng đúng từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thể hiện vốn văn hoá, sự hiểu biết, tính lịch thiệp, mức độ tôn trọng nhau trong giao tiếp. Vấn đề sử dùng từ xưng hô, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn nữa ở phần sau.

b. Quan hệ dọc

Đây là quan hệ tôn ti trong xã hội, quan hệ này tạo thành các vị thế trên dưới trong giao tiếp. Quan hệ này được đặc trưng bởi yếu tố quyền lực. Quan hệ vị thế có tính chất tương đối và phụ thuộc vào những yếu tố khách quan như cương vị xã hội, giới tính, tuổi tác…Những yếu tố khách quan này tạo các vị thế khác nhau tuỳ theo quan niệm truyền thống văn hoá của mỗi cộng đồng người. Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ vị thế: bằng lời, bằng cử chỉ hoặc điệu bộ…Hầu như mọi yếu tố trong hội thoại đều thể hiện quan hệ vị thế. Những dấu hiệu bằng lời, tương tự như quan hệ ngang, hệ thống từ xưng hô, hệ thống đại từ, nghi thức xưng hô…đều bộc lộ rõ quan hệ vị thế. Các hành động ngôn ngữ và hành động hội thoại cũng như sự thể hiện phép lịch sự, những từ tình thái, từ đi kèm hành động ngôn ngữ đều thể hiện quan hệ vị thế. Những vị thế này đã được ngôn từ hoá thành các từ ngữ và các cấu trúc ngôn ngữ.

Liên quan đến mối quan hệ giữa những người tham thoại, chúng tôi không thể không nhắc đến quan hệ quyền lực (power) và quan hệ hoà đồng (solidarity) mà thực chất là quan hệ dọc và quan hệ ngang theo quan niệm của P.Brown và S.Levinson.

Theo Tannen, quan hệ quyền lực và quan hệ hoà đồng là vấn đề cơ bản của hội thoại [dẫn theo 30, tr.12]. Quyền lực và hoà đồng có ảnh hưởng nhiều đến lời nói trong hội thoại trong đó biểu hiện khá rõ ở hành động hỏi.

2.3.2. Nhận diện khái quát vai xã hội của nhân vật nữ thực hiện hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975

Qua bảng thống kê 2.2, chúng tôi nhận thấy, nhân vật nữ sau 1975 so với nhân vật nữ trong truyện ngắn hiện thực phê phán đã tham gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Nếu như nữ giới trong truyện ngắn trước cách mạng chỉ là những người phụ nữ luôn gắn liền với phạm vi gia đình, với công việc nội trợ, đồng áng hay buôn bán nhỏ thì nữ giới trong các truyện ngắn đương đại đứng ở nhiều vai xã hội phong phú thậm chí xuất hiện nhân vật nữ với vị thế mạnh. Cụ thể, ngoài những vai quen thuộc, truyền thống, nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 đã có mặt trong những vai trò mới như: nữ trí thức khoa học 46 hành động, chiếm 12,9%; nữ là văn nghệ sỹ 30 hành động hỏi chiếm, 8,4%; nữ công nhân viên chức nhà nước 17 hành động hỏi, chiếm 4,8%.

Để nhận diện vai xã hội của nhân vật nữ thể hiện qua hành động hỏi trong một số truyện ngắn sau 1975, chúng tôi căn cứ vào các dấu hiệu sau:

- Dựa vào quan hệ xã hội của nhân vật nữ khi tham gia giao tiếp với các nhân vật khác.

- Dựa vào ngôn ngữ được sử dụng trong hành động hỏi. - Dựa vào nội dung của hành động hỏi.

- Dựa vào cung cách xưng hô của nhân vật nữ với nhân vật khác trong cuộc thoại. - Dựa vào điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, trang phục… của nhân vật (thông qua ngôn ngữ miêu tả của người kể chuyện)

2.3.3. So sánh vai xã hội của nhân vật nữ thể hiện qua hành động hỏi trong truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945 với truyện ngắn sau 1975

2.3.3.1. Vai xã hội của nhân vật nữ trong truyện ngắn 1930 - 1945 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vị trí giao tiếp của người phụ nữ trong truyện ngắn trước 1945 xuất hiện trong cuộc hội thoại với các nhân vật khác chủ yếu với vị thế yếu, thấp kém. Đó là vị trí của người bị bóc lột đối với tầng lớp thống trị, là vị trí của người vợ bị phụ thuộc đối với chồng hoặc là người mẹ bất hạnh, nghèo khổ, bất lực trước tình cảnh đói khát của con cái, gia đình… Chính vì thế, trong mọi hoạt động ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật nữ thường biểu thị một sự nhún nhường, e dè, khiêm tốn hoặc là sự chao chát, than thở về số phận vất vả, nghèo hèn của bản thân.

Qua thống kê, chúng tôi thấy nhân vật nữ trong truyện ngắn hiện thực phê phán xuất hiện với những vai quen thuộc chủ yếu sau:

a. Nhân vật nữ là những người có địa vị thấp

* Nhân vật nữ là những người nghèo khổ

(4) “- Ban sáng u đã vào mà người ta có cho đâu; cậu Phúc bảo hễ u vào nữa thì cậu ấy thả chó ra cắn.

Bác Lê đáp:

- Nhưng biết làm thế nào! Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn? Thôi tao cứ liều vào lần nữa xem sao.”

[I, tr.248] Mẹ Lê trong đoạn hội thoại trên đã thể hiện sự bất lực và nỗi cùng cực của gia đình khi phải chứng kiến cảnh con cái chịu đói khát. Chị quyết định liều mình đi xin gạo, mặc dù biết người ta dùng chó dữ để xua đuổi mình nhưng tình thương đối với bầy con thơ đã thôi thúc chị dẫu chị biết nguy hiểm đang chờ đón mình.

* Nhân vật nữ là những người bị áp bức chà đạp nhân phẩm

Trong xã hội đầy những áp bức bất công, người phụ nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí họ còn bị chà đạp nhân phẩm, danh dự

(5) “…Thế rồi mắt chú lim dim như lúc ngắm súng. Chị Tam nhanh thoăn thoắt, giật ngay ra, lùi lại mấy bước:

- Ô hay ! Thầy quyền làm cái trò gì thế này? Tôi kêu to bây giờ! - Mình ơi, tôi yêu mình lắm!

Vừa nói, chú vừa sấn vào, ôm lấy chị Tam, đẩy ngã xuống đất, rồi cũng ngã theo…

- Ối giời đất ôi! Thầy quyền làm gì tôi thế này?”

Chị Tam trong đoạn thoại trên đã hỏi nhưng để bộc lộ thái độ ngạc nhiên và phản ứng kịch liệt truớc hành động sàm sỡ ngay ban ngày ban mặt của thầy quyền. Dùng hành động hỏi để phản đối hành động bẩn thỉu của thầy quyền, chúng ta thấy được vị thế yếu kém của người phụ nữ, ngay cả khi bị xúc phạm nhân phẩm họ phản ứng về ngôn ngữ cũng hết sức nhún nhường.

* Nhân vật nữ là những người ở đợ, làm mướn

(6) “Cái đĩ vừa trông thấy bà mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó tự cúi đầu, khẽ hỏi:

- Bà đi đâu đấy?”

[I, tr.632] Hành động hỏi có chứa thông tin bổ trợ “đấy”. Ở dạng cấu trúc này, người hỏi hướng tới một sự kiện, hiện tượng …nhất định, thường là ở xa người nói và là cái mà ở vào lúc và nơi giao tiếp cả người nói lẫn người nghe đều đã biết, đều có thể định hướng tới được, xác định được. Trong tình huống này, trong suy nghĩ cái đĩ cho rằng bà lên thăm mình, nhưng sự vui mừng vì lâu ngày gặp bà bỗng chốc phải dấu vào lòng để rồi thay vào đó nó hỏi bà bằng một câu hỏi đầy tính xã giao “Bà đi đâu đấy?”. Chính hành động hỏi này của cái đĩ giúp chúng ta hình dung được thân phận thấp kém của kẻ đi ở đợ, không dám bộc lộ tình cảm, niềm vui của chính mình khi gặp người thân. Những yếu tố miêu tả đi kèm “tự nhiên ngượng

nghịu”, “cúi đầu, khẽ hỏi” cũng góp phần thể hiện địa vị “thấp cổ bé họng” của

những người làm thuê làm mướn cho những gia đình giàu có ở trong xã hội cũ. * Nhân vật nữ là những người có thân phận thấp hèn

Đó là những con người làm cái nghề mà cả xã hội khinh rẻ “gái bán hoa”, tuy nhiên từ nơi ô uế, bẩn thỉu nhất, nhơ nhớp nhất vẫn lấp lánh những ước mơ rất bình dị. Họ vẫn khao khát có được một cuộc sống bình thường như bao người phụ nữ khác. (7) Tiếng nàng cũng cảm động nghẹn ngào. Dưới bàn tay thân mật của bạn, Liên càng nức nở. Hai chị em giờ này cảm thấy trơ trọi quá. Liên ngửng mặt lên nhìn Huệ, cố gượng một nụ cười héo hắt:

- Chị cũng khóc đấy ư?

[I, tr.278]

ư” biểu thị ý nghĩa hỏi lại, với sắc thái ngạc nhiên, bất ngờ nhằm xác nhận

một trạng thái, hành động của người đối thoại cũng giống trạng thái, hành động giống mình. Tiểu từ “cũng” gắn với việc xác nhận một đặc điểm chung nào đó giữa hai người đang tham gia đối thoại với nhau. Như vậy, Liên hỏi Huệ cũng như đang

đối diện với chính nỗi lòng mình, hai cô gái đang khóc cho chính số phận bất hạnh đã đưa đẩy họ phải làm nghề mạt hạng để nuôi thân. Câu hỏi và tiếng khóc như là sự đồng điệu, đồng cảnh cho thân phận của chị em trong hoàn cảnh éo le, ngang trái của cuộc đời.

b. Nhân vật nữ là những người có địa vị cao

* Nhân vật nữ là những bà chủ giàu có (8) “Tiếng bà phó giục:

Cái đĩ đi đâu rồi? Đem em về đây, rồi quét nhà, dọn cơm”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[I, tr.633]

Hành động hỏi nhưng mục đích là kêu gọi và ra lệnh cho đứa ở, đồng thời, bên cạnh đó bà phó cũng như muốn thông qua lời gọi hỏi của mình để nhắc nhở, đe nẹt những đứa giúp việc khác hãy đi làm việc.

* Nhân vật nữ là những người vợ, người con của quan lại

Họ là những người không có chức vị gì trong xã hội nhưng nhờ chức vụ của chồng, con mà trở nên có địa vị trong xã hội. Thực chất, vị thế của nhân vật này này có được là nhờ vào địa vị của người khác. Mặc dù thế, đối tượng này vẫn thể hiện được vai trò quyền lực của mình đối với những người xung quanh, đặc biệt là đối với những người lao động nghèo khổ.

(9) “Bà cựu với cô Đính đứng ngoài nghe thấy, cười đau bụng. Họ cười và họ chửi:

- Bố khỉ! Thế mà chả xưng là con ông nọ, cháu bà kia. Úi chao… - Ấy con ông ấm đấy!

- Ấm đồng hay ấm đất đấy? Ấm thổ tả. Ấm đi chui vào buồng con ở nhà người ta!

- Để sáng mai ban ngày ban mặt, nhìn rõ cái mặt ấy xem thế nào.

- Thật đấy! Cứ để sáng mai, ông cựu về rồi sẽ liệu! Sao cũng được đem ra điếm cùm, cho cả làng trông thấy.

[I, tr. 654] Qua đoạn hội thoại trên, chúng ta nhận thấy được sự tàn nhẫn của những kẻ có chức địa vị. Họ sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc riêng tư, thầm kín của những người lao động thấp kém. Chính vì những lời nói đầy mỉa mai, cay nghiệt đó khiến cho Lang Rận phải tìm đến cái chết vì xấu hổ.

Như vậy, qua thống kê 185 hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945, chúng tôi nhận thấy nhân vật nữ thường xuất hiện trong những mối quan hệ khá quen thuộc đó là những người phụ nữ suốt cả cuộc đời sống gắn mình với đồng ruộng, làng quê, họ xuất hiện chủ yếu ở địa vị giao tiếp thấp, nếu là người có địa vị thì cũng là địa vị “ăn theo” của chồng, cha mà thôi.

2.3.3.2. Vai xã hội của nhân vật nữ thể hiện qua hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975

a. Nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 tham gia ở nhiều vai xã hội phong phú và đa dạng

Vai trò và chức năng của người phụ nữ trong thời kỳ đất nước độc lập, thống nhất và đổi mới trong xu thế hội nhập thế giới sâu sắc trên nhiều phương diện của đời sống xã hội ngày càng được khẳng định. Cùng với sự đấu tranh cho bình đẳng giới trong một xã hội văn minh, tiến bộ đã đem lại nhiều vị thế mới cho người phụ nữ. Bên cạnh những phẩm chất và nét đẹp truyền thống trong cốt cách của người phụ nữ Á Đông thì người phụ nữ hiện đại trong thời kỳ đổi mới trở nên tự tin, năng động, sáng tạo, biết làm chủ cuộc sống. Đi cùng với sự phát triển lớn lao đó, văn học cũng chuyển mình để bắt kịp nhịp sống, hơi thở của thời đại. Truyện ngắn giai đoạn sau 1975 có nhiều đổi mới, “thay máu”, trong đó phương diện con người nói chung và nhân vật nữ trong truyện ngắn nói riêng cũng có những phản ánh sinh động, mới mẻ.

Qua khảo sát và thống kê hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 (Trang 37 - 51)