Hướng đề xuất sử dụng bảnđồ khái niệm trong dạy học sinh học BĐKN có thể được sử dụng trong nhiều khâu như: khâu dạy bài mới; khâu

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học chương i, sinh học 11 (nâng cao) trường THPT (Trang 59 - 60)

I Động vật đa bào kích thước là

2.3.Hướng đề xuất sử dụng bảnđồ khái niệm trong dạy học sinh học BĐKN có thể được sử dụng trong nhiều khâu như: khâu dạy bài mới; khâu

BĐKN có thể được sử dụng trong nhiều khâu như: khâu dạy bài mới; khâu củng cố, ôn tập; khâu kiểm tra đánh giá... với nhiều biện pháp khác nhau: biện pháp cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh, biện pháp cung cấp bản đồ khuyết, biện pháp cung cấp bản đồ câm, biện pháp học sinh tự xây dựng bản đồ khái niệm...

Từ những bản đồ đã nêu, với máy tính hỗ trợ, người dùng có thể thay đổi với bản đồ bằng cách thay đổi các dạng bản đồ mà vẫn giữ nguyên hình dạng bản đồ để phục vụ mục đích riêng của mình

BĐKN trong dạy học đưa lại hiệu quả là rất lớn song hiệu quả đạt được lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào phương pháp và biện pháp sử dụng bản đồ.

Ở mức độ thấp nhất BĐKN chỉ được sử dụng như một phương tiện để GV truyền đạt thông tin: GV xây dựng bản đồ rồi giới thiệu cho HS bằng phương pháp giải thích minh họa. Với phương pháp sử dụng này hiệu quả dạy học ôn tập rất thấp vì chưa phát huy được tính tự lực, sáng tạo của HS, hầu như hoàn toàn là sự làm việc của giáo viên, họa sinh chỉ lắng nghe.

Mức thứ hai cao hơn là bản đồ khái niệm do GV xây dựng được sử dụng như một phương tiện tổ chức hoạt động tự học của HS. GV tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu SGK rồi yêu cầu HS:

- Sử dụng BĐKN để diễn đạt nội dung đọc được. - Điền tiếp BĐKN dạng khuyết thiếu, bản đồ câm.

- Tìm những bất hợp lý trong bản đồ khái niệm, sửa lại những bất hợp lý đó. Ở mức thứ hai này đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Với phương pháp này đòi hỏi HS phải tự nghiên cứu tài liệu, chọn các khái niệm quan trọng, phù hợp, phải đưa ra ý kiến của mình hoặc nhận xét ý kiến của HS khác.

Mức thứ ba là giáo viên đưa ra chủ đề yêu cầu học sinh tự xây dựng BĐKN, sau đó giáo viên nhận xét, góp ý. Phương pháp này sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhất trong ba mức đã đưa ra. Tuy nhiên, mức này thường chỉ áp dụng cho những đối tượng HS khá, đã làm quen với BĐKN thì HS mới có khả năng làm được.

Trong ba mức trên, mức hai thường được sử dụng nhất. Trong đó cách thường xuyên được sử dụng là điền tiếp bản đồ khái niệm khuyết thiếu, bản đồ câm.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học chương i, sinh học 11 (nâng cao) trường THPT (Trang 59 - 60)