Thực trạng dạy học khái niệm trong nhà trường THPT hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học chương i, sinh học 11 (nâng cao) trường THPT (Trang 25 - 28)

Để nắm được thực trạng dạy và học khái niệm Sinh học, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn; dùng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở một số trường trung học phổ thông. Kết quả cho thấy:

1.3.1.1 Phương pháp dạy khái niệm của giáo viên

Chúng tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 28 giáo viên Sinh học thuộc tỉnh Đồng Tháp về phương pháp dạy khái niệm và có kết quả như sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy khái niệm của giáo viên

TT Thường Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 9 32,14 19 67,86 0 0

2 Hỏi đáp (tái hiện và tìm

tòi) 11 39,28 17 60,72 0 0

3 Biểu diễn thí nghiệm 3 10,72 15 53,57 10 35,71

4 Đặt và giải quyết vấn đề 16 57,14 7 25,00 5 17,86 5 Sử dụng bài tập tình huống 0 0 26 92,86 2 7,14 6 Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa 6 21,43 22 78,57 0 0 7 Dạy học có sử dụng bản đồ khái niệm 0 0 0 0 28 100

8 Học sinh tự nghiên cứu

sách giáo khoa 7 25,00 21 75,00 0 0

Bảng 1.2. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc kết hợp rèn luyện các kỹ năng xây dựng bản đồ khái niệm với hệ thống hóa kiến thức và lĩnh hội kiến thức mới.

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Phương pháp

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

18 64,28 5 17,86 5 17,86

Qua kết quả ở bảng 1.1, 1.2 kết hợp với việc quan sát sư phạm, tham khảo giáo án và dự giờ một số giáo viên, chúng tôi nhận thấy:

Để giảng dạy một khái niệm Sinh học giáo viên đã sử dụng rất nhiều các biện pháp như thảo luận theo nhóm hợp tác, hỏi đáp- tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, sử dụng sơ đồ hóa… song một số giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống như đọc chép, giáo viên đặt câu hỏi- HS trả lời sau đó giáo viên hệ thống lại bài học nên không phát huy được tính tích cực cho HS. Việc sử dụng bản đồ khái niệm vào giảng dạy các khái niệm còn rất hạn chế do trong công tác giảng dạy còn nhiều vấn đề bất cập. Sau khi thực nghiệm một số GV cho rằng việc sử dụng bản đồ khái niệm mang lại hiệu quả trong phát huy tính tích cực cho HS nên có thể sẽ nghiên cứu và đưa vào giảng dạy để giúp HS làm quen với phương pháp học khái niệm mới.

1.3.1.2. Thực trạng học khái niệm của học sinh

Chúng tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 120 học sinh thuộc tỉnh Đồng Tháp về phương pháp học khái niệm và có kết quả như sau:

Bảng 1.3. Ý kiến của học sinh về phương pháp học khái niệm

Học thuộc Cụ thể khái niệm dưới dạng

sơ đồ Dùng bản đồ khái niệm

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

77 64,17 43 35,83 0 0

Bảng 1.4. Đánh giá của giáo viên về kỹ năng hệ thống hóa khái niệm của học sinh

Tốt Khá Trung bình Yếu

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

0 0 9 32,14 14 50,00 5 17,86

Qua bảng số liệu 1.3 cho thấy đa số học sinh học khái niệm bằng cách học thuộc (64,17%), một số ít cụ thể khái niệm dưới dạng sơ đồ (35,83%), không có học sinh nào dùng bản đồ khái niệm.

Qua bảng 1.4 cho thấy đa phần giáo viên đánh giá mức độ tự hệ thống hóa khái niệm của HS đạt mức trung bình (50,00%).

Điều đó càng cho thấy năng lực của HS qua việc tự xây dựng cho mình cách học các khái niệm. Các em chủ yếu học theo những gì học được trên lớp mà chưa nắm được vị trí của khái niệm khi đưa vào hệ thống. Do đó khi làm phiếu điều tra chỉ có một phần nhỏ HS có thể nắm được vị trí, mối quan hệ của khái niệm trong hệ thống .

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học chương i, sinh học 11 (nâng cao) trường THPT (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w