Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức phần chuyển hoá vật chất và năng lượng – sinh học 11 (NC) ở trường THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học chương i, sinh học 11 (nâng cao) trường THPT (Trang 28 - 33)

hoá vật chất và năng lượng – sinh học 11 (NC) ở trường THPT

1.3.2.1. Mục tiêu Về kiến thức

- Biết được sự chuyển hoá VC – NL là cơ sở của sự sống.Hiểu được các hoạt động sống xảy ra trong tế bào có mối liên quan, phụ thuộc với các hoạt động xảy ra trong các tế bào khác của cùng cơ quan và của các cơ quan khác trong một cơ thể TV - ĐV.

- Trình bày được các quá trình trao đổi vật chất, vận chuyển và chuyển hoá vật chất trong cơ thể TV - ĐV.

- So sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình chuyển hoá VC - NL ở TV - ĐV để chứng tỏ nguồn gốc chung của sinh giới, chứng tỏ sự đa

dạng trong chuyển hoá VC - NL của sinh giới từ đó giúp hình thành ở HS quan điểm thế giới quan về sự sống.

Về kĩ năng

- Kĩ năng thực hành: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm qua các bài thực hành.

- Kĩ năng tư duy: Tiếp tục kĩ năng tư duy phân tích - quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận ( phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá,… đặc biệt là kĩ năng suy luận để giải quyết các hiện tượng liên quan gặp phải trong học tập và thực tiễn cuộc sống).

- Kĩ năng học tập: đặc biệt là tự học, biết thu thập và xử lí thông tin, lập bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị, biết làm việc theo cá nhân và nhóm, biết làm các báo cáo nhỏ, biết trình bày trước tổ, lớp…

Về thái độ

- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức và giải thích bản chất, tính quy luật về các hiện tượng của thế giới sống.

- Có ý thức vận dụng các tri thức và kĩ năng học được vào thực tiễn cuộc sống, học tập và lao động.

- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên bảo vệ môi trường sống.

1.3.2.2. Cấu trúc chương trình

Phần “chuyển hoá VC - NL” trong sinh học 11( NC) có 22 tiết gồm 2 phần:

Phần A: Chuyển hoá VC - NL ở thực vật, gồm 14 bài ( bài 1 -> bài 14 với 14 tiết dạy trong đó có 3 tiết thực hành).

Nội dung: giới thiệu về sự chuyển hoá VC - NL ở cơ thể thực vật (trao đổi nước và khoáng, quang hợp, hô hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến các chức năng đó, sự ứng dụng kiến thức đó vào trồng trọt).

Phần B: Chuyển hoá VC-NL ở động vật, gồm 7 bài (bài 15-> bài 21 với 7 tiết dạy trong đó có 1 tiết thực hành).

Nội dung: giới thiệu sự chuyển hoá VC-NL ở cơ thể ĐV( tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi).

Ngoài ra, còn có 1 tiết ôn tập chương I

* Cấu trúc chương trình phần chuyển hoá VC-NL trong sinh học 11( NC) cụ thể như sau:

Phần A: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật Gồm 14 bài:

+ Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật. + Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tt). + Bài 3: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật + Bài 4: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật ( tt). + Bài 5: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tt).

+ Bài 6: Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón. + Bài 7: Quang hợp.

+ Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật.

+ Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. + Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng.

+ Bài 11: Hô hấp ở thực vật.

+ Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp. + Bài 13: Thực hành: tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học.

+ Bài 14: thực hành: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt.

Phần B: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật Gồm 8 bài:

+ Bài 15: Tiêu hoá. + Bài 16: Tiêu hoá ( tt). + Bài 17: Hô hấp. + Bài 18: Tuần hoàn.

+ Bài 20: Cân bằng nội môi.

+ Bài 21: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch. + Bài 22: Ôn tập chương I

1.3.2.3. Về nội dung

Nội dung phần “chuyển hoá VC-NL “trong chương trình sinh học 11 (NC) ở trường THPT bao gồm:

* Kiến thức về trao đổi nước ở thực vật:

- Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá năng lượng trong tế bào.

- Trình bày vai trò của nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây và ảnh hưởng sự phân bố thực vật trong tự nhiên.

- Trình bày được cơ chế trao đổi nước: 3 quá trình liên tiếp (hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước); ý nghĩa thoát hơi nước với đời sống của thực vật.

- Nêu được cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng.

- Trình bày được sự trao đổi nước phụ thuộc vào điều kiện môi trường. * Kiến thức về trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật:

- Nêu vai trò của nguyên tố khoáng ở thực vật. - Phân biệt: nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng.

- Phân biệt: 2 cơ chế trao đổi ion khoáng (thụ động và chủ động)

- Trình bày sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào môi trường.

- Trình bày vai trò của nitơ, sự cố định nitơ khí quyển và biến đổi nitơ trong cây.

- Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng.

* Kiến thức về quang hợp

- Nêu được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp mang hệ sắc tố quang hợp. - Trình bày quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM bao gồm pha sáng chung và pha tối có những đặc điểm riêng.

- Trình bày quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh - Giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng, từ đó đưa ra biện pháp nâng cao năng suất cây trồng qua quang hợp và triển vọng năng suất cây trồng.

* Kiến thức về quá trình hô hấp ở thực vật

- Trình bày được ý nghĩa của hô hấp: giải phóng năng lượng và tạo các sản phẩm trung gian dùng cho mọi quá trình sinh tổng hợp.

- Trình bày được ti thể (chứa các loại enzim) là cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật.

- Trình bày được hô hấp hiếu khí và sự lên men.

- Trình bày được mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp.

Quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm…

* Kiến thức về chuyển hoá VC - NL ở động vật

- Phân biệt trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá vật chất năng lượng trong tế bào.

- Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào.

- Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá và hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.

- Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.

- Nêu ý nghĩa của cân bằng nội môi đối với cơ thể( cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH).

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học chương i, sinh học 11 (nâng cao) trường THPT (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w