Nội dung thực nghiệm (bài soạn thực nghiệm)

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT lấp vò 3 huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp (Trang 48 - 71)

B. NỘI DUNG

2.2. Nội dung thực nghiệm (bài soạn thực nghiệm)

2.2.1. Khảo sát lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Khối 12 phải kết thúc chương trình sớm theo quy định của UBND tỉnh Đồng Tháp và chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Tháp nên chúng tôi đã lấy kết quả học tập môn GDCD của các em ở HKI để đánh giá. Đặc biệt những lớp được chọn làm thực nghiệm là những lớp tôi trực tiếp giảng dạy, nên cũng dễ dàng hơn cho việc tiến hành thực nghiệm.

Tuy nhiên, khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi cũng đã xin ý kiến của lãnh đạo nhà trường, thăm dò ý kiến của giáo viên dạy GDCD và tất cả giáo viên có dạy hai lớp này.

Qua tìm hiểu các lớp thực nghiệm, kết quả học tập môn GDCD của các em đều đạt loại giỏi. Do đó, tôi lập bảng so sánh như sau:

Tổng số HS TB HKI <= 9.0 >9.0 1 2A1 42 20: 47,6% 22: 52,4% 12A2 42 18: 42,9% 24: 57,1% (Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 1/2012)

2.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm ở một số bài thuộc GDCD 12

Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi quyết định chọn hai tiết thuộc bài 8:

* Đối với giáo án đối chứng

Chúng tôi tiến hành lập kế hoạch và thiết kế giáo án dùng cho lớp đối chứng, tiến hành giảng dạy theo phương pháp dạy học truyền thống

* Đối với giáo án thực nghiệm

Chúng tôi cùng với giáo viên dạy môn GDCD của trường THPT Lấp Vò 3 thiết kế giáo án và tiến hành dạy theo phương pháp dạy học tích cực.

* Một số hình thức trình bày giáo án

Tùy vào quy định của mỗi trường, mà cách trình bày giáo án thống nhất chung, cụ thể như sau:

- Giáo án trình bày 2 cột: Gồm hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh.

- Giáo án trình bày 3 cột: Gồm hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh và nội dung ghi bảng hoặc tiêu đề nội dung chính và phân bố thời gian.

- Giáo án trình bày 4 cột: Gồm hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh, nội dung ghi bảng và phân bố thời gian thực hiện.

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 1

Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (2tiết)

I. Mục tiêu bài học:

Học xong bài này học sinh cần đạt được:

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

- Tình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

2. Về kĩ năng:

Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.

3. Về thái độ:

Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác.

SGK GDCD 12, SGV GDCD 12, sách tình huống GDCD 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12, thiết kế bài giảng GDCD12, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, tranh, ảnh, giấy Ao, máy chiếu, bài tập tình huống pháp luật GDCD 12…

III. Phương pháp - Hình thức tổ chức dạy học

- Đàm thoại, tình huống. - Diễn giải.

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’

(Giáo viên có thể thiết kế trên giấy Ao hoặc pháp vấn)

Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? Nêu mục đích của quyền khiếu nại, tố cáo?

Câu 2: Cho biết ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?

3. Dạy bài mới: (tiết 1)

Giới thiệu bài:

- Giáo viên có thể đọc, chiếu lên máy (hoặc ghi lên giấy Ao, hay bảng): Trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có đoạn viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời: Em hiểu như thế nào về đoạn thư này?

- Giáo viên: Kết luận: Những điều các em đã nêu là nói đến quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. Đó chính là nội dung bài học hôm nay.

Giáo viên: Dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài học hôm nay.

Ở tiết 1: Các em tìm hiểu nội dung về: Quyền học tập, quyền sáng tạo của công dân.

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

- Giáo viên: Cho học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em về câu nói của Bác Hồ:

“Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây Vì lợi ích 100 năm thì phải trồng người”

- Học sinh: Trả lời.

- Giáo viên: Giải thích và đặt vấn đề: Chăm lo, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện chính là chăm lo, quan tâm đến quyền cơ bản của công dân. Để công dân trở thành chủ nhân tương lai trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Vậy, thế nào là quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân? Nhà nước đảm bảo quyền này của công dân như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu:

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung

quyền học tập của công dân.

- Giáo viên: Tổ chức chia lớp thảo luận những vấn đề sau:

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:

a. Quyền học tập của

+ Nhóm 1: Nêu nội dung, ví dụ về quyền học tập không hạn chế.

+ Nhóm 2: Nêu nội dung, ví dụ về quyền học bất cứ ngành nghề nào.

+ Nhóm 3: Nêu nội dung, ví dụ về quyền học thường xuyên, học suốt đời.

+ Nhóm 4: Nêu nội dung, ví dụ về quyền bình đẳng của công dân về cơ hội học tập.

- Học sinh: Các nhóm thảo luận trong 4 phút. - Học sinh: Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung thảo luận (ghi lên giấy Ao và dán lên bảng).

- Học sinh: Cả lớp trao đổi.

- Học sinh: Lắng nghe ý kiến góp ý của các nhóm hoặc có thể tìm thêm nhiều ví dụ.

- Giáo viên: Kết luận, kết hợp giải thích. Quyền học tập Nội dung Ví dụ Không hạn chế Học ở các bậc học phổ thông hoặc đại học, sau đại học. Công dân có thực hiện quyền học tập thuộc -6 tuổi bước vào Tiểu học -12 tuổi bước vào THCS -16 tuổi bước vào THPT -Đủ điều kiện

khả năng cá nhân thông qua tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. và điểm chuẩn vào Cao đẳng, Đại học… B ất cứ ngành nghề nào Phù hợp với năng khiếu khả năng, sở thích và điều kiện của mình vào các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nhân kĩ thuật. -Học đại học Công nghệ thông tin -Đại học Sư phạm -Công nhân kĩ thuật ngành điện - Nuôi dạy trẻ …… T hường xuyên, suốt đời Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường học khác nhau -Học hệ chính quy - Trường Dân lập, Tư thục -Bổ túc văn hóa -Bồi dưỡng thường xuyên -Học

tập trung hoặc không tập trung -Học ban ngày, học buổi tối. -Học ở độ tuổi khác nhau. B ình đẳng về cơ hội học tập Không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, nguồn gốc gia đình. -Trường Dân tộc nội trú -HS các nước trên thế giới khác nhau cùng học một trường -Học sinh con em nông dân, công nhân, trí thức cùng học một lớp -Học sinh giàu, nghèo cùng học một lớp. - Giáo viên: Không nên hiểu quyền học

tập của công dân theo nghĩa chung, theo nghĩa tự do tuyệt đối mà phải hiểu theo quy định của pháp luật.

- Giáo viên: Chốt lại và chiếu nội dung lên. -Giáo viên: Cho học sinh trả lời câu hỏi ở SGK trang 84.

- Học sinh: nghiên cứu trả lời.

- Giáo viên: nhận xét và bổ sung ý kiến.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung

quyền sáng tạo của công dân.

- Giáo viên: Sử dụng phương pháp đàm thoại:

Câu 1: Thế nào là quyền sáng tạo của công dân?

- Giáo viên: Gọi 2 hoặc 3 học sinh trình bày. Sau đó giáo viên chốt lại.

Câu 2: Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi ở SGK trang 85: Theo em học sinh THPT có được hưởng quyền sáng tạo không? Vì sao?

- Giáo viên: Gọi 2 đến 3 học sinh trình bày ý kiến cá nhân, sau đó giáo viên kết luận và giảng rõ hơn hai nội dung về quyền sáng tạo

Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân theo đó, mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời

của công dân:

+ Quyền đưa ra các phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất.

+ Quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm, các công trình khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội có lợi cho đất nước.

- Giáo viên kết luận, ghi bảng.

Câu 3: Giáo viên cho học sinh kể những tấm gương thể hiện được sự phát huy quyền sáng tạo của công dân mà các em biết? - Giáo viên: Lắng nghe, phân tích. Sau đó kể một vài tấm gương trong thực tế : VD: Anh Phạm Thanh Liêm quê Đồng tháp là một nông dân biết phát minh, sáng chế ra máy sạ lúa, máy gặt đập, trồng lúa, máy gặt lúa. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Giao tác giả máy phân tích điện hóa cực nhanh thế hệ mới. Anh Lũy ở Đồng Tháp là một nông dân, nhưng anh biết dời nhà mà không cần phá bỏ, kể cả di dời đình, chùa.

- Giáo viên: Theo em pháp luật có vai trò gì đối với quyền sáng tạo của công dân?

- Học sinh: Cả lớp trao đổi

b. Quyền sáng tạo của công dân. (15 phút)

Là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến

- Giáo viên: Kết luận: Khuyến khích tự do sáng tạo. Đồng thời bảo vệ quyền sáng tạo của công dân.

- Giáo viên: Em dự định thực hiện quyền học tập của mình như thế nào sau khi tốt nghiệp THPT?

- Học sinh: Cả lớp trao đổi.

- Giáo viên: Gọi 3 đến 4 học sinh trình bày ý kiến cá nhân.

- Giáo viên: Nhận xét, đánh giá và cho điểm. Kết hợp giáo dục ý thức học tập và sáng tạo của học sinh.

kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. * Củng cố: (4 phút)

Giáo viên: Cho học sinh làm bài tập tình huống (chiếu lên bảng hoặc viết vào giấy Ao nội dung tình huống).

TH 1:

Một số bạn sau khi không thi đỗ vào Đại học đã tỏ ra bi quan, chán nản

và cho rằng họ không còn cơ hội học tập nữa, quyền học tập của họ thế là chấm dứt từ đây. Tần suy nghĩ, cách hiểu thế này có vẻ không đúng hay sao ấy! Không học bây giờ thì khi khác vẫn có thể học chứ, miễn là mỗi người đều phải cố gắng.

Vậy, theo em, những người không thi đỗ vào Đại học còn có quyền học tập nữa không? Pháp luật nước ta có hạn chế quyền học tập của công dân không?

TH 2:

- Huy hỏi Thành: Có phải chỉ những người học ở bậc cao mới có quyền

- Thành trả lời: Ồ! Ai chẳng có quyền sáng tạo, chú tớ làm công nhân còn được nhận chứng chỉ về sáng tạo trong nhà máy mà.

- Nhưng học sinh chúng mình thì có thể sáng tạo được gì? - Huy hỏi tiếp.

- Thành: Học sinh cũng có thể sáng tạo, điều quan trọng là phải chịu khó suy nghĩ thì mới sáng tạo được.

Theo em, có phải mọi công dân đều có quyền sáng tạo không?

- Giáo viên tổng hợp ý kiến học sinh và kết luận. * Giáo viên kết luận tiết thứ 1:

Như vậy, mọi công dân đều có quyền học tập và quyền sáng tạo có nghĩa là: Công dân có quyền học ở mọi bậc học, cấp học mà không bị hạn chế; công dân có thể học ở bất cứ ngành, nghề nào cho phù hợp với mình; công dân có thể học thường xuyên, suốt đời bằng các hình thức khác nhau, ở các loại hình trường lớp khác nhau; mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Bên cạnh đó, học sinh THPT được hưởng đầy đủ quyền sáng tạo như mọi công dân khác, bởi vì quyền sáng tạo được áp dụng cho mọi công dân, không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội…tuy nhiên do tuổi còn nhỏ, chưa tham gia vào lao động sản xuất và công tác nên quyền này của các em chưa phát huy được nhiều. Khi các em trưởng thành sẽ phát huy được nhiều hơn về quyền sáng tạo này.

* Hoạt động nối tiếp (dặn dò): (1 phút)

- Về nhà làm bài tập ở SGK trang 92 bài 1,2,3.4. - Xem trước nội dung ở tiết còn lại.

V. Phụ lục

-Phiếu học tập số 1 (dùng cho nhóm 1)

Nhóm 1: Nêu nội dung, ví dụ về quyền học tập không hạn chế.

- Phiếu học tập số 2 (dùng cho nhóm 2)

- Phiếu học tập số 3 (dùng cho nhóm 3)

Nhóm 3: Nêu nội dung, ví dụ về quyền học thường xuyên, học suốt

đời.

- Phiếu học tập số 4 (dùng cho nhóm 4)

Nhóm 4: Nêu nội dung, ví dụ về quyền bình đẳng của công dân về cơ

hội học tập.

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 2

Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học:

Về kiến thức, kỹ năng, thái độ (như ở tiết 1) II. Tài liệu và phương tiện dạy học:

SGK GDCD 12, SGV GDCD 12, sách tình huống GDCD 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12, thiết kế bài giảng GDCD12, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, tranh, ảnh, giấy Ao, máy chiếu, bài tập tình huống pháp luật GDCD 12…

III. Phương pháp - Hình thức tổ chức dạy học:

- Đàm thoại, tình huống. - Diễn giải.

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)

Câu hỏi kiểm tra:

Câu 1: Thế nào là quyền học tập của công dân? Pháp luật có vai trò gì đối với quyền sáng tạo của công dân?

Câu 2: Em hãy điền vào khoảng trống một trong những từ thích hợp đã cho bên dưới:

Luật Giáo dục quy định: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều ……….cơ hội học tập”:

a/. Bằng nhau b/. Bình đẳng c/. Giống nhau - Học sinh: Trình bày

- Giáo viên: Yêu cầu một bạn bên dưới nhận xét câu trả lời của bạn sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm.

3. Tìm hiểu nội dung mới: (35 phút)

* Vào bài mới:

Mỗi người sống, học tập và làm việc đều có những quyền mà Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Như ở tiết 1 các em đã tìm hiểu về quyền học tập, sáng tạo của công dân. Thì ở tiết này các em sẽ được tìm hiểu thêm quyền được phát triển của công dân và ý nghĩa của quyền được học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. Qua đó thấy được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền này. Đó là nội dung của tiết học hôm nay.

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT lấp vò 3 huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp (Trang 48 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w