Quy trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT lấp vò 3 huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp (Trang 81 - 92)

B. NỘI DUNG

3.1.Quy trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy

3.1.1. Quy trình chuẩn bị thiết kế bài giảng theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

Đối với một giáo viên, hoạt động trên lớp có vai trò và ý nghĩa quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng, hiệu qủa giờ dạy, nó thể hiện quá trình của tiết dạy và thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án của giáo viên. Quá trình này giáo viên phải xây dựng kế hoạch cho một tiết học cụ thể, giáo án phải thể hiện mối quan hệ giữa thầy và trò, trò và trò nhằm thực hiện tốt mục tiêu bài học.

Dựa vào giáo án, có thể đánh giá được năng lực sư phạm của giáo viên, đồng thời thấy được quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề: Mục tiêu giáo dục, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, mức độ tiếp thu của học sinh. Vì thế, không có mẫu giáo án chung cho tất cả giáo viên và các đối tượng học tập khác nhau.

Khi lên lớp, bắt buộc mọi giáo viên phải có giáo án, đây là yêu cầu mang tính bắt buộc. Bên cạnh đó, giáo án phải được giáo viên chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng, không sơ sài, không chép nguyên si từ SGK, phải có sự tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu: SGK, SGV và những tài liệu liên quan, trong đó yêu cầu phải bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng và chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ thực tế trên, khi soạn giáo án theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, có thể tổng kết thành quy trình thiết kế một giáo án phải tiến hành theo các bước sau:

Bước thứ 1: Giáo viên xác định mục tiêu nội dung cần học:

Đây là khâu quan trọng, không thể thiếu, là những tri thức thiết thực và cơ bản. Nó sẽ giúp cho học sinh những gì cần hiểu rõ, cần nắm vững, cần thực hiện sau mỗi tiết học, mỗi bài học. Mục tiêu nó vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của bài học.

Nó giúp cho giáo viên xác định rõ nhiệm vụ phải làm, dựa vào đó lựa chọn và sắp xếp nội dung bài giảng cho phù hợp; lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để bài giảng có kết quả tốt. Mục tiêu bài học là cơ sở để giáo viên đưa ra các câu hỏi kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của các em để có phương pháp truyền đạt phù hợp, đồng thời giáo dục học sinh những gì qua mỗi tiết học.

Thông qua mục tiêu bài học, học sinh biết lựa chọn tài liệu học tập, xây dựng và tổ chức quá trình học tập sao cho phù hợp với nội dung cần học.

Giáo viên cần phải xác định được sau tiết học học sinh sẽ lĩnh hội được cái gì:

- Về kiến thức. - Về kỹ năng. - Về thái độ.

- Nghiên cứu tài liệu (SGK, SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD, xác định phần trọng tâm cần giảng giải kĩ): Để hiểu chính xác nội dung bài học, xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần uốn nắn, phát triển ở học sinh.

- Giáo viên nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, sao đó mới đọc thêm những tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nhằm bổ trợ cho nội dung cần truyền đạt. Giáo viên nên chọn những tài liệu nào đã qua thẫm định và được đông đảo giáo viên tin cậy.

- Đối với môn GDCD lớp 12 cần chuẩn bị những tài liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tài liệu tham khảo, những tài liệu được bồi dưỡng thường xuyên, định kì, sách về tình huống pháp luật đối với GDCD 12, tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài liệu liên quan đến lí luận dạy học).

- Khi truyền đạt nội dung phải đúng với trình tự bố cục ở SGK, phải đảm bảo về mặt logic, tính chặt chẽ của bài học.

Bước thứ 3: Về phương pháp và trang bị phương tiện dạy học.

- Phương pháp dạy học: Đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện cho học sinh khả năng tự phát hiện ra vấn đề và tự giải quyết vấn đề. Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp các em phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi và tích cực học tập của mình. Cũng chính vì thế mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung của bài học. Đổi mới phương pháp dạy học với việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để dạy môn GDCD là ngay từ khi soạn giáo án, giáo viên phải định hình trước thiết kế giáo án với việc sử dụng phương pháp nào là hợp lí với từng phần, từng mục và chọn phương tiện nào là cần thiết nhất. Đối với môn GDCD lớp 12 thông thường giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai, kết hợp với tình huống GDCD 12, để phát huy tính chủ động, tích cực học tập của học sinh.

Ví dụ: Khi sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, bước đầu tiên giáo viên cần xác định vấn đề thích hợp để thảo luận. Sau đó giao cho mỗi nhóm mỗi vấn đề và phân bố thời gian cho các nhóm. Giáo viên có thể giao cho mỗi nhóm vấn đề cần thảo luận trước ở nhà, qua đó các thành viên có hướng chuẩn bị trước. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu cần đạt trong buổi thảo luận và chuẩn bị những phương tiện liên quan: Giấy khổ to, tranh ảnh, phiếu học tập, nam châm…và phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành như sau:

+ Tổ chức nhóm, phân công nhiệm vụ. + Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm. + Tổ chức thảo luận theo nhóm.

+ Sau khi các nhóm thảo luận xong, đại diện nhóm trình bày. + Thảo luận chung.

+ Giáo viên kết luận.

Lưu ý: Giáo viên chỉ là người tổ chức hoạt động nhóm, là trọng tài và là người đưa ra những kết quả thuyết phục.

- Trang bị phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học góp phần quan

trọng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nó không chỉ có tác dụng minh họa cho bài giảng mà còn có tác dụng tới việc củng cố, hình thành và phát triển tri thức cho học sinh. Do đó, tùy vào nội dung và phương pháp dạy học khi đó giáo viên chuẩn bị phương tiện dạy học thích hợp. Mỗi phương pháp dạy học có thể có nhiều phương tiện dạy học và mỗi phương tiện dạy học phục vụ cho nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Vì vậy, cần kết hợp khả năng thích ứng này để phát huy tác dụng của phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học có thể như: sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh, phần mềm…Khi thiết kế giáo án giáo viên định hình trước phương pháp dạy học, sau đó lựa chọn phương tiện dạy học cho phù hợp. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự tạo ra phương tiện

dạy học tùy thuộc vào yêu cầu từng bài và tùy thuộc vào điều kiện hiện có để phát huy sự sáng tạo của các em.

Trong quá trình dạy học cần kết hợp đa dạng các phương tiện dạy học, tránh tình trạng sử dụng một phương tiện dạy học nào đó ở các tiết dạy trên lớp. Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, phương tiện dạy học phải có tính thẫm mĩ và phải thể hiện tính giáo dục học sinh. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phù hợp trong điều kiện có thể sẽ có tác động rất sâu vào nhận thức của học sinh.

3.1.2. Quy trình thiết kế bài giảng

Sau khi đã chuẩn bị xong các bước ở trên, khâu cuối cùng quan trọng đó là soạn giáo án. Giáo viên phải từng bước suy nghĩ để triển khai các khâu sao cho hợp lí theo phương pháp dạy học tích cực, phải tính toán kĩ lưỡng sao cho tiết dạy không bị ước giáo án hay cháy giáo án. Qua đó học sinh phải làm việc một cách tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động mà giáo viên đề ra. Bên cạnh đó các bước chuẩn bị của giáo viên cả về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp đều phải gắn kết nhau theo một chuỗi trình tự của quá trình dạy học. Như vậy, cấu trúc của một giáo án thể hiện những nội dung sau:

Ngày soạn: ……… Ngày dạy: ………. Tiết phân phối chương trình:…… Bài: …………( tiết…)

* Thứ nhất: Mục tiêu bài học:

Học xong bài này học sinh cần hiểu ( nắm): - Về kiến thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về kỹ năng: - Về thái độ:

- Phương pháp - Hình thức tổ chức dạy học.

- Phương tiện dạy học và tài liệu liên quan (đồ dùng dạy học). - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem trước bài học ở nhà.

* Thứ ba: Tiến trình dạy học:

- Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới.

- Tìm hiểu nội dung bài mới. + Hoạt động 1…………. + Hoạt động 2…………. ………...

* Thứ tư: Hoạt động nối tiếp:

- Củng cố kiến thức đã học.

- Dặn dò: Làm bài tập ở nhà hoặc những việc cần thực hiện sau giờ học.

Như vậy, thiết kế bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh vào dạy học môn GDCD lớp 12, đã phần nào nói lên sự đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT bước đầu đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nước ta hiện nay.

3.1.3. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp

Đối với mỗi giáo án, đây là yêu cầu cần thiết phải thực hiện đúng với quá trình dạy học. Tuy nhiên, có một số giáo viên khi thực hiện lại đôi lúc bỏ qua một trong các quy trình mà bắt buộc phải có như: Khâu kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới hay củng cố bài học…Để tiết dạy diễn ra và đạt kết quả tốt đẹp như mong muốn của thầy và trò thì cần phải tổ chức mọi hoạt động sao cho các hoạt động có sự gắn kết chặt chẽ nhau. Do vậy, yêu cầu giáo viên trước khi lên lớp ngoài việc chuẩn bị giáo án hoàn chỉnh, thì giáo viên cũng phải thuộc giáo án, tạo tư thế tự tin, thoải mái trước tập thể lớp khi đó tiết dạy

sẽ thành công. Tránh tình trạng giáo viên vào lớp cứ khăng khăng nhìn trầm trầm vào giáo án để giảng bài, làm như vậy sẽ tạo sự nghi ngờ ở học sinh.

Sau đây là các bước trong tiến trình lên lớp:

* Kiểm tra bài cũ:

Đây là bước đầu tiên và được tiến hành thường xuyên, mới thúc đẩy học sinh làm bài, học bài nghiêm túc. Thông thường khi trả bài giáo viên gọi 1 hoặc 2 em và khoảng mất 3 đến 5 phút của một tiết học để củng cố lại kiến thức đã học, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những thiếu xót sao cho phù hợp.

Nội dung kiểm tra: Xem việc ghi chép bài, hiểu bài hoặc tiết trước có yêu cầu chuẩn bị bài của học sinh. Qua kiểm tra, phát hiện những em học yếu và thiếu chăm chỉ để có hướng giúp đỡ cụ thể.

Hình thức kiểm tra bài cũ: Có nhiều cách (có thể là vấn đáp trả lời trực tiếp, nêu tình huống có vấn đề hay dạng trắc nghiệm, điền khuyết…). Tuy nhiên, với câu hỏi kiểm tra cũng không nên khó quá, không dễ quá, nó phải đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh lĩnh hội ở tiết học trước.

* Tổ chức dạy và học bài mới: Giới thiệu bài mới:

Nhằm dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung mới, giáo viên có nhiều cách gây sự hứng thú, tập trung nghe giảng. Sự dẫn dắt hấp dẫn của giáo viên sẽ giúp các em tập trung tốt hơn. Với chương trình GDCD lớp 12, giáo viên có thể bằng nhiều cách, nhiều phương pháp để giới thiệu bài, ví dụ: Sử dụng một tình huống cụ thể, hay nêu ra một câu hỏi buộc học sinh trong một thời gian ngắn phải suy nghĩ trả lời hoặc có thể sử dụng tranh ảnh, nghe một đoạn kịch hay giáo viên thuyết trình khi giới thiệu bài. Trước khi tìm hiểu nội dung mới, đòi hỏi giáo viên phải gây sự chú ý ở học sinh, kích thích sự tò mò, suy nghĩ ở các em làm tiền đề cho các hoạt động tiếp theo.

Sau khi đã hoàn thành xong hai bước trên, thì bước tìm hiểu bài mới là phần rất quan trọng trong tiến trình lên lớp của giáo viên, đây là lúc triển khai các hoạt động đã chuẩn bị với những phương pháp mà giáo viên lựa chọn.

Giáo viên chuẩn bị kĩ để xác định phần nào là trọng tâm, là khó hiểu, khó nhớ để giảng giải kĩ càng; phần nào dễ thì hướng dẫn các em tự học, không nhất thiết phần nào cũng giảng giải như nhau và để phân bố thời gian sao cho hợp lí. Vì một giáo án, nếu giáo viên thiếu sự chuẩn bị kĩ nội dung lẫn phương pháp thì không chủ động được thời gian, trở nên lúng túng dẫn đến dễ “cháy giáo án”. Cuối cùng học sinh chẳng tiếp thu được bao nhiêu kiến thức ở thầy dạy. Giáo án có thể được thiết kế trình tự từ nội dung đến các bài tập, câu hỏi, tình huống và phần nào là quan trọng cần phải ghi vào vỡ.

Bên cạnh đó, giáo viên phải lường trước những vấn đề gặp phải: Một số em lười học, ỷ lại, nhút nhát không chịu phát biểu hay không tích cực trong các hoạt động, một số em ồn ào, mất trật tự làm cho giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn dẫn đến mất nhiều thời gian, không đi vào trọng tâm bài học, đôi lúc làm ảnh hưởng môi trường giáo dục xung quanh. Tuy nhiên đối với từng lớp, do trình độ nhận thức của các em khác nhau giáo viên nên chọn cách truyền đạt khác nhau. Tránh đưa ra quá nhiều hoạt động hay ngẫu hứng làm mất thời gian mà kết quả thu lại chẳng là bao.

Khi dạy học bài mới giáo viên cần tuân thủ những hoạt động đã được thiết kế, trong mỗi hoạt động cần xác định: Mục tiêu của hoạt động là gì? Thời gian dành cho hoạt động đó là bao nhiêu? Sử dụng phương pháp là gì?...

Muốn cho quá trình dạy học diễn ra với hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải nắm vững giáo án, càng nắm vững giáo án sẽ giúp giáo viên có khả năng linh hoạt và sáng tạo trong các hoạt động giảng dạy, làm tốt vai trò chủ đạo của mình, tạo điều kiện để học sinh tích cực, mạnh dạn tham gia các hoạt động do giáo viên đề ra.

Vừa giảng xong, kiến thức còn “nóng hổi”, kiểm tra lại bài giảng ta sẽ thấy rõ kết quả của cả thầy lẫn trò; từ đó giáo viên kịp thời bổ sung và củng cố thêm. Đây là khâu không thể thiếu của quá trình lên lớp. Giáo viên phải thường xuyên củng cố để đánh giá kết quả thu nhận kiến thức của học sinh sau mỗi tiết học.

Trên giáo án, giáo viên phải cụ thể công việc cho hoạt động này. Có nhiều biện pháp để kiểm tra lại mức độ tiếp thu bài của học sinh, có thể nêu một câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc để cho học sinh nêu ra những điểm mà các em còn lờ mờ, chưa hiểu, giáo viên giảng lại, sau đó khắc sâu kiến thức bằng cách cho bài tập tình huống, những câu hỏi nhằm tái hiện kiến thức vừa học, nhấn mạnh phần trọng tâm.

Đối với môn GDCD lớp 12, có thể củng cố bằng nhiếu hình thức: Cho một vài câu hỏi tái hiện kiến thức hay cho học sinh chơi trò chơi giải đáp ô chữ hoặc những bài tập tình huống để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề có tính thực tiễn, giáo viên cũng không nên bỏ quên các bài tập ở SGK. Thông qua củng cố, luyện tập sẽ tác động mạnh mẽ tới ý

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT lấp vò 3 huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp (Trang 81 - 92)