Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT lấp vò 3 huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp (Trang 71 - 81)

B. NỘI DUNG

2.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm

2.3.1. Lập bảng kết quả thực nghiệm

Sau thực nghiệm, chúng tôi thống kê kết quả như sau: Bảng 1:

* Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của tiết thực nghiêm thứ nhất Điểm

< 5 5 6 7 8 9 10

Chứng 42 2 4 6 5 13 10 2 Thực

Nghiệm 42 0 3 5 4 12 10 8

Bảng 2:

* Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của tiết thực nghiệm thứ hai:

Số Điểm < 5 5 6 7 8 9 10 Đối Chứng 42 4 7 6 13 7 2 3 Thực Nghiệm 42 0 3 1 7 9 15 7 Bảng 3:

* Tổng hợp tỉ lệ điểm kiểm tra 15 phút tiết thực nghiệm thứ nhất Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số học sinh Tỉ lệ Số học sinh Tỉ lệ < 5 2/42 4,76% 0/42 0% = 5 4/42 9,52% 3/42 7,14% 6 - 7 13/42 30,95% 9/42 21,42% 8 - 10 23/42 54,76% 30/42 71,42% Đồ thị số 1

Bảng 4:

* Tổng hợp tỉ lệ điểm kiểm tra 15 phút tiết thực nghiệm thứ hai Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số học sinh Tỉ lệ Số học sinh Tỉ lệ < 5 4/42 9,52% 0/42 0% = 5 10/42 23,80% 3/42 7,14 % 6 - 7 17/42 40,47% 8/42 19,04 % 8 - 10 11/42 26,19% 31/42 73,80 % Đồ thị số 2

Bảng 5:

* Tổng hợp tỉ lệ điểm kiểm tra của học sinh qua hai bài thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số học sinh Tỉ lệ Số học sinh Tỉ lệ < 5 6/84 7,14% 0/84 0% = 5 14/84 16,66% 6/84 7,14% 6 - 7 30/84 35,71% 17/84 20,23 % 8 - 10 34/84 40,47% 61/84 72,61 % Đồ thị số 3

2.3.2. Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, cùng một nội dung học nhưng với phương pháp khác nhau thì kết quả học tập cũng khác nhau. Ở hai tiết thực nghiệm (giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực) cho kết quả tốt hơn hai tiết đối chứng (giáo viên vận dụng phương pháp dạy học truyền thống), tỉ lệ phần trăm được thống kê của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch khá cao.

- Hoc sinh đạt điểm < 5, = 5 không có ở lớp thực nghiệm, còn lớp đối chứng chiếm tỉ lệ cao.

- Học sinh đạt điểm 6 - 7 là 17/84 học sinh chiếm 20,23%, còn lớp đối chứng là 30/84 chiếm 35,71%.

- Học sinh đạt điểm 8 - 10 chiếm 61/84 tỉ lệ; 72,6%, còn lớp đối chứng là 34/84 chiếm 40,5%.

Nhìn vào đồ thị 1, đồ thị 2, đồ thị 3 cho thấy tỉ lệ % học sinh đạt loại giỏi ở lớp thực nghiệm rất cao, còn tỉ lệ % học sinh xếp loại yếu, trung bình, khá tập trung ở lớp đối chứng nhiều hơn.

Với kết quả trên, có thể khẳng định việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm đã góp phần nâng cao hiệu quả của việc

giảng dạy môn GDCD lớp 12 và khẳng định vai trò quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục giai đoạn hiện nay.

* Sau đây là bảng tổng hợp ý kiến học sinh (tại trường THPT Lấp Vò 3): Nội dung câu hỏi và

phương án trả lời Lớp thực nghiệm (84 HS) Lớp đối chứng (84 HS) Câu hỏi 1: Em có hiểu nội dung bài học hôm nay không?

Hiểu. 62 39

Có phần hiểu, có phần không hiểu.

22 42

Không hiểu. 0 3

Câu hỏi 2: Tiết học hôm nay em thấy như thế nào?

Bình thường. 19 47

Nhàm chán. 1 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hứng thú, thoải mái. 64 34

Câu hỏi 3: Bài học hôm nay có bổ ích cho các em không?

Rất bổ ích. 43 22

Bổ ích. 28 38

Bình thường. 13 24

Câu hỏi 4: PPDH của giáo viên trong bài học hôm nay em thấy như thê nào?

Phù hợp nội dung. 63 33

Không phù hợp lắm. 14 41

Không cần thiết. 7 10

Câu hỏi 5: Theo em, GV nên vận dụng PPDH tích cực để dạy môn GDCD không?

Nên sử dụng. 52 48

Có nội dung nên sử dụng, có nội dung không nên sử dụng.

23 24

Không cần thiết phải sử dụng. 9 12

Câu hỏi 6: PPDH cũ và PPDH mới, phương pháp nào dễ tiếp thu bài hơn?

PPDH cũ. 8 7

PPDH mới. 55 48

Tổng hợp ý kiến học sinh qua hai tiết thực nghiệm và đối chứng ở bảng trên, cho chúng ta thấy:

- Ở câu hỏi 1: Em có hiểu nội dung bài học hôm nay không? Ở câu hỏi này có 62/84 học sinh lớp TN và 39/84 học sinh lớp ĐC trả lời hiểu. Có 22/84 học sinh lớp TN và 42/84 học sinhlớp ĐC trả lời có phần hiểu có phần không hiểu. 0/84 học sinh lớp TN và 3/84 học sinh lớp ĐC là không hiểu.

- Ở câu hỏi 2: Tiết học hôm nay em thấy như thế nào? Lớp TN có 20/84 học sinh và lớp ĐC 47/84 học sinh trả lời bình thường. Trong khi đó lớp TN có 64/84 học sinh và 34/84 học sinh ở lớp ĐC thì hứng thú, thoải mái. Kết quả nhàm chán ở lớp TN là 1/84 học sinh và lớp ĐC là 3/84 học sinh.

- Ở câu hỏi 3: Bài học hôm nay có bổ ích cho các em không? Có 43/84 học sinh lớp TN và 22/84 học sinh lớp ĐC trả lời rất bổ ích. Có 28/84 học sinh lớp TN và 38/84 học sinh lớp ĐC trả lời bổ ích. Có 13/84 học sinh lớp TN và 24/84 học sinh lớp ĐC là nói bình thường.

Như vậy, thông qua kết quả trên cho thấy giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả hơn so với vận dụng phương pháp dạy học truyền thống. Phương pháp dạy học tích cực làm cho học sinh tích cực học tập, thoải mái, hứng thú, hăng hái tham gia xây dựng bài, kích thích được tư duy học tập ở các em.

- Ở câu hỏi 4: Phương pháp dạy học của giáo viên trong bài học hôm nay em thấy như thế nào? Có 63/84 học sinh ở lớp TN trả lời là phù hợp nội dung, còn đối với lớp ĐC chỉ có 33/84 học sinh. Trong khi đó chỉ có 14/84 học sinh ở lớp TN và 41/84 học sinh ở lớp ĐC là trả lời không phù hợp lắm. Phương án không cần thiết thì chỉ có 7/84 học sinh lớp TN, còn với lớp ĐC thì tới 10/84 học sinh.

- Ở câu hỏi 5: Theo em, giáo viên nên vận dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy môn GDCD không? 52/84 học sinh lớp TN, có 48/84 học sinh

lớp ĐC đều trả lời nên sử dụng. Vậy đa số học sinh ở cả hai lớp TN và ĐC rất thích giáo viên dạy theo phương pháp mới.

- Ở câu hỏi 6: Phương pháp dạy học cũ và phương pháp dạy học mới, phương pháp nào dễ tiếp thu hơn? Ở câu hỏi này phần đông học sinh ở hai lớp TN và ĐC đều trả lời là vận dụng phương pháp mới: Vì nó phát huy được sự sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh, kích thích tư duy học tập của các em.

Qua đó các em đưa ra ý kiến, giáo viên nên dạy học theo phương pháp tích cực, nên sử dụng nhiều phương pháp mới: Thảo luận, đóng vai, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề…thì lớp sẽ sôi động hơn, học sinh sẽ tích cực, hiểu bài hơn. Bên cạnh đó, chính giáo viên dạy lớp cũng rất hài lòng với cách truyền đạt theo phương pháp mới này. Đa số giáo viên cho rằng nếu cứ khăng khăng dạy học theo phương pháp thầy đọc - trò chép hay thầy giảng trò nghe thì tiết học sẽ nhàm chán, học sinh sẽ không hiểu bài, chất lượng giáo dục sẽ đi xuống.

Kết luận chương 2

Quá trình dạy học có rất nhiều phương pháp truyền đạt khác nhau, nhưng phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, qua quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Lấp Vò 3 trong giảng dạy môn GDCD lớp 12, đã khẳng định được giá trị thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Trước khi chuẩn bị thực nghiệm, phải thiết kế giáo án sau đó ra đề kiểm tra, tiếp đến phân tích số liệu, so sánh nếu thấy hiệu qủa thì việc vận dụng phương pháp dạy học mới là cần thiết.

Thông qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng, khi vận dụng phương pháp dạy học tích cực đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Với phương pháp mới này, học sinh rất hứng thú, hăng hái tham gia xây dựng bài. Điều đó cũng đã nói lên đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD trong thời đại ngày nay và cũng khẳng định sự đúng đắn của chiến lược đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3

QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12, Ở TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 3

Đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi người dạy không chỉ có tâm huyết với nghề mà phải thoát mình ra khỏi phương pháp dạy học cũ đã trở thành thói quen, người dạy phải từng bước làm quen với phương pháp dạy học mới, phải làm quen với công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện

đại. Đồng thời, luôn học hỏi trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao trình độ tay nghề. Trên thực tế, ở các trường phổ thông hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được đa số giáo viên tích cực áp dụng. Sở Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo các trường phổ thông cũng tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia các lớp học tin học và từng bước làm quen với cách soan giáo án điện tử. Vì thế, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã làm cho tiết học thêm sôi động, cuốn hút được học sinh tham gia xây dựng bài. Đồng thời, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó sự quan tâm chỉ đạo thiết thực từ phía Ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lý, đã khích lệ giáo viên thường xuyên thực hiện đổi mới trong các giờ dạy.

Theo Điều 8.2, Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông cần

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Thông qua đó chúng ta thấy rằng, đổi mới

phương pháp dạy học là khâu tiên phong của đổi mới giáo dục, là một vấn đề quan trọng nên trong những năm qua đã có một số nghị quyết của Đảng và Nhà nước đề cập đến vấn đề đổi mới giáo dục, có nhiều dự án phát triển ưu tiên đầu tư cho giáo dục và xem giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Để thực hiện đúng với yêu cầu trên, có thể coi việc chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm của quá trình dạy học sang dạy học định hướng vào người học, phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh là quan điểm lý luận dạy học có tính định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Như đã nói ở chương một đặc điểm của dạy học tích cực là:

- Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của học sinh - Dạy học chú trọng phương pháp tự học

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Với mục tiêu “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”, do đó nhà trường phải hình thành và bồi dưỡng cho các em năng lực tự học, tự tìm tòi và biết giải quyết vấn đề. Qua đó giáo viên phải đổi mới cách dạy, cách truyền đạt giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng. Đồng thời, biết vận dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học sẽ khắc sâu kiến thức của người học, người học sẽ thấy thích thú hơn nếu giáo viên biết cách chèn vào những hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng vào bài giảng. Vì phương tiện dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học. Các phương tiện hiện đại sẽ hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập và cũng là chuẩn bị cho các em làm quen với môi trường làm việc sau này.

3.1. Quy trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Lấp Vò 3

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT lấp vò 3 huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp (Trang 71 - 81)