III. Đề xuất phương án bảo tồn phố cổ Hà Nội và vấn đề phát triển
2. xuất phương án phát triển du lịch khu phố cổ
Khu phố cổ Hà Nội là điểm du lịch thu hút khách đến đông nhất khi đến với Hà Nội. Khách du lịch đến với phố cổ, vì sao? Tâm trạng của khách du lịch là luôn muốn tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Có lẽ khách du lịch đến với phố cổ bởi họ bị hấp dẫn bởi nét cổ kính của nơi đõy. Nhưng liệu đối với những khách du lịch đến rồi, họ sẽ
quay lại nữa hay không? Hay làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với phố cổ Hà Nội? Đõy là những câu hỏi mà chúng ta cần quan tâm và suy nghĩ. Liệu ngành du lịch Hà Nội đã làm tốt chưa trong vấn đề quảng bá và thu hút khách du lịch.
Khu phố cổ Hà Nội đã và đang trở thành một trung tâm du lịch- thương mại hấp dẫn và phong phú. Chúng ta có đầy đủ những yếu tố và điều kiện để có thể phát triển du lịch ở khu phố cổ hơn nữa, nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch thủ đô.
Trên cơ sở tìm hiểu thực tế, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm thúc đẩy du lịch tại khu phố cổ Hà Nội.
1.Quảng bá về phố cổ và du lịch phố cổ trờn cỏc thông tin đại chúng, lập nột trang web riêng để giới thiệu về phố cổ Hà Nội cùng tranh ảnh minh hoạ. Đồng thời lấy ý kiến đúng góp xây dựng của độc giả trên tranh Web.
2.Xây dựng các tour du lịch thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Kết hợp thăm quan khu phố cổ Hà Nội và các điểm du lịch trong Hà Nội như: Thành cổ Hà Nội, Hồ Gươm, Hồ Tõy, cỏc Bảo tàng, đỡnh, chựa… Có thể xây dựng hai tour thí điểm thể hiện được giá trị của phố cổ Hà Nội như:
“Tỡm hiểu nét văn hoá của người Hà Nội cổ”
“Lịch sử hình thành phố nghề và Thăng Long-Hà Nội”.
3.Mỗi phố nghề ở Hà Nội nên tổ chức một gian nhà trưng bày các hiện vật nói lên lịch sử của phố nghề như: tranh ảnh các vị tổ làng nghề, các nghệ nhân, gia phả, các dụng cụ làm nghề, các mặt hàng truyền thống điển hỡnh… mang chức năng như một bảo tàng nhỏ để khách thăm quan xem và tìm hiểu. Có thể kết hợp mô hình này với cửa hàng bán hàng lưu
niệm cho du khách, hoặc tận dụng không gian trong đình thờ tổ nghề để tiến hành.
Hàng năm nên tổ chức một ngày hội của các nghề cổ truyền trong khu phố cổ Hà Nội. Có thể gọi là “Hội nghề Thăng Long”, các phố nghề mang các mặt hàng truyền thống ra bán và trưng bày, mời các nghệ nhân tại phố cổ hoặc cỏc vựng khác đến, biểu diễn tài nghệ. Một mặt tôn vinh các nghề truyền thống, một mặt thu hút khách du lịch tạo nguồn kinh phí. Có thể tổ chức ở quanh hồ Hoàn Kiếm, cỏc dãy phố như Hàng Đào-Đồng Xuân
4.Tiến hành phát triển các cơ sở lưu trú như nhà hàng, khách sạn theo lối kiến trúc cổ. Có thể tiến hành theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, hay khuyến khích các tổ chức, công ty kết hợp với các hộ gia đình cải tạo 3 hoặc 5 nhà liền nhau; Có thể giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, bên trong sửa chữa bằng vật liệu truyền thống, nhưng phải đảm bảo theo lối nhà cổ mà vẫn hiện đại, sạch sẽ (Lấy ví dụ từ ngôi nhà 87 Mó Mõy). Những ngôi nhà phải kết hợp với các khoảng sõn cú cây xanh để đảm bảo thông thoáng và mỹ quan.
Du khách có thể ăn uống, nghỉ ngơi ở đõy, để được sống trong không gian của khu phố cổ, đội ngũ nhân viên phục vụ trong các nhà hàng khách sạn này cũng nên thay đổi phong cách ăn mặc theo lối cổ truyền để phù hợp với không gian.
Du khách nước ngoài rất thớch cỏc chương trình văn hoá truyền thống như múa rối nước, có thể thành lập các ban tuồng, chốo, mỳa, ca trự… truyền thống để phục vụ du khách trong các nhà hàng, khách sạn này. Nên khuyến khích các hộ trong cỏc ngừ ở khu vực phố cổ tiến hành mô hình này, vì ở đõy có diện tích rộng hơn và không có mặt tiền để kinh doanh.
5.Có thể xây dựng các điểm đún khách vào khu phố cổ, theo các hướng sau: Đầu đường Hàng Đào, đầu đường Hàng Đậu, Ô Quan Chưởng, Cửa Đông Thành Cổ. Ở các điểm đún khách trên đều có một ki-ốt, có sẵn hướng dẫn viên có thể cung cấp thông tin du lịch cho du khách như: bản đồ, cở sở lưu trú thăm quan, cung cấp hướng dẫn viờn…
KẾT LUẬN
Mùa thu năm Canh Tuất (1010) Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, và đổi tên đất này thành Thăng Long. Trong Chiếu dời đô, phần nào ông đã lý giải tại sao lại đặt tên “Thăng Long” cho vùng đất này. Trích: “…ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đụng Tây, lại tiện hướng nhỡn sụng dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoỏng…”
Cũng chính từ khi hình thành cái tên “Thăng Long”, có một khu thị dân đã hình thành và phát triển. Hay nói đúng hơn, nó là hạt nhân, phần chính của kinh thành Thăng Long xưa, mà ngày nay ta hay gọi là “khu 36 phố phường”.
Trải qua gần 1000 năm lịch sử, khu phố cổ Hà Nội cùng kinh thành Thăng Long đã trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, để lại bao quá khứ hào hùng và những bài học quý giá trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Tiến tới kỷ niệm 1000 năm (2010) Thăng Long-Hà Nội, người Hà Nội và cả nước có quyền tự hào về một Thăng Long-Hà Nội hào hùng trong quá khứ và vững mạnh trong tương lai. Khu phố cổ Hà Nội mang trong mình những giá trị tự nhiên và lịch sử của Thăng Long-Hà Nội. Vì thế nó cần được bảo tồn và tôn tạo để giữ lại những giá trị truyền thống cho muôn đời sau. Đồng thời khu phố cổ Hà Nội mang trong mình một tiềm năng du lịch to lớn, cần được nghiên cứu và khai thác đúng hướng; Hay nói đúng hơn cần khai thác du lịch phố cổ Hà Nội theo hướng “Bền vững”.
Trước đõy, do những năm chiến tranh, rồi những năm tháng sau chiến tranh, Hà Nội và cả nước lo xây dựng lại đất nước, khôi phục và phát triển kinh tế. Khu phố cổ Hà Nội dường như bị lãng quên, nó bị cuốn vào vũng xoỏy của nền kinh tế thị trường. Một số ngôi nhà cổ ở các phố bị phá
bỏ, thay vào đó là các ngôi nhà mới với nhiều kiến trúc khác nhau. Cỏc ngôi đỡnh, chựa… bị lấn chiếm, thậm chí là phá huỷ để dùng vào phục vụ các hoạt động của cá nhân và các tổ chức.
Trong những năm gần đõy, Nhà nước và chính quyền địa phương đã nhận ra giá trị lịch sử văn hoá và tiềm năng du lịch của khu phố cổ Hà Nội. Vì thế, đến năm 1993, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quy định quản lý xây dựng và bảo tồn khu phố cổ Hà Nội (Quyết định 3234/QĐ-UB ngày 30-8-1993). Tầm quan trọng của khu phố cổ Hà Nội cho đến nay đã được nhiều cấp quản lý, các nhà khoa học trong nước và ngoài nước quan tâm. Nhà nước, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã cho thành lập Ban quản lý phố cổ. Đã có nhiều cuộc họp, với sự góp mặt của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, bàn về vấn đề bảo tồn phố cổ. Có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều dự án quan tâm đến vấn đề bảo tồn khu phố cổ Hà Nội, nhiều đề xuất có giá trị thực tiễn, song chúng ta còn thiếu vắng một chương trình tổng thể để tìm ra hướng đi, cũng như có những giải pháp đồng bộ cho công cuộc bảo tồn phố cổ.
Khu phố cổ Hà Nội là một đô thị không ngừng vận động và phát triển, nên vấn đề bảo vệ di sản đô thị không hề đơn giản. Nếu cứ theo nguyên tắc đóng khung thì sẽ thành cứng nhắc, không đáp ứng được nhu cầu thị trường; Còn nếu cứ để cho nó tự do phát triển thì ta sẽ mất đi bóng dáng, cái hồn của phố cổ.
Vậy thì chúng ta phải giải quyết vấn đề bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ làm sao vừa đáp ứng được xu thế phát triển vừa giữ được cái hồn, nét truyền thống của khu phố cổ. Nét đặc trưng của khu phố cổ ở đõy là kiểu nhà hình ống, bên ngoài là cửa hàng kinh doanh, bên trong là nhà ở (kết hợp nhu cầu sống và hoạt động kinh doanh). Chính vì vậy, việc bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội không chỉ đơn giản là bảo tồn các giá trị vật thể mà còn phải giữ được những giá trị phi vật thể, như lối sống đặc trưng của người
dân nơi đõy. Điều này đang vấp phải một trở ngại là dân số phát triển quá mức và hạ tầng cơ sở xuống cấp. Dân số tăng khiến cho hoạt động của con người vượt quá mức chịu đựng của không gian đô thị. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, với tư tưởng sử dụng cải tạo tối đa diện tích để làm nơi kinh doanh. Khiến cho những dấu ấn của lịch sử ngày càng mờ nhạt.
Chúng ta cần đưa ra tiêu chí về bảo tồn khu phố cổ Hà Nội là: “Đồng bộ và hài hoà”. Đõy cũng là mong muốn của bản thân cá nhân tôi, muốn đề nghị với các cấp lãnh đạo:
-“Đồng bộ” nghĩa là khi các cơ quan chủ quản đưa ra các quy định pháp luật về bảo tồn, tôn tạo phố cổ, cần cựng lỳc thực hiện triệt để. Tránh tình trạng “đầu voi, đuụi chuột”. Nếu các công trình đã vi phạm cần xử lý nghiêm minh, không nên xử phạt công trình này, lại bỏ qua các công trình khác.
-“Hài hoà” nghĩa là: Các công trình của nhà nước hay của tư nhân xây dựng trong khu vực phố cổ Hà Nội, dù là cải thiện điều kiện sống, hay phục vụ lợi ích kinh tế, văn hoá, du lịch… đều cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hoà với không gian chung của khu phố cổ.
Mong rằng các cấp quản lý, các cấp lãnh đạo cú cỏc phương ấn khả thi, hiệu quả để bảo tồn khu phố cổ Hà Nội và thúc đẩy du lịch ở đõy. Đóng góp vào quá trình phát triển của du lịch thủ đô hướng tới đại lễ kỷ niệm Thủ đụ tròn 1000 năm tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo An ninh Du lịch (2003).
2. Báo Du lịch và Tuần báo Du lịch (2001đến nay). 3.Tạp chí Kiến trúc (2001 đến nay).
4.Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (2001 đến nay). 5.Tạp chí Xưa và nay (2001đến nay).
6. Website: w.w.w.vietnamtour.com.
7.Thành luỹ, phố phường và con người Hà Nội trong lịch sử- Nguyễn Khắc Đạm - NXB Văn hoá Thông Tin - 1999.
8.Hà Nội băm sáu phố phường-Thạch Lam - Văn nghệ Tp.H.C.M- 1988.
9.Phè Phường Hà Nội xưa-Hoàng Đạo Thuý - NXB Văn hoá Thông tin - 2000.
10.Tiềm năng và giá trị lịch sử Thăng Long-Lưu Minh Trị - Hà Nội ngàn năm - NXB Hà Nội - 2001.
11.Địa chỉ Du lịch Văn hoá-Doãn Đoan Trinh - NXB Văn hoá Thông tin - 2000
12.Tìm về bản sắc văn hoá dân téc của văn hoá Hà Nội-Trần Quốc Vượng-NXB Văn hoá thông tin - 2000.
13.Văn hoá Thăng Long - Hà Nội- Trần Quốc Vượng, Nguyễn Văn Uẩn, Trương Vĩnh Ký - NXB Chính trị Quốc gia - 2000.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đỗ Bảo. Họ tên: Nguyễn Đức Duy. Líp VĐ2 Ngành: Văn hoá-Du lịch. ý kiến đánh giá nhận xét của giáo viên hướng dẫn tốt nghiệp. ……… ……… ……… ……… ……… ………. Tôi đánh giá báo cáo thực tập đạt điểm…./10.
MỤC LỤC
Lời mở đầu………..tr1
Chương 1: Giới thiệu chung về phố cổ Hà Nội……… 3
I.Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội……3
1.Các giai đoạn phát triển………3
2.Giới thiệu một số phố cổ Hà Nội……….8
II. Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, kinh tế và du lịch của khu phố cổ Hà Nội………11
1.Giá trị lịch sử………..12
2.Giá trị văn hoá……….12
3.Giá trị kiến trúc………13
4.Giá trị kinh tế………..13
5. Giá trị du lịch. ………14
Chương 2: Thực trạng khu phố cổ Hà Nội……….
I.Những vấn đề đặt ra………16
1. Cảnh quan khu phố cổ Hà Nội đang ngày càng bị xâm phạm……….20
2.Mật độ dân cư quá cao………. ..20
3.Cơ sở hạ tầng xuống cấp và môi trường sinh sống đang bị đe doạ………..23
4. Những vấn đề về kiến trúc và quy hoạch………..25
II.Khu phố cổ Hà Nội và vấn đề phát triển du lịch Hà Nội…..33
1. Những mặt làm được…… ………..34
2. Những mặt tồn tại…. .. ….. ……….38
Chương 3: Đề xuất phương án bảo tồn khu phố cổ Hà Nội. I.Quan điểm chung về bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội…41 II. Định hướng trong việc xây dựng và bảo tồn khu phố cổ Hà Nội………46
1. Đảm bảo tính nguyên bản, lịch sử……….46
2. Đảm bảo tính hợp lý và thẩm mỹ………..47
3. Đảm bảo môi trường sống của xã hội…………..48
III. Đề xuất phương án bảo tồn phố cổ Hà Nội và vấn đề phát triển du lịch………..49
1. Phương án bảo tồn phố cổ Hà Nội………49
2. Đề xuất phương án phát triển du lịch khu phố cổ Hà Nội……….52
Kết luận………55
Tài liệu tham khảo………. ………….59
Nhận xét đánh giá quá trình thực tập tốt nghiệp……….60
Nhận xét đánh giá của giáo viên hướng dẫn………61