Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch Hà Nội (Trang 38)

II. Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, kinh tế và du lịch của khu phố

2.Những mặt tồn tại

Khu phố cổ Hà Nội cùng với Thủ đô Hà Nội trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cú lỳc tưởng như nó đã bị phá hỏng hoàn toàn, cú lỳc tưởng chừng như bị lãng quên bởi cuộc sống khó khăn. Nhưng vượt lên trên tất cả, là giá trị lịch sử to lớn của khu phố cổ vẩn luôn tồn tại trong lòng người dân Hà Nội và trong lòng khách du lịch. Khu phố cổ Hà Nội đóng một phần quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch thủ đô. Tuy nhiên, trong khu vực phố cổ Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, làm cho du khách mất thiện cảm đối với khu phố cổ Hà Nội. Trước vấn đề này, chúng ta phải nhìn lại những mặt hạn chế đó, để có phương pháp sửa chữa. Từ đó, góp phần đẩy mạnh du lịch trong khu phố cổ phát triển hơn nữa, để khu phố cổ luôn xứng đáng là một tài sản quý, là “hạt nhõn” của thành phố Hà Nội. Dưới đõy là một số mặt hạn chế du lịch phát triển ở khu phố cổ Hà Nội:

-Vấn đề giao thông là vấn đề nhức nhối trong khu phố cổ Hà Nội, đường phố thì nhỏ, mà mật độ giao thông đi lại thỡ quỏ lớn, gây ra tình trạng quá tải với giao thông, lề đường hẹp lại bị lấn chiếm nhiều. Du khách đến với Hà Nội thường thích đi bộ ngắm nhìn những công trình kiến trúc cổ, hoặc dạo chơi mua sắm dọc các con phố. Nhưng với tình hình giao thông như hiện nay, khách du lịch khó lòng đi bộ bình thản để ngắm cảnh, nhất là đối với du khách quốc tế, họ ngỡ ngàng đối với hệ thống giao thông như vậy. Hãy nghe một du khách, ông Leighton người Canada nói: “Theo tôi, cách thức tổ chức cuộc sống của dân cư trong khu phố cổ của các bạn chưa tốt. Ở Trung Quốc, có thành cổ Bình Dao, một di sản văn hoá quan trọng, người ta đã cho di dời 60.000 dân ra ngoại thành. Tôi nghe nói các bạn cũng định làm điều này từ lâu, nhưng không hiểu sao đến bây giờ phố cổ Hà Nội vẫn quá đông, vẫn đầy xe mỏy…”(Bỏo Du lịch-Mục sự kiện vấn đề-số 31/2004). Chúng ta nên cảm ơn những du khách đã có những lời

nhận xét chân thật như trên. Mong rằng các cấp chính quyền cần có biện pháp hợp lý, để tạo không gian thăm quan cho khách du lịch, có thể theo phương ỏn gión dõn hoặc mở thờm cỏc tuyến phố đi bộ.

-Cơ sở hạ tầng và môi trường trong khu phố cổ cũng là vấn đề nan giải, điều này đã được nhắc đến trong phần trước. Khách du lịch thật sự có ấn tượng không tốt đối với cơ sở hạ tầng và môi trường nơi đõy, những căn nhà được sửa sang chắp vá tạm bợ không đúng quy cách; Môi trường thì ô nhiễm, bụi, rồi nhiều thứ mùi khó chịu từ các ống cống hở, lộ thiên bay ra. Ta thử nghe nhận xÐt của ông Barry Whiteman, du khách Australia: “Tụi thấy ở phố cổ Hà Nội của các bạn rõ ràng nhất là sự đan xen của nhiều kiểu không gian, nhiều kiểu kiến trúc: cổ kính có, hiện đại có, thậm chí xin lỗi, có cả sự tạm bợ! Không biết đó có phải là đặc trưng riêng của phố cổ Hà Nội so với các khu phố cổ khỏc trờn thế giới khụng?”. (Bỏo Du lịch-Mục sự kiện vấn đề-số 31/2004). Chúng ta phải làm gì để du khách có sự thiện cảm, chứ không phải để họ có ấn tượng không tốt về phố cổ Hà Nội.

-Các cơ sở lưu trú, phục vụ du lịch nằm trong khu vực phố cổ là chưa tốt, phần lớn đều mang tính nhỏ lẻ và thiếu chất lượng. Các khách sạn, nhà nghỉ ở đõy phần lớn đều của tư nhân, nằm rải rác trờn cỏc phố như: Hàng Bạc, Hàng Than, Hàng Bố… chất lượng phục vụ không cao, chỉ phục vụ được số lượng khách nhỏ, vì thế thu nhập của các khách sạn này cũng thấp. Các nhà hàng cao cấp phục vụ khỏch thỡ không nhiều, hoặc đều là các nhà hàng nhỏ, chất lượng phục vụ kém và không đa dạng. Điển hình như “Khu phố ẩm thực” nằm cuối đường Hàng Bông, hay còn gọi là phố Tống Duy Tân. Khi du khách vào đõy, sẽ có cảm giác đõy là một khu chợ ăn uống thì đúng hơn. Tình trạng chèo kéo khỏch, cỏc nhà hàng mất vệ sinh… làm mất mỹ quan; Không xứng đáng với cái tên “Khu phố ẩm thực Hà Nội”.

-Các công ty du lịch, các điểm bán tour trong khu vực phố cổ rất nhiều, phần lớn tập trung ở những phố chính như: Cầu Gỗ, Hàng Bạc, Mó Mõy… Du khách có thể tuỳ ý đăng ký chọn lựa các tour, nhưng phần lớn các công ty du lịch này đều của tư nhân, mang tính chất nhỏ, lẻ, nên chất lượng các tour này cũng không cú gì được đảm bảo. Đội ngũ hướng dẫn viên của các công ty này thỡ không được kiểm chứng về trình độ, có tình trạng thuyết minh sai về lịch sử, văn hoỏ… của điểm du lịch, gây cho du khách hiểu sai lệch về các vấn đề. Hay cũn cú hiện tượng hướng dẫn viên cấu kết với các chủ hàng, ăn chặn tiền của khách khi mua hàng, ăn uống, vui chơi…

-Trong khu vực phố cổ Hà Nội có nhiều khách du lịch nước ngoài đi lại dạo chơi, ngắm cảnh. Họ thường bị quấy nhiễu bởi một bộ phận những người bán hàng rong, như: sách, báo, kẹo…

Trên đõy chỉ là một số mặt điển hình còn tồn tại trong khu phố cổ Hà Nội. Những mặt hạn chế này đã làm cho một phần nào du khách Việt Nam ngại khi đến với phố cổ Hà Nội. Hy vọng trong tương lai, phố cổ Hà Nội sẽ làm tốt những vấn đề này, để du khách yên tâm và vui vẻ hơn khi đến với phố cổ Hà Nội.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI.

I. Quan điểm chung về bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội.

Trải qua gần 1000 năm hình thành và phát triển, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội đã định hình bản sắc đô thị riêng biệt của mỡnh, cỏc công trình kiến trúc ở nhiều thời kỳ khác nhau: cổ, cũ và mới, đang đan xen, hoà quyện với nhau trong một thực thể đô thị thống nhất. Ngày hôm nay, trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế văn hoá, Hà Nội của chúng ta đang vững bước phát triển, để xứng đáng là Thủ đô của nước Việt Nam, với danh hiệu “Thành phố vì hoà bỡnh” mà bạn bè năm châu đã dành tặng. Hà Nội đang ngày một phát triển rực rỡ, cùng với điều đó là bao công trình hiện đại được ra đời, những ngôi nhà cao tầng to đẹp, tạo bóng dáng của một đô thị văn minh hiện đại.

Nhưng nếu cứ bị cuốn theo vũng xoỏy của sự phát triển mà quên đi những giá trị lịch sử văn hoá - phần đã tạo nên bản sắc Hà Nội hiện hữu. Sợ rằng khi nhìn lại, chúng ta sẽ không còn gì để cải tạo và bảo tồn nữa. Sẽ có rất nhiều thiếu sót, nếu chúng ta không tiến hành đồng loạt cựng lỳc, phát triển những đô thị mới hiện đại và quy hoạch bảo tồn những khu đô thị cổ, mà khu phố cổ Hà Nội là một minh chứng. Nếu chúng ta đánh mất cái hồn của khu phố cổ Hà Nội, có nghĩa là chúng ta tự đánh mất đi bản sắc của đô thị mình, một phần của văn hoá Thủ đô Hà Nội, hay nói rộng ra là mất đi bản sắc văn hoá dân tộc.

Bảo tồn tôn tạo khu phố cổ Hà Nội đã trở thành một trong những vấn đề được dư luận quan tâm, từ khi có quyết định số 70/BXD/KT-QH, do

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ngày 30-3-1995, về việc phê duyệt quy hoạch, bảo vệ, tôn tạo và phát triển khi phố cổ Hà Nội. Trước đó Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quy định quản lý xây dựng và bảo tồn khu phố cổ Hà Nội kèm theo Quyết định 3234/QĐ-UB ngày 30-8-1993, đã chỉ rõ về bảo tồn, tôn tạo khu 36 phố phường Hà Nội. Đó là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm ảnh hưởng đến yêu cầu của thế hệ tương lai. Đõy là một công việc khó khăn, cần có sự tham gia, kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, trong và ngoài nước.. Chính vì thế, ngày 6-5-1999 UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập Ban quản lý phố cổ. Ban quản lý này đã ban hành “Điều lệ tạm thời quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo phố cổ Hà Nội”. Trong những năm gần đõy, đã có nhiều hội thảo, nhiều bài viết trờn cỏc bỏo, tạp chí, các đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Họ đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội. Các ý kiến có những điểm còn khác nhau về quan điểm quy hoạch, về quy mô bảo tồn, chính sách đầu tư, giải pháp kiến trúc và xây dưng… Nhưng đều hướng tới mục tiêu bảo tồn khu phố cổ Hà Nội một cách tốt nhất.

Tiến sĩ Lưu Minh Trị, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, nguyên Trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội, đã tổng kết những bài tham luận tại các cuộc hội thảo khoa học, và đưa ra đề tài: “Một số vấn đề quy hoạch chính sách và cơ chế bảo tồn tôn tạo phố cổ”. Như sau:

-Tiếp tục thực hiện quy hoạch tại Quyết định 70BXD/KT-QH, nhằm xác định cỏc ụ phố, tuyến phố và phố trọng điểm. Về tuyến phố: Hàng Ngang-Hàng Đào-Hàng Đường-Chợ Đồng Xuân; Về ô phố chọn, là cỏc ụ phố điển hình: Hàng Bạc-Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến-Mó Mõy. Về phố chọn các phố: Hàng Buồm-Mó Mõy-Hàng Ngang-Hàng Đào-Hàng

Đường-Chợ Đồng Xuân, Chả Cỏ-Hàng Cõn-Hàng Bạc. Lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã thống nhất đề xuất này để làm thì điểm.

-Về chính sách cơ chế đầu tư theo tinh thần: Nhân dân và nhà nước cùng có trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo phố cố. Đầu tư hạ tầng đô thị: đầu tư và bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá. Đầu tư tu bổ các nhà cổ, với hai loại cần quan tâm: nhà cần bảo tồn nguyên trạng và nhà cần bảo tồn một phần, được phép cải tạo, chỉ giữ lại mặt đứng hoặc không gian nội thất. -Về vấn đề giảm mật độ dân cư, hình thành khu gión dõn thuận lợi. Chính quyền tạo điều kiện cho nhân dân tự đến chỗ ở mới, khuyến khích cho dân tự giãn cho nhau.

-Về vấn đề quản lý nhà nước: Cần có văn bản quy định pháp luật về quản lý phố cổ; Tăng cường giám sát về xây dựng trong khu phố cổ; Lập đội thanh tra quản lý phố cổ trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm; Tăng cường công tác tuyên truyền, khen thưởng và xử phạt.

Tuy nhiên cũng còn nhiều ý kiến cụ thể của một số nhà nghiên cứu, quản lý trờn cỏc lĩnh vực khác nhau cũng rất đáng quan tâm:

Tiến sĩ Đặng Văn Bài (Cục trưởng Cục Di sản Bộ Văn hoá Thông tin), cho rằng: “Cần xác định rõ những đối tượng được ưu tiên bảo vệ tu bổ, những đối tượng có thể cho phép cải tạo và thay đổi, thậm chí xây mới. Cần giữ nguyên chức năng cơ bản của khu phố cổ “Vẫn phải là một khu dân cư làm dịch vụ thương mại và các nghề thủ công truyền thống, xếp hạng khu phố cổ và củng cố đội ngũ cán bộ của Ban quản lý phố cổ”.

Phú Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Bá Đang (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc), cho rằng: “Bảo tồn di sản kiến trúc theo mảng, tuyến (các phố trọng tâm) và các điểm của khu phố cổ Hà Nội, và phân loại theo hai khu: khu 1 và khu 2: “Khu 1 được giới hạn bởi các đường phố: Hàng Chiếu (phía Bắc), Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải (phía Đông),

Hàng Bạc (phía Nam), Hàng Đường-Hàng Ngang (phía Tây). Phần còn lại ngoài khu 1 là khu 2, nghĩa là theo giới hạn mà Quyết định 70/BXD-KTQH đã ghi: phía Bắc là phố Hàng Đậu, phía Đông là Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là phố Hàng Bụng-Hàng Gai-Cầu Gỗ-Hàng Thùng, phía Tây là phố Phùng Hưng”. Khu vực 1 là khu vực trọng tâm cần bảo tồn, mỗi khu vực lại có một định hướng cụ thể. Chọn ra cỏc ụ phố, tuyến phố, các điểm trung tâm bảo tồn trọng tâm để ưu tiên bảo tồn trước. Nhìn chung, ý kiến của Phú Giỏo sư Tiến sĩ Nguyễn Bá Đang tập trung đề xuất cỏc ụ phố, dãy phố trọng điểm trên cơ sở pháp lý là các văn bản của UBND, Bộ Xây Dựng và Ban quản lý phố cổ.

Phú Giáo sư Tiến sĩ Tô Minh Thụng (Phú Viện trưởng Viện Quy hoạch Đụ thị-Nụng thụn), nêu rõ: “Trước hết phải giảm tối thiểu mật độ dân số, cải thiện và nâng cao điều kiện và môi trường ở, kỹ thuật hạ tầng đô thị, giữ nguyên hình dạng mặt đường, mặt cắt, tầng cao ven các phố, hình dạng kiến trúc cụng trỡnh”.

Nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc thì cho rằng: “Trọng tâm dồn vào các di tích lịch sử, giải toả lấn chiếm các di tích này, ưu tiên cho kế hoạch gión dõn phố cổ. Nờn khuyờn khớch dõn và hướng dẫn dân cùng tham gia tổ chức không gian cho phù hợp với không gian của khu phố cổ và khai thác một cách có hiệu quả lợi ích kinh tế của không gian này.

Các kiến trúc sư nên góp phần bằng việc thiết kế những ngôi nhà hay những dãy phố như một sự gợi ý cho các chủ nhà lựa chọn… Chỉ cần một không gian có chiều sâu khoảng 10m dựng lại kiến trúc cổ, phía sau có thể cho xây tầng với tiện nghi hiện đại. Còn không gian “giả cổ” ấy, khai thác những hình thức kinh doanh dịch vụ thích hợp và được nhà nước có chính sách hỗ trợ…”

Trên đõy là những ý kiến của các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học. Ta thử tìm hiểu nguyện vọng của người dân và những khách du lịch đến với phố cổ xem sao?

Theo ông Nguyễn Phú Hiệp, tổ trưởng tổ 20 phố Hàng Đào, thỡ cú một nhận xét cụ thể hơn: “Chỳng ta nên khôi phục lại những di tích thể hiện bản sắc văn hoá mà lâu nay bị lãng quên. Chẳng hạn như ngôi đình số 90, là nơi ghi lại dấu ấn của làng nghề khi xưa, vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị; Nhà số 48 Hàng Ngang-nơi Bác Hồ viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập-nờn được giữ lại toàn bộ phía đằng sau của ngôi nhà, để khu di tích trở nên nguyên vẹn và Trường học Đông Kinh Nghĩa Thục số 10Hàng Đào… Chúng ta cũng nên làm lại tuyến tầu điện chạy qua phố cổ, bởi nó mang một nét văn hoá đặc trưng của Hà Nội xưa. Những quảng trường trong thành phố như: Cách mạng Tháng Tám, Mùng 1-5, Đông Kinh Nghĩa Thục… Nên là những nút mở để khách du lịch đi bộ có thể nghỉ ngơi, ngắm nhìn xa không gian xung quanh”.(Bỏo Du lịch-Mục sự kiện vấn đề số 31/2004).

Phần lớn người dân đang sinh sống ở khu phố cổ khi được hỏi đến vấn đề bảo tổn khu phố cổ, thì họ đều rất bức xúc. Bởi vì, bảo tồn phố cổ cũng chính là một phần trong mong muốn cải thiện cuộc sống của họ.

Thật đáng ngạc nhiên, mặc dù sống ngay giữa trung tâm của thủ đô, xong có đến 30% số hộ gia đình ở khu phố cổ hoặc cảm thấy chưa thoả mãn, hoặc khẳng định rất khó khăn về điều kiện sống. Bởi lẽ, khu phố cổ không chỉ là những ngôi nhà, những ngõ phố cần được giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo, mà chính điều kiện sống của người dân nơi đõy cũng đang cần được cải thiện. Người dân phố cổ vẫn đang bức xúc trong việc tìm một hướng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch Hà Nội (Trang 38)