Phương án bảo tồn phố cổ Hà Nội

Một phần của tài liệu Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch Hà Nội (Trang 49 - 52)

III. Đề xuất phương án bảo tồn phố cổ Hà Nội và vấn đề phát triển

1. Phương án bảo tồn phố cổ Hà Nội

Trên cơ sở tìm hiểu và tích luỹ kiến thức từ thực tế, từ tài liệu lịch sử, các đề tài nghiên cứu… Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về bảo tồn và tôn tạo phố cổ.

a. Về phạm vi.

Giữ đúng phạm vi phố cổ hiện nay theo quyết định 70BXD/KT-QH ngày 30-3-1995 của Bộ Xây dựng.

b. Về pháp luật và cơ quan quản lý.

Xây dựng hồ sơ pháp lý cho các điểm di tích đã được công nhận, chuẩn bị hồ sơ xếp hạng cho những điểm di tích có đủ tiêu chuẩn chưa được công nhận. Có biện pháp nghiêm khắc, kể cả phạt tù đối với những đối tượng lấn chiếm di tích, sử dụng vào công việc riêng, làm rõ cơ quan chủ quản, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Hiện đã có văn bản pháp quy về việc xây dựng và cải tạo nhà trong khu phố cổ, nhưng có những hộ làm sai, thậm chí là trầm trọng. Mong cơ quan chủ quan có biện pháp mạnh và thiết thực hơn.

c.Về kiến tróc tổng thể.

Tổ chức không gian đô thị cần được giữ nguyên với hình dáng kích thước của các tuyến đường, ngõ phố, các hoạt động thương mại, hệ thống chợ. Không nên phân ra khu vực bảo vệ 1 và khu vực 2. Nhưng cũng không nờn xác định khu vực bảo tồn quá rộng mà không thiết thực. Trờn cỏc tuyến phố lập hồ sở xác định rừ cỏc ngôi nhà theo từng thời kỳ, những kiến trúc nguyên vẹn, hoặc gần như nguyên vẹn thì được xếp hạng và bảo tồn theo nguyên tắc, các kiến trúc còn lại được quy định hình thức bảo tồn cho mặt tiền và chiều cao nếp ngoài, sân. Phần bên trong cho cải tạo phù hợp với điều kiện sống, trờn cỏc trục đường khác quy định chiều cao cho các nhà phù hợp, chất liệu xây dựng cũng cần có quy định rõ ràng. Tất nhiên phần bên trong là tiện nghi hiện đại theo ý thích của chủ hộ. Đối với những ngôi nhà được xếp hạng, khuyến khích hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, giữ nguyên hoặc cải tạo theo lối cổ cho ngôi nhà. Triển khai các hình thức kinh doanh sao cho thu hút được khách du lịch mà vẫn giữ được giá trị truyền thống.

Lập hồ sơ khoa học đầy đủ cho toàn bộ các điểm di tích có trong khu vực (kể cỏ cỏc di tích đã bị thay đổi và có nguy cơ bị phá huỷ). Trên cơ sở đó phân loại hiện trạng và đưa ra những hình thức bảo tồn cụ thể.

Khi xây dựng sửa chữa các công trình tôn giáo, cần tham khảo ý kiến của các nhà kiến trúc, lịch sử, các nhà khoa học, để công trình vẫn giữ được các giá trị vốn có.

Cần tuyên truyền và xây dựng lại các hội đình tổ nghề, đền, chựa… trong khu vực, để khơi dậy nét truyền thống, đống thời hấp dẫn khách du lịch.

g. Đối với các phố nghề, ngành nghề thủ công truyền thống.

Duy trì khuyến khích các hoạt động này, nhà nước nờn cú chính sách thuế ưu đói đối với các hộ làm nghề và bán hàng truyền thống. Mỗi phố nghề nờn cú một nhà trưng bày các công cụ, các mặt hàng truyền thống, tôn vinh các ông tổ nghề, các nghệ nhân. Địa điểm xây dựng nhà trưng bày có thể ở các đình thờ làng nghề.

f. Về giảm mật độ dân cư trong khu vực.

Trước hết giải toả toàn bộ số dân đang lấn chiếm, sống trong khu vực các di tích, nếu cần có thể tổ chức cưỡng chế, di dời các hộ không có hộ khẩu trong khu vực. Tổ chức gión dõn, vận động các hộ không tham gia hoạt động thương mại chuyển đến các khu gión dõn trong thành phố, có mức đền bù thoả đáng cho họ.

Khuyến khích các hộ trong cùng một số nhà tự tổ chức gión dõn, giảm thuế cho các trường hợp mua bán nhà giữa các hộ trong cùng một số nhà.

Do sự chứa đựng có giới hạn, nên việc gia tăng hoạt động của con người dẫn tới hạ tầng kỹ thuật quá tải và bị phá hoại nghiêm trọng. Vì vậy, cần nâng cấp hệ thống giao thông, cải tạo mạng lưới điện, ống nước, tránh tình trạng đào lên, lấp xuống một con đường nhiều lần trong một thời gian ngắn. Cải tạo cơ sở hạ tầng phải có tính đồng bộ, cải tạo triệt để các khu vệ sinh công cộng, xí hai ngăn, xớ thựng. Yêu cầu các hộ phải có nhà vệ sinh riêng, bảo quản sạch sẽ để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.

Phạt nặng đối với những hộ mặt đường chặt phá cây xanh để lấy diện tích kinh doanh, trồng một số cây xanh nhỏ trờn cỏc tuyến phố để gây mỹ quan và cải tạo môi trường.

j. Về tuyên truyền giáo dục.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục tại cơ sở về giá trị đặc biệt của khu phố cổ Hà Nội, nhằm khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của người dân nơi đõy. Có hình thức xử phạt và khen thưởng đối với những hộ, tuyến phố làm tốt và chưa tốt để tạo tâm lý ganh đua trong người dân (Ví dụ: tuyến phố văn minh thương mại là một điển hình tốt).

Tuyên truyền quảng bá về phố cổ trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của khách du lịch trong và ngoài nước, các tổ chức… giúp đỡ dưới nhiều hình thức.

Một phần của tài liệu Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch Hà Nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w