Những vấn đề về kiến trúc và quy hoạch

Một phần của tài liệu Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch Hà Nội (Trang 25 - 34)

II. Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, kinh tế và du lịch của khu phố

4. Những vấn đề về kiến trúc và quy hoạch

Kiến trúc nhà ở là một mặt quan trọng của di sản văn hoá và kiến trúc dân tộc, khu 36 phố phường được xem là sự kết tinh của nghệ thuật kiến trúc nhà ở. Nơi đô hội đất chật người đông không cho phép các kiểu nhà ở dàn trải như ở nông thôn. Hơn nữa, các gia đình đều buôn bán và làm nghề thủ công, nên sinh hoạt gia đình được lui vào bên trong theo chiều sâu của nhà và từ đó hình thành kiểu nhà rất đặc trưng trong khu phố này, kiểu nhà “ống”. Một số mẫu nhà có tính chất đặc trưng cho khu phố cổ ở Hà Nội tập trung ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Dầu, Thuốc Bắc… Những ngôi nhà theo kiểu một tầng hoặc chồng diêm hai hoặc ba tầng là đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội, những ngôi nhà ở khu phố này đại diện cho các hình thức hoạt động đa dạng: nhà ở kết hợp với cửa hàng.

Nhưng những ngôi nhà cổ theo kiểu này đã dần mất đi hoặc bị biến đổi. Do qua trình phát triển dân số và xã hội, người dân cải tạo hoặc xây mới để đáp ứng cuộc sống của họ. Ta thử tìm hiểu một số hình thức tổ chức kiểu cũ:

- Kiểu nhà 1tầng:

Cửa hàng - phòng khách - phòng ngủ - sân trời - bếp - w.c

- Kiểu nhà 2tầng:

T1: cửa hàng – phòng khách – phòng ngủ – sân trời – bếp – w.c 

cầu thang 

- Kiểu nhà 3tầng:

T1: cửa hàng – phòng khách – sân – kho – bếp – sân – w.c  

cầu thang cầu thang phô  

T2: phòng ngủ  phòng ngủ phòng ngủ 

T3: học tập  học tập

Phần lớn các ngôi nhà này là do một hộ ở nên không có hành lang bên như hiện nay thường thấy. Các phòng được ngăn cách bằng tường, vách gỗ hoặc không có ngăn mà để thông suốt (cửa hàng – phòng khách – phòng ngủ) như một số nhà ở Hàng Đào, Hàng Ngang. Dây truyền này rất hợp lý cho một căn hộ độc lập. Những ngôi nhà này phần lớn có chiều rộng từ 2,2m đến 5m. Những ngôi nhà này chiều ngang rộng chủ yếu có ở các khu có sự sản xuất kết hợp với bán hàng như Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Hàng Bạc,Thuốc Bắc. Những khu tập trung buôn bán chiều ngang thường nhỏ hơn (2m-3m) như: phố Hàng Đào, Hàng Ngang. Trung bình chiều sâu của một ngôi nhà là 30m - 40m. Nhưng dù rộng hay sâu, các ngôi nhà này có độ thông thoáng rất tốt. Có nhiều dạng nhà được phân ra làm thành nhiều lớp, nghĩa là có nhiều khoảng sân ở giữa, khiến cho ngôi nhà có đủ ánh sáng, thông gió tốt và cách ly hợp lý giữa các chức năng khác nhau trong căn hộ.

Cửa hàng – phòng khách – sân1 - kho+bếp – sân2 – w.c

Cửa hàng – phòng khách – sân1 – sản xuất – sân2 – kho+bếp –sân3 - w.c

Hiện nay ngôi nhà ở khu phố cổ Hà Nội đã có nhiều thay đổi, trong một ngôi nhà không còn thuần tuý một hộ ở nữa mà hình thành rất nhiều hộ ở, có quan hệ độc lập về mọi mặt, một số có quan hệ họ hàng, nhưng phần đông là do nhà nước phân phối…

Do sự phát triển của nhiều căn hộ ở, cơ cấu ngôi nhà bị thay đổi , nhiều nơi bị phá vỡ nghiêm trọng, gây ra hậu quả xấu về mặt sản xuất vệ sinh, xã hội.

Dây truyền nhà phổ biến hiện nay:

Cửa hàng – ở – ở – sân(bếp) – ở – bếp – sân – w.c

hành lang        

 cầu thang

Hành lang là yếu tố mới xuất hiện để đảm bảo sự độc lập cho từng hộ gia đình, căn nhà cổ xưa chỉ là một hộ gia đình, nhưng bây giê đã trở thành một khu với nhiều hộ gia đình cùng sinh sống. Những căn hộ đều đòi hỏi một khu bếp riêng nên các diện tích chung như sân trong, hành lang biến thành nơi đun nấu. Khu w.c bị quá tải, trở nên mất vệ sinh.

Mối quan hệ xã hội trong những ngôi nhà này rất phức tạp. Có những ngôi nhà lên tới 12 hộ tập trung, chỉ có 1,2 hộ có cửa hàng mặt tiền ngoài.

Có thể nói rằng, những ngôi nhà như vậy đã làm mất đi caớ hay, cái đặc trưng về kiến trúc của ngôi nhà cổ truyền. Kéo theo đó là sự lộn xộn, mất vệ sinh do điều kiện sống chật chội, thiếu tiện nghi… Hiện nay, vấn đề cải tạo, xây dựng nhà trong khu phố cổ Hà Nội đã có cơ quan quản lý, đã có quy hoạch rõ ràng về bảo tồn kiến trúc và di sản văn hoá, người dân không thể tự ý cải tạo và xây dựng.

Vấn đề đặt ra, và cũng là nhu cầu của người dân sống nơi đõy, là tại sao phải bảo tồn kiến trúc nhà ở trong khi điều kiện sống hàng ngày không đảm bảo, như: diện tích sống, môi trường, nước sạch, điện, vệ sinh… Nhưng nếu chúng ta phá bỏ và cải tạo thoải mái các ngôi nhà cổ để đáp ứng như cầu sinh hoạt của người dõn thỡ khu phố cổ Hà Nội sẽ còn lại gì. Khi đó, thử hỏi chúng ta cũn gỡ là đặc trưng, cũn gì để hấp dẫn khách du lịch đến nơi đõy.

Trên toàn bộ khu phố cổ này là một bộ sưu tập minh hoạ các mẫu kiến trúc nhà ở từ cuối thế kỷ 19 đến nay. Bên cạnh ngôi nhà kiểu chồng diêm, khung bằng gỗ, trang trí chạm khắc, còn tồn tại các dạng cửa lùa, cửa bức bàn, cửa ngăn… mang phong cách kiến trúc Châu Âu cổ điển, được xây dựng từ thời Pháp, rồi các công trình được xây dựng sau Cách mạng. Do quá trình lịch sử có nhiều biến động, nên khu vực phố cổ Hà Nội có nhiều kiểu kiến trúc khác nhau. Theo thống kê, “hiện tại có 6 loại kiểu dáng kiến trúc thể hiện các xu hướng phát triển trong khu vực này. Tuy nhiên, trong điều lệ quản lý kiến trúc khu 36 phố phường chỉ đề xuất một loại hình kiến trúc với mái dốc được thiết kế để cấp phép khi xây dựng công trình mới”(Trớch Tạp chí Kiến trúc số 1/99-2003).

Vậy thì, nếu đặt ra trường hợp các ngôi nhà cùng xây dựng lại theo kiểu mái dốc đú, thì những giá trị kiến trúc kia sẽ bị mất đi hay sao? Ta cũng nên bảo tồn các giá trị kiến trúc khác cũng đang tồn tại trong khu phố cổ Hà Nội, như là: Thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc… để không làm mất đi tính đa dạng trong kiến trúc nhà của khu phố cổ Hà Nội.

Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã có ý định gión dõn trong khu vực phố cổ Hà Nội, điển hình là quyết định cho xây dựng khu đô thị mới Việt Hưng (Gia Lâm), nhằm góp phần cải thiện đời sống, kết hợp gión dõn trong khu phố cổ theo Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Hà Nội. Nhưng vấn đề bất cập hiện nay là, nếu các gia đình trong khu vực này đều xây dựng tối đa như điều lệ quy định (lớp ngoài 3tầng, chiều cao đến đỉnh mái dốc 12m, lớp trong quy mô 4 tầng, tổng chiều cao đến đỉnh mái dốc 16m), thì toàn bộ diện tích sàn xây dựng các công trình tăng lên ít nhất khoảng 2,3-3,5lần so với diện tích sử dụng hiện nay. Nếu đầu tư kinh phí

nhiều vào công trình mới, điều kiện tiện nghi được nâng lên, thì việc gión dõn hay di dân sang khu vực mới sẽ thêm phần khó khăn hơn.

Hơn nữa, giá trị đất trong khu vực phố cổ Hà Nội rất cao, người dân muốn tận dụng hết quỹ đất để xây dựng. Nếu trong điều lệ quy hoạch mật độ xây dựng tương ứng với diện tích đất, (Ví dụ: với diện tích đất nhỏ hơn 50m2 thì mật độ xây dựng 100% diện tích đất); Dẫn đến tình trạng nhiều chủ sở hữu trong cùng một biển số nhà có diện tích lớn hơn 100% chia làm nhiều đợt xin phép và xây dựng để đạt được mục đớch xây hết đất. Cuối cùng, chỉ có các nhà quản lý là không đạt được mong muốn của mình trong việc triển khai thực hiện xây dựng theo quy hoạch.(Tạp chí kiến trúc số 2- 100/2003).

5. Cỏc cụng trình tín ngưỡng tôn giáo đang bị xâm hại?.

Hầu hết các phố, phường của khu phố cổ Hà Nội đều cú cỏc công trình tôn giáo, tín ngưỡng, như: đỡnh, chùa, miếu, điện… Đõy là một số lượng lớn các tài sản hết sức quý trong kho tàng kiến trúc cổ của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Phần lớn các đình, đền… đều thờ các vị thành hoàng làng, các vị tổ của các phường hội thủ công. Ví dụ như: đền Bạch Mã thờ thần Bạch Long Đỗ làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long, ở phố Tô Tịch có đỡnh Tô Tịch thờ ông tổ nghề tiện gỗ làng Nhị Khờ. Cú hai ngôi Đỡnh trên, Đình dưới ở số nhà 50 và 42 Hàng Bạc để thờ tổ nghề (hay còn goi là Trương Đình và Kim Ngân Đình). Hiện nay diện tích của hai ngôi đình này đã bị dân chiếm dụng toàn bộ. Một số công trình tôn giáo con phản ánh gốc gác xưa của một số người dân Thăng Long, vốn làtừ nhiều miền quê khác nhau, họ tập trung về đây làm ăn buôn bán, rồi lập đình đền thờ vọng về quê hương, để nhớ đến cội nguồn; Như đình Trúc Lâm 40 Hàng Hành là của dân các làng Chắm trên, Chắm dưới (Hải Dương, Hưng Yên) làm nghề giầy da lập nên, hay như đình Hoa Léc ở 90

Hàng Đào là nơi dân phường nhụôm màu ở Đan Loan (Hải Dương, Hưng Yên) dựng ra…

Sự hiện diện của các đình miếu trong khu vực phố cổ còn thể hiện bằng chứng về tâm linh của người Hà Nội xưa, không chỉ làm ăn buôn bán, mà người Thăng Long-Hà Nội xưa còn luôn nhớ về tổ tiên cội nguồn, hoà đồng cuộc sống với thế giới tâm linh. Phố cổ Hà Nội không chỉ mang trong mình những giá trị vật thể, mà nó còn mang trong mình những giá trị phi vật thể, vì cùng với một không gian đô thị vật chất còn tồn tại một không gian đô thị huyền thoại và thiêng liêng.

Dưới đõy là thống kê số lượng các di tích tín ngưỡng trong khu phố cổ Hà Nội. Loại hình di tích Số lượng Đình 52 Đền 29 Chùa 6 Nhà thờ họ 6 Quán 2 Hội quán 2 Miếu 2

Theo điều tra ta thấy có tới 99 di tích tôn giáo tín ngưỡng nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Đõy là một số lượng lớn các công trình mang giá trị lịch sử văn hoá, nhưng những công trình này đang đứng trước thực trạng đáng buồn. Hầu hết các di tích (trừ nhà thờ họ không thuộc sự quản lý của

ban quản lý)nh như đình, đền, chùa, miếu, đều bị lấn chiếm làm nơi ở, các công trình công cộng (tuỳ theo mức độ quản lý của cơ quan chủ quản).

II. Khu phố cổ Hà Nội và vấn đề phát triển du lịch Hà Nội.

Hà Nội là một trung tâm quan trọng, nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não về kinh tế, chính trị, văn hoỏ… của đất nước. Vị trí quan trọng của Hà Nội đồng thời cũng mang đến một sức hút to lớn đối với khách du lịch. Điều đó càng được khẳng định, khi Thủ đô Hà Nội được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu “Thủ đô anh hựng” và được thế giới bình chọn là “Thành phố vì hoà bỡnh”.

Không chỉ có người dân trong nước và cả bạn bè năm châu đều có cơ hội hiểu biết về tinh hoa của Hà Nội qua nhiều mặt. Ngành du lịch là một yếu tố quan trọng để con người và cảnh vật Hà Nội được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến. Tại hội nghị tổng kết năm 2004, Sở Du lịch Hà Nội đã đề ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2005 sẽ thu hút được 4,5 triệu lượng khách du lịch, trong đú có 1triệu lượt khách quốc tế, đạt tổng doanh thu 6 nghìn tỷ đồng. Các thành tựu đã và sẽ đạt được của ngành du lịch là một tất yếu của đội ngũ những người làm du lịch ở thủ đô, hay nói đúng hơn là ngành du lịch.

Hà Nội đã khai thác những giá trị lịch sử, văn hoá vốn có của Hà Nội, đưa chúng vào hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Trong những tài nguyên du lịch của thủ đô, khu phố cổ Hà Nội là một tài nguyên quý giá và hết sức quan trọng, có thể nói đó là bộ mặt của thủ đô.

Phố cổ Hà Nội là nơi hấp dẫn du khách khi đến với Hà Nội, nó không chỉ là hạt nhân của Hà Nội xưa và nay, mà nó cũn mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hoá, kinh tế… vô cùng to lớn. Nơi đõy, xưa là các

phường hội thủ công. Mỗi phố mang tên một hàng hoá: Hàng Thiếc, Hàng Bạc, Hàng Đường… Trong khu phố cổ Hà Nội, xen lẫn các ngôi nhà truyền thống là các công trình văn hoá lịch sử tôn giáo và các nhà hàng ẩm thực. Khu phố cổ Hà Nội vẫn còn giữ được dáng vẻ kiến trúc của dân tộc Việt Nam và Châu Á- tạo thành một quần thể kiến trúc độc đỏo-nhà cửa san sát, phố xá tấp nập. Nhiều hoạt động hàng ngày của người dân đô thị diễn ra tấp nập: sinh hoạt, bán hàng, sản xuất, vui chơi, nghỉ ngơi, lễ hội, tạo nên sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại và phát triển… Phố cổ Hà Nội thực sự là khu du lịch hấp dẫn để du khách khám phá, đõy là một tài sản không nhỏ của du lịch Thủ đô Hà Nội.

Vấn đề phát triển du lịch tại khu phố cổ Hà Nội là một vấn đề lớn cần quan tâm, cần sự liên kết hợp tác giữa các ngành: Sở Văn hoá Thông tin, Ban quản lý phố cổ, Sở Giao thông công chính, Uỷ ban Nhân dân Thành phố, các phường sở tại…

Từ quan điểm trên, ta hãy tìm hiểu những mặt đã làm được và chưa làm được của phố cổ Hà Nội trong việc hấp dẫn du khách, góp phần vào việc đẩy mạnh sự phát triển của du lịch thủ đô.

Một phần của tài liệu Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch Hà Nội (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w