Đảm bảo môi trường sống của xã hội

Một phần của tài liệu Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch Hà Nội (Trang 48 - 49)

II. Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, kinh tế và du lịch của khu phố

3.Đảm bảo môi trường sống của xã hội

Xin lấy câu nói của Bác Hồ: “Lấy dân làm gốc”. Công tác xây dựng và bảo tồn khu phố cổ là quan trọng, nhưng trước hết phải đảm bảo được cho cuộc sống của người dõn, trỏnh những xáo trộn trong cuộc sống của họ. Phải đảm bảo nguyên tắc nâng cao được trình độ sống của người dân về vật chất và tinh thần. Đồng thời giữ được bản sắc độc đáo của phố cổ, tôn trọng hiện trạng, quyền sở hữu, yếu tố tự nguyện của người dân và khả năng thực thi của các đề xuất bảo tồn.

Môi trường ở khu phố cổ Hà Nội đang đứng trước tình trạng ô nhiễm nặng, muốn bảo tồn tôn tạo khu phố cổ để phát triển du lịch, thu hút khách du lịch, thì ta phải giải quyết được vấn đề môi trường tại đõy. Phải giải quyết ngay các khu vệ sinh kém chất lượng, những ống cống hở, lộ thiên gây mất vệ sinh. Trồng một số cây xanh nhỏ trờn cỏc tuyến phố, bởi hè đường trong khu phố cổ rất nhỏ, tăng cường mở các tuyến phố đi bộ để giảm tối thiểu lượng xe cơ giới đi lại trong khu vực này, tránh lượng khói thải từ các loại xe. Cung cấp đủ lượng nước sạch để người dân sử dụng; Tuyên truyền hỗ trợ người dân giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi ra đường. Có một môi trường sạch, thì mới chống đuợc bệnh tật và gây cảm tình đối với khách du lịch.

Phần lớn dân cư trong khu vực này là những người buôn bán. Do đó, đối với họ lợi ích kinh tế vẫn là quan trọng nhất. Họ chạy theo xu hướng của thời đại, mở ra những của hàng với vô khối các hình thức kinh doanh khác nhau để đạt được lợi nhuận. Khi đó họ vô tình phá vỡ không gian xã hội. Các ngôi nhà cổ, bị cải tạo thành những cửa hàng rực rỡ, đẹp mắt. Họ chỉ nghĩ đến món lợi trước mắt và quên đi món lợi lâu dài. Giữ lại

không gian cổ để kinh doanh buôn bán thu hút khách du lịch như nhiều thành phố cổ khác đã làm, mà điển hình là Hội An.

Không hiểu do xu thế phát triển thương mại ồ ạt, hay do khâu quản lý các thành phần kinh tế của các cấp lãnh đạo cũn kộm, mà môi trường xã hội ở khu phố cổ hiện nay rất lộn xộn. Người từ khắp mọi nơi về đõy buôn bán, làm thuê, thuộc mọi lứa tuổi, làm cho môi trường xã hội ở đõy rất khó quản lý. Những con phố duy trì được nghề sản xuất, buôn bán thủ công truyền thống không còn nhiều, phần lớn họ đã chuyển sang các ngành nghề khác thực tế hơn, vì thế lại kéo theo một lực lượng lao động lớn từ nơi khác đến đõy. Người dân do bị tác động mạnh của nền kinh tế thị trường, những món lợi kinh tế mà họ không thể bỏ qua.

Chớnh các dự án bảo tồn cũng đang vấp phải vấn đề này mà chưa thể thực thi được, hay chỉ tồn tại trên giấy tờ. Các cấp lãnh đạo, cựng cỏc ban quản lý cần có trách nhiệm hơn trong vấn đề này, đưa ra những quyÕt định khả thi, hoặc những chính sách ưu đói về thuế đối với những hộ dân kinh doanh những ngành nghề truyền thống. Vì vậy, việc xây dựng và bảo tồn phố cổ phải đảm bảo được tính xã hội của nó.

Một phần của tài liệu Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch Hà Nội (Trang 48 - 49)