Nhận xét về tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương trường tĩnh điện, học phần điện và từ, chương trình đào tạo cử nhân sư phạm vật lý trường đại học đồng nai (Trang 67)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.1Nhận xét về tiến trình dạy học

3.4.1.1. Quan sát ôn tập

Ở lớp thực nghiệm, phương thức tổ chức hoạt động của GV và SV trong tiết học được quan sát dựa trên các tiêu chí:

- Tính độc lập, tích cực và sáng tạo của SV trong giờ học, định lượng thời gian và nội dung của bài học trong tiết học.

- Những khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ trong học tập. - Khả năng vận dụng và phát huy công nghệ hỗ trợ cho quá trình học tập.

- Mức độ hiểu bài và vận dụng kiến thức vào các bài kiểm tra. 3.4.1.2. Nhận xét tiết học

Vận dụng CNTT vào học tập là góp phần đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở nhà trường, qua thực nghiệm tại trường Đại học Đồng Nai đã cho thấy rõ tác dụng của việc nâng cao chất lượng đào tạo với sự hỗ trợ tích cực của website ôn tập.

- Trong giờ học, các nội dung bài học được GV định hướng một cách cụ thể, khoa học thông qua bài tập trắc nghiệm, trắc nghiệm có phản hồi, tự luận có gợi lý bài giải, sách điện tử nhằm củng cố lại kiến thức đã quên hoặc chưa nắm vững từ website, SV hứng thú, tích cực, tự học.

- Quan sát những giờ học trong phòng học bộ môn, thư viện và sảnh trường có hệ thống mạng kết nối internet với trang thiết bị hiện đại.

- Cùng một thời lượng như nhau nhưng lượng kiến thức được dạy cho SV nhiều hơn và khả năng nắm bắt ở SV cũng sâu sắc và chắc chắn hơn, số lượng bài tập trắc nghiệm cũng được rèn luyện nhiều hơn. GV có nhiều thời gian củng cố kiến thức cho SV.

- Hầu như các giờ học được dạy theo phương pháp này không có SV nào tỏ ra nhàm chán, lười biếng, không tập trung hoặc mang tâm trạng đối phó, thụ động mà ngược lại SV tỏ ra rất hứng thú, hào hứng và tích cực. - Các nhiệm vụ mà GV yêu cầu được SV thực hiện một cách tự giác với niềm hăng say và lý thú. Cụ thể như nghiên cứu tài liệu, ôn tập các bài

tập thông qua website hoặc nêu các câu hỏi thắc mắc thông qua site Thảo luận.

Từ đây có thể khẳng định rằng với sự kết hợp CNTT vào dạy học đã góp phần rèn luyện cho SV kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet, bổ sung và mở rộng kiến thức mà SV đã nắm được.

3.4.2. Kiểm tra kiến thức và đánh giá kết quả học tập của SV sau các bài học

Sau khi tổ chức cho SV làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lý kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Liệt kê tần số, tần suất kết quả chung của hai nhóm

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Số bài KT 0 9 18 35 26 63 65 32 49 23 12 332

Tần suất 0 2,7 5,4 10,5 7,8 19,0 19,6 9,6 14,8 6,9 3,6 100

Bảng 3.2: Liệt kê điểm của số SV hai nhóm Điểm dưới Trung bình

(từ 1 – 4 điểm) Điểm Trung bình (từ 5 – 6 điểm) Điểm Khá (từ 7 – 8 điểm) Điểm Giỏi (từ 8 – 9 điểm) Số bài KT 88 128 81 35 Phần trăm (%) 26,5 38,6 24,4 10,5

Điểm Trung bình chung của hai nhóm:

N x n x i i i ∑ = = 10 1 = 5,6

Bảng 3.3: Liệt kê tần số kết quả điểm của hai nhóm

Nhóm Số SV Số bài KT Số SV đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 43 172 4 5 9 42 31 38 25 11 5 2 Thực nghiệm 40 160 0 3 6 28 26 40 25 21 6 5

Trên đồ thị, trục tung chỉ số SV đạt điểm Xi và trục hoành biểu diễn điểm số Xi.

Bảng 3.4: Liệt kê tần số của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm

Nhóm Số SV Số bài KT Số phần trăm (%) SV đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 43 172 2,3 2,9 5,2 24,4 18,0 22,1 14,5 6,4 2,9 1,2 Thực nghiệm 40 160 0,0 1,9 3,8 17,5 16,3 25,0 15,6 13,1 3,8 3,1

Bảng 3.5: Liệt kê tần suất tích lũy của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Nhóm Số bài KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 172 2,3 5,2 10,5 34,9 52,9 75,0 89,5 95,9 98,8 100 Thực nghiệm 160 0,0 1,9 5,6 23,1 39,4 64,4 80,0 93,1 96,9 100 Số s in h vi ên T ần s uấ t

Bảng 3.6: Liệt kê thông số thống kê của hai lớp đối chứng và thực nghiệm

Nhóm Số SV Số bài KT x

Đối chứng 43 172 5,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực nghiệm 40 160 5,9

Từ bảng thông số thống kê (bảng 3.6) trên có thể kết luận sơ bộ điểm trung bình các bài kiểm tra của SV nhóm thực nghiệm cao hơn ở nhóm đối chứng. Phải chăng chất lượng SV nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng? Để trả lời câu hỏi này tôi kết hợp với việc tìm hiểu và khảo sát, nhận xét tiết học và đi đến nhận xét được những kết quả của việc sử dụng website ôn tập chương "Trường tĩnh điện" như sau:

3.4.3. Những kết quả của việc sử dụng website ôn tập tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương "Trường tĩnh điện"

3.4.3.1. Tính khả thi của việc sử dụng website

Thông qua website này, có thể tổ chức ôn tập tự kiểm tra ở trên lớp và ở nhà, có thể giao tiếp với GV và SV ở những nơi khác nhau thông qua site Thảo luận. Khả năng thu thập thông tin không hạn chế, SV có thể truy cập vào các trang thông tin.

Việc tổ chức hoạt động ôn tập trên lớp thông qua website với thời lượng 45 phút có thể nói là đảm bảo thay vì ghi chép rất nhiều những lời giảng và hướng dẫn của GV thì giờ đây SV được dành nhiều thời gian hơn

T ần s uấ t t íc h lũ y

để nghe, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận và chỉ dành rất ít thời gian để ghi những ý quan trọng vào các phiếu học tập.

Do đặc điểm là sử dụng máy vi tính với website để ôn tập tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng. Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho SV nỗ lực, tự lực trang bị thêm kiến thức về CNTT đặc biệt là kiến thức sử dụng máy vi tính lướt net, học cách truy cập mạng, tìm kiếm thông tin, lao động trí óc một cách tích cực, tự lực và sáng tạo với cường độ rất cao, biết tự đánh giá và biết mình cần học cái gì?

Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số khó khăn hạn chế là: Một số SV trong lớp chưa có máy vi tính cá nhân (xách tay), chưa quen sử dụng máy vi tính, sử dụng website điều này làm cho các SV này còn lúng túng chưa theo kịp các bài học.

3.4.3.2. Tạo ra một môi trường hoạt động học tập tốt cho SV

Trước những website, SV có thể tự lực tác động lên các đối tượng, thay đổi điều kiện, lựa chọn các kết quả cần tìm kiếm, tự phát hiện, tự phán đoán, đề xuất, tự tổ chức thực nghiệm khoa học ví dụ khi ôn tập bằng bài tập trắc nghiệm có phản hồi SV có thể tự kiểm ta kiến thức của mình và có thể học lại phần lý thuyết liên quan đã bị quên bằng một cú click chuột trong đáp án phản hồi có link đến phần lý thuyết liên quan có sẵn trên website này. SV có thể giải bài tập tự luận có hướng dẫn giải và các công thức cần áp dụng để giải bài tập, trường hợp muốn xem lại kiến thức cũ có thể click chuột với đường link về phần lý thuyết có sẵn trên website. Vì thế, các SV dễ dàng bộc lộ hết những gì mình nắm được và chưa nắm được. SV tự tin, tích cực, tự lực hơn trong quá trình học tập, cụ thể sau mỗi tiết học SV vẫn còn bàn luận, trao đổi và tỏ ra rất thích thú.

3.4.3.3. Tạo khả năng phân hóa cao trong học tập

Để SV phát triển tốt, mỗi SV cần vươn lên tối đa trong các giai đoạn học tập, được giúp đỡ, khuyến khích trong quá trình học tập, học trên lớp, học ở nhà, . . . Qua website này, SV có thể nhận được lượng kiến thức phù hợp với trình độ từng SV, được khuyến khích và phát triển đúng lúc.

Từ hệ thống bài tập trắc nghiệm, tự luận mỗi SV nhận được một số bài tập phù hợp với khả năng của mình, tiến hành học tập không ảnh hưởng đến việc học tập của người khác. Lúc đó, mỗi SV như có một người GV tại chỗ có thể nắm bắt kiến thức còn hỏng, có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

3.4.3.4. Nhờ website mà hiệu quả kiểm tra kiến thức, kỹ năng của SV được nâng cao

SV có thể nhớ lâu, nhớ nhiều, nhớ nhanh thông qua các giờ học tập trên lớp và ở nhà thông qua các bài kiểm tra. Ngoài ra website này đã đáp ứng khả năng trao đổi giữa người dạy và người học, cho phép sử dụng các diễn đàn để trao đổi, thảo luận cho phép việc tham gia học tập.

Kết luận chương 3

Qua một số giờ thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc đổi mới phướng pháp dạy học với sự hỗ trợ tích cực của CNTT là phù hợp với nguyện vọng của đa số GV và SV.

Tuy nhiên, quá trình thực nghiệm chỉ tiến hành với số lượng SV hạn chế của trường Đại học Đồng Nai chưa đủ khẳng định giá trị phổ biến của website ôn tập. Mà chỉ cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn, các bước của tiến trình dạy học có sự hỗ trợ của website có tính khả thi cao. Góp phần khẳng định tính tích cực trong hoạt động nhận thức của SV thông qua việc học tập có website hỗ trợ để nâng cao chất lượng dạy học cụ thể ở chương "Trường tĩnh điện".

- Đối với GV: Website ôn tập đã hỗ trợ nhiều mặt trong quá trình dạy học của GV, giúp cho GV có thêm nhiều nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho hoạt động dạy học của mình. GV có thể ra câu hỏi trắc nghiệm và nhờ các phần mềm tin học để tạo ra ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, website ôn tập có thể làm thay GV một số thao tác như đảo đề, trộn đáp án, . . .Nhờ đó GV có nhiều thời gian quan tâm đến các hoạt động của SV cũng như có thể củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức cho SV.

- Đối với SV: Đã có tác dụng tích cực là tạo sự hứng thú, niềm say mê, khả năng sáng tạo và phát huy tính tích cực, tự lực của SV; kích thích sự tò mò và khơi dậy sự ham hiểu biết ở SV. Qua đó SV có thể nắm vững kiến thức. Website ôn tập hỗ trợ đắc lực cho SV trong quá trình tìm kiếm thông tin, giúp SV hiểu bài tốt hơn và có thể ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sâu sắc, vận dụng tri thức vào việc giải quyết các tình huống cụ thể. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm với cách đánh giá khách quan giúp cho SV nhận biết khả năng hiểu bài của mình và từ đây có thể trau dồi nhiều hơn.

- Đối với việc cập nhật cơ sở dữ liệu môn học: Website ôn tập có khả năng cập nhật cơ sở dữ liệu của môn học. Cập nhật lại, bổ sung thêm ngân hàng câu hỏi, bài kiểm tra, bài tập, thông tin sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của GV và SV và nhu cầu nghiên cứu, học tập của SV để cho website ngày càng đa dạng và phong phú.

Thực tế cũng cho thấy một số hạn chế nhất định như SV chưa có 100% máy vi tính xách tay, phòng máy của trường và thư viện chỉ mở trong giờ hành chính, đôi lúc hệ thống mạng chưa thật ổn định đặc biệt là mạng không dây bên cạnh đó trình độ tin học của một số GV và SV còn hạn chế. Có thể nói đây là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến tính khả thi của đề tài.

Do đó, để các giờ ôn tập có sự hỗ trợ của website ôn tập đạt hiệu quả, mang lại sự hứng thú, tích cực hoạt động và sáng tạo của SV, GV cần phải có trình độ tin học căn bản vững vàng với niềm say mê đầu tư tiến trình ôn tập một cách khoa học. Ngoài ra, vấn đề còn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của GV, các nhà quản lý và toàn xã hội để đổi mới phương pháp dạy học bằng việc vận dụng CNTT.

PHẦN KẾT LUẬN

Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Và cùng việc nghiên cứu, tìm kiếm những con đường, những cách thức để cải tiến các phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, là việc làm thiết thực để hình thành một xã hội học tập, đón nhận sự ra đời tất yếu của nền giáo dục điện tử trong thời đại CNTT hiện nay. Với đề tài Xây dựng website hỗ trợ SV ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương "Trường tĩnh điện", trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi thu được một số kết quả sau:

- Đóng góp tích cực vào quá trình làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc sử dụng máy vi tính với website ôn tập làm phương tiện dạy học vật lý để nâng cao chất lượng dạy – học, bước đầu khẳng định tính tích cực của việc sử dụng website, sự hỗ trợ đắc lực của CNTT vào quá trình học tập.

- Website hỗ trợ ôn tập với nguồn thông tin phong phú, đa dạng được thực hiện trên các phương tiện dạy học hiện đại, website bước đầu hình thành ý thức khai thác và sử dụng thông tin để GV và SV được tiếp cận với phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường Đại học, giúp SV mở rộng kiến thức ra khỏi phạm vi sách giáo khoa, nâng cao năng lực tự học.

- Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng website hỗ trợ ôn tập, bộ phần mềm Adobe Web Premium CS3 trong đó có 2 phần mềm Adobe Dreamweaver CS3 và Adobe Flash CS3 Professonal là bộ phần mềm có nhiều ưu điểm để thiết kế website đáp ứng nhu cầu học tập thích hợp với việc sử dụng nguồn tài liệu khai thác từ internet. Website có thể cung cấp những thông tin, tài liệu tham khảo hữu ích, chia sẻ và rút kinh nghiệm cùng với các bạn đồng nghiệp và SV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với đề tài luận văn Xây dựng website hỗ trợ SV ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương "Trường tĩnh điện", học phần "Điện và Từ", chương trình đào tạo cử nhân sư phạm vật lý trường Đại học Đồng Nai chúng tôi đã phân tích cấu trúc logic, làm rõ bản chất các hiện tượng vật lý, quá trình hình thành các khái niệm, định lý, định luật. Từ đó tìm hiểu thực trạng ôn tập chương "Trường tĩnh điện" ở trường đại học hiện nay, phát hiện những khó khăn khi ôn tập để đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn góp phần nâng cao chất lượng học tập của SV, thực sự góp phần giải quyết những khó khăn của GV và SV trong quá trình học tập.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc sử dụng website hỗ trợ ôn tập đã khơi dậy sự hứng thú, tính tích cực, phát huy năng lực tự học ở SV và rèn luyện được cho SV các kỹ năng tiến trình khoa học. Điều này góp phần khẳng định rằng, khi CNTT được ứng dụng vào quá trình dạy học, sẽ làm cho quá trình dạy học đạt hiệu quả hơn, điều này cũng phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của đa số GV và SV.

Với những kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đạt được tiếp tục khẳng

Một phần của tài liệu Xây dựng website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương trường tĩnh điện, học phần điện và từ, chương trình đào tạo cử nhân sư phạm vật lý trường đại học đồng nai (Trang 67)