8. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Công cụ và kỹ thuật xây dựng website hỗ trợ dạy học
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế website, mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Ở đây tôi chọn phần mềm Adobe Dreamweaver CS3 là một phần mềm song hành với Flash nổi danh như một trong những nội dung hoạt hình phổ biến nhất. Qua nhiều lần cải tiến và phát triển Adobe Dreamweaver CS3 có thể nói là một phần mềm đứng vị trí số một được giữ vững bằng một loạt tính năng mới như: tích hợp với các phần mềm khác của Adobe, quản lý và chỉnh sửa CSS, các mẫu JavaScrip dựng sẵn, Spry Framework. Dù là code hay Desinger thì Adobe Dreamweaver CS3 cũng sẽ mang lại cho ta những khả năng vô tận của sáng tạo đây là điều kiện để cho nhà lập trình web bảo trì và phát triển web thành web động hỗ trợ cơ sở dữ liệu.
1.2.5. Yêu cầu của website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá
Website dạy học phải đảm bảo những yêu cầu của một phần mềm hỗ trợ dạy học, đó là phải hàm chứa trong đó những tri thức chuyên gia của hai lĩnh vực Giáo dục và Tin học vì về bản chất thì nó là phần mềm được cài đặt trên máy tính để hỗ trợ hoạt động dạy học của GV và SV. Đáp ứng được yêu cầu này là đề cao tính hiệu quả của việc sử dụng nó trong điều kiện hiện nay.
Hoạt động dạy học rất đa dạng và phong phú bao gồm cả những hoạt động chân tay và hoạt động trí óc vì vậy khi thiết kế website dạy học phải xuất phát từ những ý tưởng sư phạm đã được xác định rõ từ đầu, phải phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của SV. Website với tư cách là một phần mềm, cùng với máy tính phải hỗ trợ được nhiều mặt của quá trình dạy học, đồng thời phải tạo những điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của SV diễn ra tích cực. Do vậy, website dạy học vừa đáp ứng được yêu cầu
của lý thuyết dạy học hiện đại, vừa phát huy những thế mạnh riêng của việc sử dụng máy vi tính và nâng cao hiệu quả sử dụng của thiết bị dạy học hiện đại.
Vận dụng những yêu cầu của website dạy học, cho website ôn tập, tự kiểm tra đánh giá, chúng tôi nêu lên những yêu cầu của website ôn tập đó là:
- Phù hợp với mục đích của website: dùng cho SV ôn tập và tự kiểm tra – đánh giá.
- Áp dụng được cả 4 phương pháp ôn tập: + Ôn tập bằng hệ thống hóa.
+ Ôn tập bằng bài tập.
+ Ôn tập bằng tự kiểm tra đánh giá. + Ôn tập bằng giải nghĩa khái niệm.
- Người học trao đổi với nhau và với SV những vấn đề thắc mắc. - Hình thức phù hợp với đối tượng SV: Cấu trúc trình bày kênh chữ, kênh hình đẹp, dễ sử dụng, dễ truy cập.
- Thao tác sử dụng đơn giản.
Để đảm bảo các yêu cầu đã nêu ở trên. Website ôn tập cần có cấu trúc tối thiểu 5 site ngoài trang chủ cụ thể là:
Site Hệ thống hóa kiến thức.
Site Phân loại và phương pháp giải bài tập. Site Kiểm tra đánh giá.
Site Tra cứu thuật ngữ.
1.2.6. Cấu trúc và nội dung của website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý
Trong website thường có sự liên kết của nhiều site, mỗi một site sẽ đảm nhận và hỗ trợ một số chức năng nhất định. Xây dựng cấu trúc của website cũng thực hiện sự phân nhóm các chức năng mà website có thể hỗ trợ.
Khi xây dựng một website thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là hết sức quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, có kích thước tối thiểu, dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay chia sẻ giữa nhiều người dùng. Đặc biệt đối với giáo dục, cấu trúc dữ liệu phải hướng tới việc hình thành những thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện bài tập, câu hỏi ôn tập, trắc nghiệm, đề thi, . . . Cùng với việc xây dựng website, cần xây dựng công cụ nhập dữ liệu một cách thuận tiện, đơn giản để mọi người đều có thể tham gia xây dựng kho dữ liệu, làm cho nó ngày càng phong phú.
1.3. Cơ sở thực tiễn xây dựng website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng
Với mục tiêu đánh giá khách quan thực trạng của hoạt động ôn tập, củng cố của GV và SV trong trường đại học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp Ăngket (điều tra), phương pháp nghiên cứu sản phẩm (bài kiểm tra của SV), phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với SV và GV một số lớp. Đó là các lớp: Lý A1, Lý A2 - Trường đại học Đồng Nai.
Thời điểm khảo sát: Học kỳ bốn của năm học 2011-2012.
Khách thể khảo sát: SV với số lượng 100, và 6 GV của các lớp nói trên.
Kết quả khảo sát cho ta thấy thực tiễn của vấn đề nghiên cứu như sau:
1.3.1. Đánh giá vai trò của ôn tập, củng cố từ phía GV và từ phía sinh viên
1.3.1.1 Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hướng dẫn SV ôn tập
Để tìm hiểu nhận thức của GV về tầm quan trọng của của việc hướng dẫn SV ôn tập, chúng tôi đưa ra 9 yếu tố có ảnh hưởng tới kết quả học tập của SV và yêu cầu họ đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đó theo thứ tự từ 1 đến 9, trong đó 1 là yếu tố quan trọng nhất, 9 là ít quan trọng nhất, xem mẫu phiếu điều tra 2a phụ lục 3. Kết quả khảo sát như sau:
TT Các yếu tố ĐTB Mức độ
1 Giảng viên nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy
phù hợp với đối tượng sinh viên. 5,0 1
2 Giảng viên thường xuyên quan tâm đến việc hướng
dẫn sinh viên ôn tập. 5,5 2
3 Giảng viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của sinh viên. 5,6 3
4 Giảng viên luôn quan tâm, khích lệ, động viên sinh
viên kịp thời. 5,65 4
5 Sinh viên có thái độ, động cơ học tập đúng đắn. 5,7 4
6 Sinh viên nắm vững kiến thức cũ. 5,9 6
7 Sinh viên có phương pháp học tập khoa học. 6,0 7
8 Sinh viên tự tin trong học tập. 6,5 8
9 Sinh viên có sức khỏe tốt. 7,5 9
Bảng trên cho thấy, yếu tố được GV đánh giá quan trọng nhất là GV nhiệt tình, có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng SV, tiếp theo là các yếu tố GV thường xuyên quan tâm đến việc hướng dẫn SV ôn tập. Ngoài ra qua trao đổi, phỏng vấn chúng tôi nhận được các ý kiến đều cho rằng việc tổ chức ôn tập kiến thức cho SV có vai trò rất quan trọng. Theo chúng tôi, nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của SV như vậy là hợp lý, bởi vì đối với đối tượng SV việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng và việc hướng dẫn SV ôn tập là cần thiết và là điều kiện rất quan trọng để nâng cao chất lượng học tập của SV.
1.2.1.2. Nhận thức của SV về vai trò của hoạt động ôn tập củng cố Phần lớn các SV khi được hỏi về vai trò của hoạt động ôn tập, củng cố đều cho rằng ôn tập có vai trò rất quan trọng đối với họat động nhận thức và rất thích được GV tổ chức hướng dẫn ôn tập kiến thức một cách thường xuyên. Tuy nhiên khi được hỏi về hứng thú của SV trong các giờ ôn tập hiện nay mà GV đã tổ chức hướng dẫn các em thì phần lớn SV trả lời không có hứng thú hoặc tùy thuộc vào từng nội dung kiến thức và cách tổ chức ôn tập. Thực tiễn này cho chúng ta thấy hai vấn đề: một là SV đã
nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động ôn tập củng cố kiến thức và mong muốn được GV tổ chức hướng dẫn ôn tập thường xuyên; hai là các tiết học ôn tập hiện nay được GV tổ chức chưa gây được hứng thú đối với SV, điều này tạo nên một mâu thuẫn giữa nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu của hoạt động ôn tập kiến thức hiện nay.
1.3.2. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho sinh viên
Để tìm hiểu các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho SV mà GV đã và đang thực hiện, chúng tôi tiến hành khảo sát trên phiếu điều tra, yêu cầu họ đánh số thứ tự từ 1 đến 9 theo mức độ giảm dần tính thường xuyên (số 1 là thường xuyên sử dụng nhất, số 9 là ít sử dụng nhất), xem mẫu phiếu điều tra 2b phụ lục 4 kết hợp với dự giờ của các GV và thu được kết quả như sau:
TT Các biện pháp ĐTB Mức độ
1 Hướng dẫn sinh viên giải bài tập. 2 1
2 Hướng dẫn sinh viên trả lời câu hỏi. 2,5 2 3 Hướng dẫn sinh viên đọc sách giáo khoa và tài liệu
tham khảo. 2,7 3
4 Hướng dẫn sinh viên xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 3,0 4 5 Hệ thống hóa kiến thức cho sinh viên bằng cách xây
dựng sơ đồ, bảng biểu. 4,5 5
6 Bổ túc kiến thức cho sinh viên. 4,7 6
7 Động viên, khích lệ kịp thời những sinh viên có tiến bộ 5,0 7 8 Tổ chức cho sinh viên thảo luận nội dung kiến thức cần
ôn tập 5,4 8
9 Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại
khóa. 6,8 9
Bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp mà GV thường xuyên sử dụng nhất trong các hoạt động tổ chức hướng dẫn SV ôn tập là hướng dẫn SV giải bài tập, hướng dẫn trả lời các câu hỏi. Các biện pháp tích cực khác như hướng dẫn SV xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, hệ thống hóa kiến thức cho SV bằng cách xây dựng sơ đồ, bảng biểu, tổ chức cho SV thảo luận nội dung kiến thức cần ôn tập… thì ít được GV sử dụng.
Qua dự giờ (chính khóa buổi sáng và giờ hướng dẫn SV ôn tập buổi chiều) quan sát hoạt động của GV và SV, chúng tôi có một số nhận định: Trong các tiết học GV cũng đã có chú ý tới việc hướng dẫn SV ôn tập như: ôn lại những kiến thức cũ có liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiên thức mới; ôn lại kiến thức vừa học; hướng dẫn SV trả lời các câu hỏi và giải bài tập, kiểm tra việc học bài cũ của SV …. Một số GV cũng đã chú ý hướng dẫn SV xây dựng sơ đồ nội dung bài học, lập dàn ý tóm tắt trong quá trình ôn tập, tổ chức cho SV trao đổi nhóm … Tuy nhiên, việc hướng dẫn SV chủ yếu là do GV chuẩn bị sẵn nội dung ôn tập, giảng giải cho SV các nội dung đó hoặc giảng giải theo bài mẫu, yêu cầu SV thực hiện lại như GV đã hướng dẫn. Việc chỉ ra cách thức thực hiện và yêu cầu SV tự thực hiện ít được GV quan tâm. Do đó SV còn lúng túng nhiều trong việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, phần lớn chỉ sao chép lại như trong vở ghi.
Về phía SV, chúng tôi khảo sát trên phiếu điều tra với câu hỏi: "Nếu được tổ chức hướng dẫn ôn tập một nội dung kiến thức nào đó trong chương trình thì em thích đươc GV tổ chức theo những cách nào sau đây?" và kết quả thu được như sau:
TT Cách thức tổ chức Kết quả Tỉ lệ %
1 Hướng dẫn làm các bài tập luyện tập. 51/100 50% 2 Hướng dẫn lập dàn ý tóm tắt nội dung kiến thức. 40/100 40% 3 Hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập 35/100 34% 4 Hướng dẫn lập sơ đồ nội dung kiến thức. 30/100 28% 5 Ôn tập thông qua các bài thực hành thí nghiệm ngoại
khoá
20/100 20%
6 Tổ chức thảo luận trao đổi nhóm. 11/100 10%
Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy ngoài mong muốn được GV hướng dẫn làm bài tập và hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập, thì nhiều SV còn có nhu cầu muốn được GV hướng dẫn lập dàn ý tóm tắt nội dung kiến thức và hướng dẫn lập sơ đồ nội dung kiến thức. Những nhu cầu đó của SV là hợp lý, và GV cần thay đổi cách thức tổ chức các tiết ôn tập để đáp ứng
những yêu cầu đó, đồng thời tăng cường hướng dẫn SV tự ôn tập ở nhà bằng cách hướng dẫn SV tự lập dàn ý tóm tắt, sơ đồ tóm tắt bài học.
1.3.3. Các nội dung mà hiện nay giảng viên và sinh viên thường ôn tập, củng cố
Để tìm hiểu các nội dung mà GV và SV thường ôn tập hiện nay, chúng tôi khảo sát trên phiếu điều tra đối với GV vật lý ở trường Đại học Đồng Nai, yêu cầu họ đánh số từ 1 đến 6 theo thứ tự giảm dần tính quan trọng (số 1 là nội dung quan trọng nhất cần được ôn tập, số 6 là ít quan trọng nhất) kết quả như sau:
TT Nội dung cần ôn tập ĐTB Mức
độ
1 Kĩ năng giải bài tập vật lý. 1,5 1
2 Kiến thức: khái niệm vật lý, định luật vật lý, thuyết vật lý 2,5 2 3 Kĩ năng thu thập thông tin: đọc biểu đồ, đồ thị … 2,8 3 4 Kiến thức: về phương pháp nhận thức vật lý (phương
pháp nhận thức vật lý theo con đường lí thuyết và phương pháp nhận thức vật lý theo con đường thực nghiệm)
2,9 4
5 Kỹ năng xử lý thông tin: kỹ năng xây dựng bảng, biểu đồ, đồ thị; rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, khái quát hoá; kỹ năng so sánh, đánh giá…
3,2 5
6 Kỹ năng truyền đạt thông tin: trình bày bài, báo cáo kết
quả 3,5 6
Bảng kết quả trên cho thấy hiện nay trong các hoạt động ôn tập các GV chủ yếu tập chung rèn cho SV các kỹ năng giải bài tập, các nội dung kiến thức về khái niệm vật lý, định luật Vật lý, thuyết Vật lý…Ít quan tâm đến việc ôn tập cho SV các nội dung kiến thức về phương pháp nhận thức vật lý (phương pháp nhận thức vật lý theo con đường lí thuyết và phương pháp nhận thức vật lý theo con đường thực nghiệm), các kỹ năng thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin. Sở dĩ như vậy vì hiện nay GV và SV đầu tư việc dạy học theo quan điểm "thi gì thì dạy học nấy". Trong khi đó, nội
dung trong các kì thi chưa chắc là đã đáp ứng việc đánh giá mục tiêu dạy học vật lý như nêu trong chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng.
1.3.4. Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động ôn tập, củng cố đang được sử dụng
Qua điều tra cho thấy sách giáo khoa, sách bài tập, tư liệu tham khảo, bài tập trắc nghiệm và tự luận trên giấy vẫn là các phương tiện hỗ trợ ôn tập củng cố chủ yếu của đa số các GV. Tư liệu, bài tập dưới dạng bài giảng điện tử soạn trên phần mềm Powerpoint, cũng như các phần mềm máy tính khác thì rất ít GV sử dụng, nếu có thì các tư liệu sử dụng còn chưa vận dụng đúng lí luận dạy học nên hiệu quả dạy học đạt được chưa cao.
Hầu hết các GV chưa bao giờ sử dụng tư liệu, bài tập trắc nghiệm và tự luận dưới dạng website để ôn tập củng cố mặc dù đã có một số trang Web hỗ trợ SV dưới dạng tư liệu học và ôn tập kiến thức như: hocmai.vn; onthi.net; onthi.com ... Thực tế cho thấy là chưa có một trang Web nào được xây dựng nhằm giúp SV tự ôn tập củng cố về riêng môn vật lý nào mà ở đó bài tập trắc nghiệm có phản hồi, hướng dẫn, gợi ý câu trả lời, để SV có thể đào sâu, mở rộng, khắc sâu các kiến thức, sửa và tránh được các quan niệm sai lầm thường mắc phải trong và sau khi học lần đầu.