8. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Khái niệm website hỗ trợ dạy học
Website hỗ trợ dạy học là một phương tiện dạy học được thiết kế và tạo ra nhờ các chức năng ưu việt của các phần mềm máy vi tính thông qua các siêu liên kết đó là các tài liệu điện tử như: bài giảng điện tử, sách giáo khoa, ôn tập, bài tập, kiểm tra đánh giá, hệ thống tổng hợp kiến thức cơ bản hay những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học . . ., trên đó gồm tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện trình diễn các thông tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động . . , để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, đào tạo, giảng dạy, tự học và tham khảo của các nhà quản lý giáo dục, GV và SV. Website hỗ trợ dạy học thực sự là một phương tiện hữu hiệu để phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau trên mạng internet.
1.2.2. Website hỗ trợ ôn tập củng cố
- Sử dụng Web như một công cụ hỗ trợ GV nâng cao chất lượng giảng dạy:
Giảng viên có thể sử dụng Web trình bày bài giảng với những tính năng đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh, video, flash…) làm cho bài giảng thêm sinh động hơn. Những hiện tượng khó quan sát (do xảy ra quá nhanh, hoặc quá chậm), những thí nghiệm khó thực hiện (do các lý do kỹ thuật, tài chính, mức độ an toàn….) GV có thể đưa những đoạn video, hình ảnh vào
trong Web hoặc xây dựng mô phỏng những hiện tượng đó trên Web với những công cụ hỗ trợ giúp SV học tập, lĩnh hội kiến thức tốt hơn, gây hấp dẫn, hứng thú với các em khi được học, nghiên cứu một vấn đề mới, đồng thời giúp các em tiếp cận với các phương tiện hiện đại ngay tại nhà.
Bản chất của quá trính dạy học là tạo ra các tình huống học tập, trong đó SV sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. Người GV không chỉ là người phát thông tin mà sẽ trở thành người hướng dẫn để các em tự tìm ra những kiến thức đó. Đồng thời trong điều kiện hiện nay người GV cũng đóng vai trò là người học thường xuyên vì sự nâng cao dân trí của chính người thầy. Với mạng máy tính, các GV có điều kiện dễ dàng hơn trong việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và việc học của mình.
Với Web, GV có thể lấy thông tin nhanh chóng từ phía SV về một vấn đề nào đó thông qua các câu hỏi nhanh hoặc thiết kế những bài kiểm tra, chấm điểm tự động và lưu giữ bảng điểm đó.
Bên cạnh việc xây dựng nội dung học tập thì vấn đề quản lý SV đối với mỗi GV cũng quan trọng không kém. Các trang Web có thể hỗ trợ việc quản lý SV rất tốt. Các vấn đề như quản lý sự truy cập thông tin của SV trong một khoá học, khả năng chia SV thành các nhóm, lên lịch người dùng hay quản lý điểm… đã giúp cho GV nắm bắt được thông tin của SV một cách cập nhật, đa dạng hơn và từ đó cũng thay đổi sao cho phù hợp với từng đối tượng.
Giảng viên có thể kiểm soát việc học tập của SV qua những lần truy cập vào trang Web hoặc các phần mềm kiểm tra trên Web.
- Sử dụng trang Web như một công cụ hỗ trợ học tập của SV:
Qua việc xây dựng trang Web học tập một nội dung, một chương, thậm chí cả chương trình học một môn học hoặc tất cả các môn học, SV học qua Web với các chương trình tự giảng dạy đã được lập sẵn hoặc SV làm việc với máy tính có sự giúp đỡ của GV, giúp cho SV có thói quen học tập tự chủ. Thông qua các trang Web học tập, các em có thể học tập ở mọi
nơi, vào bất cứ thời gian nào, các kiến thức luôn được cập nhật, được bổ sung, hoàn thiện vì ngoài việc tự học, tự nghiên cứu bên cạnh các em còn có một cộng đồng sử dụng web có thể chia sẻ thông tin qua các diễn đàn trao đổi, giúp cho việc học tập đạt chất lượng ngày càng cao.
Thông qua các Web học tập, các em có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ, khả năng của mình. Đồng thời SV còn học được cách điều khiển Web, sử dụng các công cụ mà trang Web hỗ trợ để tìm kiếm thông tin trên internet, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của các em.
Trong dạy học, để tạo ra sự tò mò khoa học, tìm hiểu các vấn đề xung quanh, kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, tính sáng tạo của SV, GV thường sử dụng phương pháp tạo tình huống học tập. Vai trò của GV lúc này là hướng dẫn, tạo môi trường học tập, tạo điều kiện để thúc đẩy SV tham gia. Bằng những ảnh chụp, mô hình, hình vẽ, sơ đồ, các đoạn video quay cảnh thật, các flash… trong đó yếu tố quan trọng nhất là lựa chọn tình huống có tính chất nghịch lý (tình huống có vấn đề) đưa vào Web. SV gặp phải mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết nhưng muốn biết, từ đó nảy sinh vấn đề cần giải quyết và bắt tay vào nghiên cứu giải quyết vấn đề đó một cách hào hứng.
- Sử dụng Web tạo môi trường tương tác để SV hoạt động và thích nghi với máy tính, Web và Internet:
Vai trò của GV là người hướng dẫn quan trọng, mỗi GV có thể phụ trách quản lý một nhóm SV phân theo lớp. SV thực hành và thực hiện các họat động của lớp học dưới sự hướng dẫn của GV qua các hình thức liên lạc, trao đổi thông tin với nhau một cách chủ động như thảo luận theo chủ đề (các forum) hoặc trao đổi trực tuyến qua các chatrum. Như vậy giữa GV và SV, SV với SV, GV với GV có thể tiến hành trao đổi đồng bộ hoặc không đồng bộ với nhau trên Web.
- Xây dựng Web hỗ trợ kiểm tra và đánh giá kiến thức, kỹ năng mà SV đã thu được:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV là một vấn đề khó và phức tạp. Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá là làm rõ được tình hình lĩnh hội kiến thức, mức độ thành thạo về kỹ năng và trình độ phát triển tư duy của SV trong quá trình học tập. Thông qua kiểm tra, đánh giá, người GV có thể tự đánh giá việc giảng dạy của mình song song với sự đánh giá việc học tập của SV. Giảng viên có thể thấy được những thành công và những vấn đề phải rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, từ đó định ra được những biện pháp sư phạm thích hợp, nâng cao chất lượng dạy học.
Kiểm tra và đánh giá là công việc không chỉ của GV mà của cả SV. Nó là hai công việc có nội dung khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau. Thông thường có kiểm tra (tự kiểm tra, SV kiểm tra với nhau, GV kiểm tra SV …) rồi mới có đánh giá (GV đánh giá SV, SV tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau). Tuy nhiên có những trường hợp kiểm tra mà không có mục đích đánh giá. Việc kiểm tra này chỉ nhằm vào việc tìm hiểu tình hình học tâp của SV.
SV có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ, sự hiểu biết của mình thông qua các câu hỏi ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi trong mỗi bài học.
Các SV có thể kiểm tra, đánh giá lẫn nhau thông qua các diễn đàn. Trên diễn đàn diễn ra các cuộc thảo luận đồng thời những người tham gia thảo luận có thể đánh giá (cho điểm), nhận xét các ý kiến của những người khác. Đó là cách thức rất hiệu quả để SV có thể đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập trên mạng Internet.
Giảng viên có thể kiểm tra, đánh giá SV thông qua các bài kiểm tra. Hình thức kiểm tra rất đa dạng, có thể sử dụng hình thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi điền từ, câu hỏi có những đồ họa và text mô tả… các bài kiểm tra có thể sử dụng như phương tiện, phương pháp dạy học. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, nhanh chóng được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu hiệu chỉ đạo hoạt động học, nó có tác dụng định hướng hoạt động tích cực tự chủ của
SV. Với các chức năng hỗ trợ được lập trình trên Web, máy tính có thể dễ dàng tạo ra những bài kiểm tra trắc nghiệm, bài kiểm tra kéo thả trên web đồng thời tự chấm điểm theo thang điểm đã định sẵn, sau đó lưu vào hồ sơ điểm của SV từng lớp để GV có thể quản lý.
1.2.3. Chức năng hỗ trợ sinh viên ôn tập, tự kiểm tra đánh giákết quả học tập kết quả học tập
Website có thể hỗ trợ cho SV trong quá trình ôn tập. SV có thể tự học thông qua website, SV rèn luyện được kỹ năng độc lập tự chủ trong học tập, rèn luyện phương pháp sử dụng internet và điều khiển web để lựa chọn, tìm kiếm và trao đổi thông tin.
Mặt khác, website còn giúp cho SV ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học, có thể xem trước nội dung bài học trên website, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Bên cạnh đó, đối với các chương trình ôn tập hoặc luyện tập cùng một kiến thức, SV có thể làm đi làm lại nhiều lần ở các mức độ khó dễ khác nhau tùy thuộc vào khả năng nhận thức của SV với một trình tự đã được lập sẵn theo ý đồ thiết kế của GV. SV có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình và luôn tin vào tính khách quan của máy vi tính. Cùng một lượng kiến thức, SV được thử kiểm tra nhiều lần và luôn kiên trì phấn đấu để kết quả lần sau cao hơn lần trước. Điều đó làm cho kiến thức của SV được củng cố sâu hơn.
Từ website GV có thể xây dựng hệ thống câu hỏi dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. SV thực hiện các bài kiểm tra thông qua website. Chương trình cũng sẽ tiến hành đánh giá các câu trả lời này. Điều tất yếu SV có thể làm bài kiểm tra vào những khoảng thời gian khác nhau, ở những vị trí địa lý khác nhau. Song kết quả đánh giá luôn được khách quan. Bởi với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế bằng phần mềm chuyên dụng có khả năng trộn đảo vị trí các câu hỏi ở những đề khác nhau; khi đó các câu trả lời cũng sẽ thay đổi vị trí. Điều này tránh được khuynh hướng thuộc lòng câu hỏi và vị trí câu trả lời của SV. Từ đấy có thể khẳng
định rằng website có khả năng phát huy được tính tích cực, tự chủ và sáng tạo ở SV và GV có thể đánh giá kết quả một cách nhanh chóng, đảm bảo tính khách quan và chính xác.
1.2.4. Công cụ và kỹ thuật xây dựng website hỗ trợ dạy học
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế website, mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Ở đây tôi chọn phần mềm Adobe Dreamweaver CS3 là một phần mềm song hành với Flash nổi danh như một trong những nội dung hoạt hình phổ biến nhất. Qua nhiều lần cải tiến và phát triển Adobe Dreamweaver CS3 có thể nói là một phần mềm đứng vị trí số một được giữ vững bằng một loạt tính năng mới như: tích hợp với các phần mềm khác của Adobe, quản lý và chỉnh sửa CSS, các mẫu JavaScrip dựng sẵn, Spry Framework. Dù là code hay Desinger thì Adobe Dreamweaver CS3 cũng sẽ mang lại cho ta những khả năng vô tận của sáng tạo đây là điều kiện để cho nhà lập trình web bảo trì và phát triển web thành web động hỗ trợ cơ sở dữ liệu.
1.2.5. Yêu cầu của website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá
Website dạy học phải đảm bảo những yêu cầu của một phần mềm hỗ trợ dạy học, đó là phải hàm chứa trong đó những tri thức chuyên gia của hai lĩnh vực Giáo dục và Tin học vì về bản chất thì nó là phần mềm được cài đặt trên máy tính để hỗ trợ hoạt động dạy học của GV và SV. Đáp ứng được yêu cầu này là đề cao tính hiệu quả của việc sử dụng nó trong điều kiện hiện nay.
Hoạt động dạy học rất đa dạng và phong phú bao gồm cả những hoạt động chân tay và hoạt động trí óc vì vậy khi thiết kế website dạy học phải xuất phát từ những ý tưởng sư phạm đã được xác định rõ từ đầu, phải phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của SV. Website với tư cách là một phần mềm, cùng với máy tính phải hỗ trợ được nhiều mặt của quá trình dạy học, đồng thời phải tạo những điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của SV diễn ra tích cực. Do vậy, website dạy học vừa đáp ứng được yêu cầu
của lý thuyết dạy học hiện đại, vừa phát huy những thế mạnh riêng của việc sử dụng máy vi tính và nâng cao hiệu quả sử dụng của thiết bị dạy học hiện đại.
Vận dụng những yêu cầu của website dạy học, cho website ôn tập, tự kiểm tra đánh giá, chúng tôi nêu lên những yêu cầu của website ôn tập đó là:
- Phù hợp với mục đích của website: dùng cho SV ôn tập và tự kiểm tra – đánh giá.
- Áp dụng được cả 4 phương pháp ôn tập: + Ôn tập bằng hệ thống hóa.
+ Ôn tập bằng bài tập.
+ Ôn tập bằng tự kiểm tra đánh giá. + Ôn tập bằng giải nghĩa khái niệm.
- Người học trao đổi với nhau và với SV những vấn đề thắc mắc. - Hình thức phù hợp với đối tượng SV: Cấu trúc trình bày kênh chữ, kênh hình đẹp, dễ sử dụng, dễ truy cập.
- Thao tác sử dụng đơn giản.
Để đảm bảo các yêu cầu đã nêu ở trên. Website ôn tập cần có cấu trúc tối thiểu 5 site ngoài trang chủ cụ thể là:
Site Hệ thống hóa kiến thức.
Site Phân loại và phương pháp giải bài tập. Site Kiểm tra đánh giá.
Site Tra cứu thuật ngữ.
1.2.6. Cấu trúc và nội dung của website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý
Trong website thường có sự liên kết của nhiều site, mỗi một site sẽ đảm nhận và hỗ trợ một số chức năng nhất định. Xây dựng cấu trúc của website cũng thực hiện sự phân nhóm các chức năng mà website có thể hỗ trợ.
Khi xây dựng một website thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là hết sức quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, có kích thước tối thiểu, dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay chia sẻ giữa nhiều người dùng. Đặc biệt đối với giáo dục, cấu trúc dữ liệu phải hướng tới việc hình thành những thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện bài tập, câu hỏi ôn tập, trắc nghiệm, đề thi, . . . Cùng với việc xây dựng website, cần xây dựng công cụ nhập dữ liệu một cách thuận tiện, đơn giản để mọi người đều có thể tham gia xây dựng kho dữ liệu, làm cho nó ngày càng phong phú.
1.3. Cơ sở thực tiễn xây dựng website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng
Với mục tiêu đánh giá khách quan thực trạng của hoạt động ôn tập, củng cố của GV và SV trong trường đại học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp Ăngket (điều tra), phương pháp nghiên cứu sản phẩm (bài kiểm tra của SV), phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với SV và GV một số lớp. Đó là các lớp: Lý A1, Lý A2 - Trường đại học Đồng Nai.
Thời điểm khảo sát: Học kỳ bốn của năm học 2011-2012.
Khách thể khảo sát: SV với số lượng 100, và 6 GV của các lớp nói