Đối với sinh viên

Một phần của tài liệu Xây dựng website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương trường tĩnh điện, học phần điện và từ, chương trình đào tạo cử nhân sư phạm vật lý trường đại học đồng nai (Trang 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2 Đối với sinh viên

Website này thiết kế nhằm cung cấp và hỗ trợ cho SV tự lực học tập ở nhà bằng những cách thức sau:

+ SV có thể vào các trang bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, . . . để giải theo yêu cầu của GV.

+ Sinh viên có thể sử dụng trang sách giáo khoa điện tử và các liên kết khác để nghiên cứu lý thuyết bài học. Nếu có những vấn đề chưa hiểu, chưa rõ có thể vào trang thảo luận để trao đổi với các bạn cùng lớp hoặc với GV để giải đáp thắc mắc. Bên cạnh đó SV có thể vào trang kiểm tra đánh giá để đánh giá mức độ nhận thức và thành quả học tập của mình.

Kết luận chương 2

Sau khi đi vào cụ thể tìm hiểu về nội dung chương "Trường tĩnh điện", ta có thể tóm tắt được những nội dung quan trọng sau:

- Vật lý đại cương là một môn học quan trọng trong chương trình đại cương nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về vật lý; góp phần rèn luyện phương pháp suy luận khoa học, tư duy logic, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học đối với người nghiên cứu khoa học; góp phần xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng. Đứng về một khía cạnh nào đó có thể coi vật lý là cơ sở của nhiều môn khoa học tự nhiên khác như hóa học, sinh học, điện tử viễn thông, . . .

- Chương "Trường tĩnh điện" thuộc học phần "Điện và Từ", là chương mở đầu của học phần "Điện và Từ". "Trường tĩnh điện" là chương cơ bản của điện học giúp người học xây dựng những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc xây dựng kiến thức về điện học của chương trình vật lý đại cương, từ đó giúp người học có được những kiến thức cơ bản nhất nhưng cũng rất quan trọng, là cơ sở để có thể tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu khối kiến thức ngành và khối kiến thức chuyên ngành.

- Nội dung chính của chương gồm có:

+ Các điện tích đứng yên tạo ra xung quanh chúng một môi trường vật chất đặc biệt được gọi là trường tĩnh điện. Mục đích đặt ra cho người học chính là khảo sát tương tác tĩnh điện giữa các điện tích; xây dựng các khái niệm cơ bản của trường tĩnh điện như điện trường, điện thế, hiệu điện thế; chứng minh trường tĩnh điện là trường lực thế.

+ Các định nghĩa quan trọng được đề cập đến trong chương này như" Vectơ cường độ điện trường, điện thế, hiệu điện thế, điện thông, lưỡng cực điện; mối liên hệ giữa vectơ cường độ điện trường và hiệu điện thế.

+ Nội dung khác không kém phần quan trọng trong chương này, đó là định luật coulomb, định lý O-G, nguyên lý chồng chất điện trường cũng được đề cập đến nhằm giúp giải các bài toán cơ bản về tĩnh điện.

- Xây dựng được các mục tiêu cần ôn tập tự kiểm tra – đánh giá kiến thức kỹ năng chương "Trường tĩnh điện" như đã nêu ở mục 2.2

- Từ những nội dung trên xây dựng hệ thống câu hỏi của chương "Trường tĩnh điện".

Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích nội dung của chương "Trường tĩnh điện", vận dụng lý thuyết về hoạt động ôn tập tự kiểm tra – đánh giá kiến thức kỹ năng trong dạy học, xây dựng được 30 câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương "Trường tĩnh điện" học phần "Điện và Từ".

Với đề tài luận văn "Xây dựng website hỗ trợ SV ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương trường tĩnh điện, học phần "Điện và

Từ", chương trình đào tạo CNSP vật lý trường Đại học Đồng Nai" từ cơ sở nghiên cứu những yêu cầu của chương "Trường tĩnh điện", những lý luận về tổ chức ôn tập tự kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV và thực trạng ôn tập kiểm tra đánh giá website hỗ trợ SV nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý nói chung và chương "Trường tĩnh điện" nói riêng. Với những nội dung cụ thể như sau:

- Xây dựng kiến thức logic về nội dung chương "Trường tĩnh điện", khắc phục những khó khăn mà GV, SV thường gặp trong quá trình dạy học và đưa ra phương án tối ưu nhằm đáp ứng những yêu cầu về cách thức tổ chức ôn tập tự kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV. Việc làm này có ý nghĩa tạo cơ sở cho việc xây dựng website hỗ trợ ôn tập tự kiểm tra đánh giá trong dạy học thực sự có chất lượng.

- Website sử dụng các thế mạnh của các phần mềm tin học trong việc số hóa sách điện tử, kiểm tra đánh giá, ngân hàng bài tập, thuật ngữ vật lý nhằm tạo hứng thú cho SV, phát huy tính tích cực trong chiếm lĩnh tri thức. Tạo điều kiện ôn tập tự kiểm tra đánh giá khách quan quá trình học tập của SV. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện để SV tìm hiểu, mở rộng kiến thức và hệ thống hóa, kiểm tra kiến thức, kỹ năng tự học của mình

- Ngoài ra website còn hỗ trợ SV tự lực ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và thực hiện nhiệm vụ học tập do GV đề ra và khả năng kiểm tra đánh giá nhanh chóng, chính xác và khách quan kết quả học tập của SV để có những điều chỉnh phù hợp về nội dung và phương pháp dạy học bên cạnh đó hỗ trợ tốt quá trình tự học, tự nghiên cứu cũng như việc tìm kiếm thông tin phục vụ cho mục đích học tập của SV.

- Với những đặc điểm thiết kế như trên website hỗ trợ SV ôn tập tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương "Trường tĩnh điện" bước đầu đã đạt được những yêu cầu về đổi mới phương pháp ôn tập tự kiểm tra đánh giá cụ thể như sau:

+ Hình thành cho SV kỹ năng khai thác thông tin để tự học, nâng cao kiến thức.

+ Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của SV, tăng cường tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong ôn tập tự kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động tổ chức trên website.

+ Sử dụng CNTT vào quá trình dạy học thông qua các phương tiện dạy học hiện đại để thực hiện các nội dung ôn tập tự kiểm tra đánh giá, tạo hứng thú học tập cao ở SV.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 3.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính khả thi và hiệu qua của việc sử dụng website hỗ trợ SV ôn tập tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương "Trường tĩnh điện" mà đề tài luận văn đã đặt ra. Từ đó rút ra kết luận cần thiết nhằm cải tiến, khắc phục những thiếu sót về nội

dung đồng thời bổ sung cơ sở lý luận ôn tập sao cho phù hợp góp phần khẳng định tính khả thi của đề tài. Kết quả thực nghiệm sẽ trả lời các câu hỏi:

- Sử dụng website ôn tập tự kiểm tra đánh giá có khả thi không? - Sử dụng website ôn tập tự kiểm tra đánh giá có làm cho SV tích cực, tự lực đồng thời góp phần nâng cao hứng thú học tập và các hoạt động học tập của SV hay không?

- Kết quả học tập của SV trong quá trình ôn tập với sự hỗ trợ của website ôn tập so với ôn tập bằng phương pháp truyền thống như thế nào?

- Cần bổ sung gì cho cơ sở lý luận.

3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành đối với SV năm thứ 2 ngành cử nhân sư phạm vật lý trường Đại học Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai.

- Lớp thực nghiệm mà tôi chọn là lớp Lý A1. - Lớp đối chứng mà tôi chọn là lớp Lý A2.

SV hai lớp này là từ hai lớp Lý A1 và A2 năm nhất chuyển tiếp. Sự lựa chọn này là dựa vào kết quả học tập cuối năm học của năm thứ nhất.

Kết quả học tập ở cuối năm thứ nhất

Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu

Lý A1 43 4 14 22 3

Lý A2 40 1 8 27 4

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm

Cách thức và nội dung thực nghiệm sư phạm được tiến hành song song các bài tập được chọn trong chương "Trường tĩnh điện" cho hai lớp

thực nghiệm và đối chứng. Bao gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm và 15 bài tập tự luận.

- Với lớp thực nghiệm: Sử dụng website với các bài tập trắc

nghiệm có phản hồi, bài tập tự luận có gợi ý bài giải và phần tự kiểm tra đánh giá cho điểm tự động.

- Với lớp đối chứng: Sử dụng phương pháp ôn tập truyền thống,

các tiết ôn tập được tiến hành theo đúng tiến độ của phân phối chương trình.

So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, tất cả các tiết ôn tập ở lớp thực nghiệm đều được thực hiện trên website và chú ý quan sát các hoạt động, tính tích cực của SV và mức độ hiểu bài của SV thông qua tổ chức hoạt động nhận thức, các câu hỏi trắc nghiệm và bài kiểm tra sau mỗi tiết học để đánh giá các hành động tự lực của SV.

Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, tôi chọn hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Mỗi SV làm 4 bài kiểm tra 45 phút cuối chương. Mục đích của kiểm tra:

- Đánh giá mức độ tiếp thu bài học, khả năng hiểu, nắm vững các khái niệm, định lý và định luật cơ bản trong chương.

- Đánh giá khả năng vận dụng vào một số tình huống cần có sự suy luận, sáng tạo cũng như khả năng áp dụng lý thuyết để giải các bài tập vật lý cụ thể.

- Phát hiện những sai lầm phổ biến của SV để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh.

- Ngoài những phương pháp tiến hành nêu trên, tôi còn trao đổi với các đồng nghiệp, bộ môn và SV để tìm hiểu và rút kinh nghiệm cho tiết dạy và website ôn tập

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1.1. Quan sát ôn tập

Ở lớp thực nghiệm, phương thức tổ chức hoạt động của GV và SV trong tiết học được quan sát dựa trên các tiêu chí:

- Tính độc lập, tích cực và sáng tạo của SV trong giờ học, định lượng thời gian và nội dung của bài học trong tiết học.

- Những khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ trong học tập. - Khả năng vận dụng và phát huy công nghệ hỗ trợ cho quá trình học tập.

- Mức độ hiểu bài và vận dụng kiến thức vào các bài kiểm tra. 3.4.1.2. Nhận xét tiết học

Vận dụng CNTT vào học tập là góp phần đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở nhà trường, qua thực nghiệm tại trường Đại học Đồng Nai đã cho thấy rõ tác dụng của việc nâng cao chất lượng đào tạo với sự hỗ trợ tích cực của website ôn tập.

- Trong giờ học, các nội dung bài học được GV định hướng một cách cụ thể, khoa học thông qua bài tập trắc nghiệm, trắc nghiệm có phản hồi, tự luận có gợi lý bài giải, sách điện tử nhằm củng cố lại kiến thức đã quên hoặc chưa nắm vững từ website, SV hứng thú, tích cực, tự học.

- Quan sát những giờ học trong phòng học bộ môn, thư viện và sảnh trường có hệ thống mạng kết nối internet với trang thiết bị hiện đại.

- Cùng một thời lượng như nhau nhưng lượng kiến thức được dạy cho SV nhiều hơn và khả năng nắm bắt ở SV cũng sâu sắc và chắc chắn hơn, số lượng bài tập trắc nghiệm cũng được rèn luyện nhiều hơn. GV có nhiều thời gian củng cố kiến thức cho SV.

- Hầu như các giờ học được dạy theo phương pháp này không có SV nào tỏ ra nhàm chán, lười biếng, không tập trung hoặc mang tâm trạng đối phó, thụ động mà ngược lại SV tỏ ra rất hứng thú, hào hứng và tích cực. - Các nhiệm vụ mà GV yêu cầu được SV thực hiện một cách tự giác với niềm hăng say và lý thú. Cụ thể như nghiên cứu tài liệu, ôn tập các bài

tập thông qua website hoặc nêu các câu hỏi thắc mắc thông qua site Thảo luận.

Từ đây có thể khẳng định rằng với sự kết hợp CNTT vào dạy học đã góp phần rèn luyện cho SV kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet, bổ sung và mở rộng kiến thức mà SV đã nắm được.

3.4.2. Kiểm tra kiến thức và đánh giá kết quả học tập của SV sau các bài học

Sau khi tổ chức cho SV làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lý kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Liệt kê tần số, tần suất kết quả chung của hai nhóm

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Số bài KT 0 9 18 35 26 63 65 32 49 23 12 332

Tần suất 0 2,7 5,4 10,5 7,8 19,0 19,6 9,6 14,8 6,9 3,6 100

Bảng 3.2: Liệt kê điểm của số SV hai nhóm Điểm dưới Trung bình

(từ 1 – 4 điểm) Điểm Trung bình (từ 5 – 6 điểm) Điểm Khá (từ 7 – 8 điểm) Điểm Giỏi (từ 8 – 9 điểm) Số bài KT 88 128 81 35 Phần trăm (%) 26,5 38,6 24,4 10,5

Điểm Trung bình chung của hai nhóm:

N x n x i i i ∑ = = 10 1 = 5,6

Bảng 3.3: Liệt kê tần số kết quả điểm của hai nhóm

Nhóm Số SV Số bài KT Số SV đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 43 172 4 5 9 42 31 38 25 11 5 2 Thực nghiệm 40 160 0 3 6 28 26 40 25 21 6 5

Trên đồ thị, trục tung chỉ số SV đạt điểm Xi và trục hoành biểu diễn điểm số Xi.

Bảng 3.4: Liệt kê tần số của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm

Nhóm Số SV Số bài KT Số phần trăm (%) SV đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 43 172 2,3 2,9 5,2 24,4 18,0 22,1 14,5 6,4 2,9 1,2 Thực nghiệm 40 160 0,0 1,9 3,8 17,5 16,3 25,0 15,6 13,1 3,8 3,1

Bảng 3.5: Liệt kê tần suất tích lũy của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Nhóm Số bài KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 172 2,3 5,2 10,5 34,9 52,9 75,0 89,5 95,9 98,8 100 Thực nghiệm 160 0,0 1,9 5,6 23,1 39,4 64,4 80,0 93,1 96,9 100 Số s in h vi ên T ần s uấ t

Bảng 3.6: Liệt kê thông số thống kê của hai lớp đối chứng và thực nghiệm

Nhóm Số SV Số bài KT x

Đối chứng 43 172 5,3

Thực nghiệm 40 160 5,9

Từ bảng thông số thống kê (bảng 3.6) trên có thể kết luận sơ bộ điểm trung bình các bài kiểm tra của SV nhóm thực nghiệm cao hơn ở nhóm đối chứng. Phải chăng chất lượng SV nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng? Để trả lời câu hỏi này tôi kết hợp với việc tìm hiểu và khảo sát, nhận xét tiết học và đi đến nhận xét được những kết quả của việc sử dụng website ôn tập chương "Trường tĩnh điện" như sau:

3.4.3. Những kết quả của việc sử dụng website ôn tập tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương "Trường tĩnh điện"

3.4.3.1. Tính khả thi của việc sử dụng website

Thông qua website này, có thể tổ chức ôn tập tự kiểm tra ở trên lớp và ở nhà, có thể giao tiếp với GV và SV ở những nơi khác nhau thông qua site Thảo luận. Khả năng thu thập thông tin không hạn chế, SV có thể truy cập vào các trang thông tin.

Một phần của tài liệu Xây dựng website hỗ trợ sinh viên ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng chương trường tĩnh điện, học phần điện và từ, chương trình đào tạo cử nhân sư phạm vật lý trường đại học đồng nai (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w