Hệ thống dịch vụ bổ sung tại khách sạn Thanh Tùng
Trong thời gian thực tập, nghiên cứu, thu thập dữ liệu tại Khách sạn Thanh Tùng tác giả đưa ra một số kết luận, đánh giá như sau:
- So với các khách sạn khác cùng quy mô đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các dịch vụ bổ sung của Khách sạn Thanh Tùng còn rất nghèo nàn, chưa có sự mới lạ, hấp dẫn khách hàng. Tính đến thời điểm hiện nay, các dịch vụ bổ sung tại Khách sạn Thanh Tùng chủ yếu là dịch vụ hội nghị hội thảo, dịch vụ giặt là, dịch vụ sauna- massage, dịch vụ karaoke. Trong khi đó, khách sạn Phú Sơn- là một đối thủ cạnh tranh của khách sạn lại đưa ra được những dịch vụ bổ sung hết sức hấp dẫn, khách hàng có thể có rất nhiều lựa chọn như: hướng dẫn du lịch, trung tâm thương vụ, đưa đón ra sân
bay, chăm sóc, y tế, phòng thể dục thẩm mỹ, thể hình…. Chính điều này làm cho việc cạnh trạnh của doanh nghiệp diễn ra hết sức khó khăn.
- Mặc dù các dịch vụ bổ sung tại Khách sạn Thanh Tùng còn ít và đơn giản. Tuy nhiên, Khách sạn Thanh Tùng lại có một lợi thế cạnh tranh, đó là lợi thế cạnh tranh về giá cả. So với các khách sạn khác, cácdịch vụ bổ sung tại Khách sạn Thanh Tùng có mức giá rẻ hơn so với các đối thủ khác. Tuy nhiên không phải vì vấn đề này mà chất lượng dịch vụ của khách sạn cũng giảm đi. Khách sạn vẫn không ngừng cố gắng nhằm cung ứng cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Cũng đã có rất nhiều khách hàng cảm thấy hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn.
- Hệ thống cơ sở vật chất tại các bộ phận dịch vụ bổ sung tại Khách sạn Thanh Tùng đang dần bị xuống cấp. Đó là do trong những năm gần đây, khách sạn vẫn chưa chú trọng tới hoạt động đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ bổ sung cung ứng cho khách hàng.
Đội ngũ nhân lực của khách sạn
Trình độ của đội ngũ nhân viên trong khách sạn được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 3.4: Bảng cơ cấu lao động ở các bộ phận tại khách sạn Thanh Tùng
Bộ phận Lao động Tuổi
TB
Trình độ học vấn Trình độ ngoại ngữ
Tổng Nam Nữ Đại học Cao đẳng TC-PT Sau
C C A/B ĐN TN ĐN TN ĐN TN Ban GĐ GĐKS PGĐKS 2 1 1 3842 1 1 1 1 Phòng kế toán 2 2 35 1 1 2 BP Lễ tân 2 1 1 24 2 1 1 BP buồng 8 2 6 28 1 3 1 2 1 1 4 3 BP bếp 5 3 2 25 2 1 2 1 4 BP bàn 5 2 3 23 1 3 1 1 3 1 BP bảo vệ 2 2 28 2 2 BP KT 2 2 26 1 1 2 BP Bar 5 3 2 25 3 2 2 3 BP massage 5 1 4 25 1 4 1 4 BP Karaoke 2 2 24 2 2 Tổng 40 19 21 28.5 5 2 19 3 8 3 4 13 23 (Nguồn từ khách sạn Thanh Tùng) (Ghi chú: KT – kỹ thuật, TB- trung bình, DDH- Đại học, TC-PT – Trung cấp phổ thông, ĐN- Đúng ngành, TN- Trái ngành).
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ở trên nhận thấy, hầu hết nhân viên trong khách sạn Thanh Tùng đều tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp. Họ đã có những vốn hiểu biết nhất định về công việc của mình, nghiệp vụ đã được học trong nhà trường.
Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của nhân viên là chưa cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc đặt ra. Nhân viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá tình cung ứng dịch vụ cho khách hàng, làm giảm chất lượng dịch vụ. Chính vì vậy, khách sạn cần phải chú trọng điều này, khắc phục kịp thời nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ cho nhân viên, tạo thuận lợi trong quá trình làm việc. So sánh với các khách sạn khác cùng quy mô như khách sạn Phú Sơn, khách sạn Phoinex… thì trình độ đội ngũ lao động tại khách sạn là chưa cao, đây là một trở ngại đối với khách sạn trong quá trình cạnh trạnh trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn tây nghề cho nhân viên một cách phù hợp.