HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VẬT

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo “Kế toán nguyên liêu, vật liệu" docx (Trang 81 - 88)

TOÁN VẬT LIỆU:

Qua thời gian học tập ở trưởng và trong quá trình tìm hiểu thực tế tại DNTN Đông Giang. Em xin mạnh dạn đưa ra một số hạn chế và phương pháp khắc phục những hạn chế đó để nhằm hoàn thiện công tác kế toán NLVL tại đơn vị.

Ý kiến thứ nhất: Về công tác kế toán tổng hợp nhập, xuất NLVL:

Tài khoản sử dụng trung tâm hạch toán nhập - xuất kho nguyên vật liệu chung vào TK 152, việc hạch toán này sẽ không tiện theo dõi cụ thể về tình hình nhập xuất của từng thứ vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phế liệu và vật liệu khác. Vì vậy DN nên sử dụng tài khoản cấp 2 để hạch toán chi tiết cho từng thứ NLVL. - TK 1521: nguyên vật liệu chính - TK 1522: vật liệu phụ - TK 152.3 : nhiên liệu - TK 152.4: phụ tùng thay thế - TK 152.8: phế liệu và vật liệu khác

Ở DN các vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi,...là những loại vật liệu mà DN mua về không qua kho mà được đưa thẳng xuống công trình. Trong trường hợp này kế toán đòi viết phiếu nhập kho sau đó viết phiếu xuất kho luôn giống như các trường hợp vật liệu qua kho. Đây là cách quản lý chặt chẽ của trung tâm song nó lại gây ra nhiều phức tạp trong quá trình nhập xuất kho vật liệu.

Hầu hết các vật liệu cung cấp tới công trình nhập đến đâu là xuất dùng đến đó, ít có khối lượng vật tư tồn. Hơn nữa đối với các loại vật liệu có khối lượng lớn, vận chuyển khó khăn như cát, sỏi, đá...thì việc nhập xuất kho chỉ là hình thức.

Ý kiến thứ hai: Tăng cường chức năng công tác quản lý nguyên vật liệu:

Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là đối tượng lao dộng, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm chi phí về các loại vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Do vậy việc quản lý chặt chẽ vật liệu trong quá trình thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng có ý

nghĩa trong việc tiết kiệm chi phí, hạn giá trình sản phẩm, tiết kiệm vốn.

Mặt khác nghành sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất đặc thù, tính đặc thù của nó thể hiện ở cả phần vật liệu đầu vào. Vật liệu đầu vào của ngành xây lắp bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố trong quá trình sử dụng có thể tiến hành đo lường một cách chính xác như; xi măng, sắt, thép...còn có những yếu tố đầu vào trong quá trình sử dụng khó có thể tiến hành một cách chính xác như: cát, đá, sỏi...các yếu tố này thường cũng là một trong những nhân tố làm tăng chi phí sản xuất vì trên thực tế các nhân tố đó thường bị vượt quá định mức tiêu hao.

Trước thực trạng này, em xin đề nghị DN tăng cường công tác quản lý vật liệu đầu vào, đặc biệt là các nhân tố không tiến hành đo lừng một cách chính xác trong quá trình sử dụng.

Phương pháp là: trước khi tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình ban quản lý DN nên căn cứ vào mức dự toán công trình và các định mức kỹ thuật cần thiết để xác định mức chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho công tình, hạng mục công trình đó, đạc biệt là các nhân tố không tiến hành cân đo khi sử dụng. Sau đó tuỳ thuộc vào quy mô của công trình mà giao cho một nhóm cán bộ chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu cho công trình. Nếu mức tiêu hao nguyên vật liệu mà lớn hơn định mức thì nhóm cán bộ đó phải chịu trách nhiệm vật chất về khoản chênh lệch. Còn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, tức là mức tiêu hao < định mức tiêu hao thì sẽ được động viên khen thưởng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Khi tiến hành được như vậy thì vừa có thể tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành mà lại có thể động viên tinh thần và thái độ làm việc của các bộ công nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.

KẾT LUẬN

Qua thời gian học tập lý thuyết ở trường cùng với thời gian thực tập ở DNTN Đông Giang, em đã hiểu rõ thêm về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của phòng kế toán cũng như công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán nguyên liệu vật liệu nói riêng.

Trong doanh nghiệp kế toán được sử dụng như là một trong những công cụ có hiệu quả nhất để phản ánh một cách khách và giám sát có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , giúp giám đốc nắm bắt, kiểm soát tình hình của đơn vị mình.

Mà trong công tác kế toán thì kế toán nguyên liệu vật liệu giữ một vai trò không nhỏ. Vật liệu là yếu tố chính cấu thành nên thực thể của sản phẩm, nó quyết định rất lớn đến giá thành sản phẩm. Vì vậy nếu kế toán nguyên vật liệu tốt, phản ánh trung thực, kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm vật liệu giúp lãnh đạo đơn vị

nắm bắt đúng thực trạng tình hình đơn vị, từ đó chủ động trong sản xuất kinh doanh đưa ra những quyết sách kịp thời thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Tại doanh nghiệp có một số vấn đề còn hạn chế để tiếp tục hội nhập và phát triển trong hoàn cảnh mới doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp thích hợp, (ví dụ như một số ý kiến nêu trên).

Nói tóm lại, trong thời gian thực tập tại DNTN Đông Giang cùng với sự cố gắng của mình và sự chỉ bảo nhiệt tình của cô Lê Thị Thu Huyền, các anh chị phòng kế toán em đã đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành được bài báo cáo của mình.

Tuy vậy do thời gian nghiên cứu không nhiều, năng lực bản thân có hạn nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo, các anh chị phòng kế toán cũng như sự đóng góp ý kiến của các ban.

Cuối cùng em cảm ơn cô giáo Lê Thị Thu Huyền, các anh chị ở DN cũng như ở phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, ngày 10 tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện Đỗ thị Thuận

NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN.

SV thực hiện: Đỗ Thị Thuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớp: CĐLTK4 - K1.

Trường: Cao đẳng công nghệ Thành Đô.

Nhận xét của doanh nghiệp tư nhân Đông Giang về quá trình thực tập của sinh viên: ... ... ... ... ... ... ...

...

Hải Dương, ngày 10 tháng 04 năm 2009

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐÔNG GIANG

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.

SV thực hiện: Đỗ Thị Thuận.

Lớp: CĐLTK4 - K1.

Trường: Cao đẳng công nghệ Thành Đô.

... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2009

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo “Kế toán nguyên liêu, vật liệu" docx (Trang 81 - 88)