2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Tên công ty: Doanh Nghiệp Tư Nhân Đông Giang.
Địa chỉ: Số 31 - Hoàng Diệu - Cẩm Thượng - Thành Phố Hải Dương. Giám Đốc: Nguyễn Hải Đông
Doanh Nghiệp Tư Nhân (DNTN) Đông Giang được thành lập ngày 07/05/2004 theo giấy phép ĐKKD số 0401000323. DN bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 15/05/2004, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng để giao dịch, hoạt động SXKD theo chế độ pháp luật hiện hành.Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước.
DN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
-Trong đầu tư DN có chức năng lập dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp, khảo sát địa hình địa chất công trình. Bên cạnh đó DN còn tham gia tư vấn thầu, mua sắm máy móc, thiết bị xây dựng, mua bán khung nhôm kính.
-Trong lĩnh vực xây dựng: DN tham gia xây đựng các công trình nhà ở, công trình giao thông thuỷ lợi, trang tri nội thất, san lấp mặt bằng,...Một số công trình mà công ty tham gia như: hệ thống cống bể công ty TNHH RichWay, khu dân cư Đại An.
Tuy mới thành lập không được bao lâu (từ 2004 đến nay) nhưng ngay từ khi đến giờ DN đã thu được kết quả đáng kể. Với số vốn ban đầu chỉ có
bình hơn 7.000.000.000đ .
Dưới đây là một số thành quả mà DN đã đạt được trong một số năm gần đây năm 2008 so với năm 2007.
- Về mức tăng trưởng doanh thu đạt 6.816.476 đồng tăng 21,85% - Lợi nhuận đạt 3.619.483.122 đồng tăng 52%
- Thu nhập bình quân người lao động đạt: 948.000đồng/tháng. Tăng 13,2 %. Qua số liệu trên ta thấy DN đã có những thành công bước đầu và sẽ không ngừng phát triển. Mặc dù năm 2008 tình hình kinh tế đặc biệt là đối với nghành xây dựng nhưng DN vẫn đứng vững hoạt động và tiếp tục phát triển.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động SX KD của đơn vị:
DNTN Đông Giang là doanh nghiệp có quy mô vừa nhưng địa bàn hoạt động tương đối rộng, phân tán nhiều ở nhiều tỉnh, thành phố, nên việc tổ chức lao động thành các đội đã giúp cho trung tâm quản lý lao động tổ chức một cách có hiệu quả ở nhiều địa điểm thi công khác nhau.
Về việc tổ chức sản xuất thì phương thức nhận thầu đã trở thành chủ yếu. Khi DN nhận xây dựng một công trình, hạng mục công trình thì DN có thể tự tổ chức xây lắp hoặc giao khoán cho một trong các đội xây dựng theo hình thức khoán phí theo tỷ lệ nhất định so với toàn bộ giá trị sản lượng công trình.
Các đội xây dựng được DN giao cho một phần tài sản, máy móc thiết bị. Còn vốn DN đầu tư một phần còn lại thì các đội phải tự huy động bằng cách lập khế ước vay DN hoặc nhờ DN vay ngân hàng (dù vốn của ngân hàng hay DN thì các đội đều phải chịu lãi suất theo khung lãi suất của ngân hàng.)
2.1.3 Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của DN. toán của DN.
2.1.3.1 Công tác tổ chức quản lý.
sự ảnh hưởng trực tiếp bởi các đặc điểm chung của ngành xây lắp. Ngoài ra do các đặc điểm điều kiện riêng của DN nên bộ máy quản lý của DN được tổ chức như sau:
- Giám đốc: Là người đứng đầu DN chịu trách nhiệm trước phấp luật và các tổ chức tài chính về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, chỉ đạo, giám sát hoạt động của các phòng ban bên dưói.
Dưới giám đốc là các phòng ban tham mưu giúp việc được tổ chức theo yêu cầu quản lý. Mỗi phòng ban thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
- Phòng tổ chức - hành chính: có nhiệm vụ theo dõi, tổ chức quản lý nhân lực và cán bộ trong công ty.
Đồng thời có trách nhiệm phân phát các tài liệu cho các phòng ban khác, đôn đốc các đội xây dựng thực hiện các chế độ về an toàn lao động.
- Phòng Kế toán tài chính: có nhiệm vụ quản lý vốn, ghi chép và lữu trữ tổng hợp các số liệu phát sinh để cung cấp các thôgn tin kinh tế chính xác, kịp thời cho giám đốc để có các quyết định nhanh chóng, kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của DN.
- Phòng dự án đầu tư: có chức năng khảo sát, thiết kế, lập các dự án đầu tư, xây dựng các công trình xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợ, xây dựng các biện pháp kỹ thuật thi công, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chất lượng công trình.
- Phòng tư vấn xây dựng: có chức năng tư vấn về xây dựng, về dự thầu cho các đối tác có nhu cầu.
- Các đội xây dựng: có nhiệm vụ tiến hành triển khai sản xuát, xây dựng các công trình.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của DN
2.1.3.2 Quy trình sản xuất.
Do đặc diểm của nghành xây dựng và sản phẩm của xây dựng nên quy trình sản xuất của đơn vị có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán riêng, có thiết kê riêng được thi công ở nhiều địa điểm khác nhau. Nhìn chung thì quy trình sản xuất của các công
GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒN G KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÒN G TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 1 ĐỘI XÂY DỰN G SỐ3 ĐỘI XÂY DỰN G SỐ2
trình như sau: tìm đối tác làm ăn, khảo sát thiết kế, nhận mặt bằng, san lấp mặt bằng, tập kết vật liệu, thi công, bàn giao. ở mỗi mức độ tiêu hao về nguyên vật liệu, về nhân công, máy thi công là khác nhau.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức từng công trình xây dựng
2.1.3.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại DN.
* Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm xản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý bộ máy kế toán công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Bộ máy kế toán tại trung tâm bao gồm:
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trưởng công ty giúp giáp đốc chấp hành các chính sách, chế dộ quy định.
- Kế toán vật tư, TSCĐ: có nhiệm vụ thực hiện các bước nhập, xuất vật
Ban chØ huy c«ng tr×nh
KÕ ho¹ch kü
thuËt Thñ kho B¶o vÖ
C¸c c«ng nh©n
tư , phân bổ và hạch toán vật tư cho từng hạng mục công trình giúp DN theo dõi và quản lý thu mua, xuất dùng cho từng bộ phận, từng công trình.
- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm thanh toán bằng tiền cho tất cả các khoản chi của DN với các đối tượng.
- Thủ quỹ: có trách nhiệm quản lý tiền mặt, căn cứ vào phiếu thu phiếu chi và chứng từ hợp lệ để đưa tiền mặt, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và chứng từ hợp lệ để đưâ tiền mặt xuất hay nhập quỹ.
- Kế toán tổng hợp giá thành: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ mà kế toán các độ xây dựng gửi lên. Đông thời căn cứ vào các chứng từ đó để tông hợp tính giá thành sản phẩm xây lắp.
- Kế toán đội: có nhiệm vụ theo dõi và tập hợp các khoản chi phí phát sinh ở tổ đội sản xuất, lập các chứng từ rồi gửi lên cho kế toán ở DN để tổng hợp chi phí giá thành sản phẩm.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại DN.
KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁ N VẬT TƯ TSC KẾ TOÁN THAN H TOÁN CÔN G NỢ KẾ TOÁN TỔNG HỢP GIÁ THÀN H THỦ QUỸ
KẾ TOÁN CÁC ĐỘI XÂY DỰNG
2.1.4 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại DN.
Hình thức tổ chức kế toán hiện nay ở DN là “kế toán tập trung” toàn bộ công việc kế toán tại đơn vị được tập trung tại phòng kế toán tài vụ trung tâm ở các bộ phân trực thuộc, không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn, hạch toán bộ phận kế ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi lên phòng kế toán trung tâm.
Tổ chức hạch toán ban đầu: “Luân chuyển chứng từ” mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN đều phải lập chứng từ theo đúng quy định. Kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận một cách hợp lý.
Hình thức sổ kế toán mà DN đang áp dụng hiện nay là: “ chứng từ ghi
sổ’. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sịnh phản ánh ở các chứng từ gốc, đều được phân
loại để lập chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế toán tổng hợp. Trong hình thức này, việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian, tách rời việc ghi sổ kế toán trên hai loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ các tài khoản.
Hệ thống sổ của DN bao gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ các tài khoản.
- Sổ chi tiết gồm: sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. Sổ chi tiết tiềm vay dài hạn ngân hàng, sổ chi tiết tiền vay các đối tượng khác, sổ chi tiét thanh toán với người mua và sổ chi tiết các tài khoản khác.
Trình tự ghi sổ kế toán được tổng quát theo sơ đồ:
Sổ quỹ chứng từ gốc thẻ hạch toán chi tiết (Bảng tổng hợp chứng từ)
Sổ đăng ký chứng chứng từ ghi sổ Từ ghi sổ
Sổ cái Bảng tổng hợp
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Chú thích:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
Trình tự ghi sổ kế toán:
- Định kỳ, hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ kế toán các bộ phận chi tiết phân loại chứng từ, lập bảng tổng hợp chứng từ, rồi lập chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi vào sổ kế toán chi tiết. Các chứng từ thu chi tièn mặt hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối tháng chuyển cho kế toán.
- Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán tổng hợp kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của chứng từ và ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó sẽ ghi vào sổ cái các tài khoản.
- Cuối tháng căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết, lập bản tổng số liệu chi tiết. Kế toán căn cứ vào sổ tổng hợp để lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. Cuối cùng, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu giữ số tổng hợp và bảng tổng hợp số liệu chi tiết, giữa bảng cân đối số phát sinh các tài khoản với số đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Cuối quý: căn cứ vào bảng số liệu cân đối số phát sinh các tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo kế toán.
2.2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NLVL TẠI DNTN ĐÔNG GIANG.
2.2.1 Đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu tại DN:
Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu sủ dụng trong mỗi doanh nghiệp thường có những đặc điểm riêng. Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh tại DN rất phong phú và đa dạng, được sử dụng trong sản xuất kinh doanh với khối lượng lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo từng công trình như: thép (06, 08,012...) xi măng (Hoàng Thạch, Hoàng Mai, PC 30,....) cát đen, cát vàng...và được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Nhập từ đại lý (xi măng, thép...) nhập tại nơi sản xuất (gạch, cát...). Do vậy, để tránh hao hụt mất mát hư hỏng về nguyên vật liệu
thì việc dảm bảo an toàn đối với nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất là việc làm quan trọng. Chi phí về các loại vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Do vậy việc quản lý chặt chẽ vật liệu trong quá trình thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm cho phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn cho doanh nghiệp.
2.2.2. Phân lọai nguyên liêu, vật liệu tại DN.
- Vật liệu chính: Là loại vật chủ yếu cấu thành cơ sở vật chất của sản phẩm, chủ lưu tại công ty: xi măng, cát, thép, sỏi, gạch.
- Vật liệu phụ: vật liệu phụ được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng công trình, hạng mục công tình: sơn,..
- Nhiên liệu: là lọai vật liệu dùng để cung cấp nhiệt năng: xăng dầu...dùng cho máy thi công công trình.
- Phụ tùng thay thế: dùng để thay thế, sửa chữa các máy móc, thiết bị: vòng bi,...
- Phế liệu và vật liệu khác: bao gồm những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất nhưng vẫn thu hồi và có giá trị sử dụng nhằm giảm chi phí sản xuất như: bao xi măng, thùng sơn,...
Để việc quản lý vật liệu được chặt chẽ, tránh mất mát, hao hụt, lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, DN đã mở sổ danh điểm vật liệu để phản ánh các loại vật liệu theo từng nhóm, từng thứ điểm vật liệu để phản ánh các loại vật liệu theo từng nhóm, từng thứ.
ví dụ SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU
(Trích) DNTN Đông Giang MÃ SỐ LO¹I VËT LIÖU §VT Mã 1: Mã TK cấp 2 Mã 2: Nhóm VL Mã 3: Tên VL 1521 01 0001 Xi măng PC 30 Kg (tấn) 1521 01 0002 Xi măng PC 40 Kg (tấn)
1521 02 0001 Đá 1 x 2 m3 1521 02 0002 Đá 2 x4 m3 1521 02 0003 Đá 4 x6 m3 1521 03 0001 Cát vàng m3 1521 03 0002 Cát đen m3 1521 04 0001 Thép 06 – 0 10 Kg 1521 04 0002 Thép 012 Kg 1521 04 0003 Thép 018 Kg 1521 04 0004 Thép 0 20 – 022 Kg 1521 05 0001 Gạch đặc nhỏ Viên .... ... ... ... ....
2.2.3. Kế toán chi tiết NLVL tại công ty:
2.2.3.1: Chứng từ sử dụng:
Tại DNTN Đông Giang kế toán chi tiết nhập - xuất NLVL được tiến hành dựa trên cơ sở các chứng từ sau:
- Hoá đơn GTGT(01GTKT- 3LL)
-Thẻ kho
- Phiếu nhập kho (Mẫu 01- VT) - Bảng tổng nhập - xuất - tồn vật tư
- Phiếu xuất kho(Mẫu 02 - VT) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 03 - VT)
2.2.3.2 Đánh giâ NLVL tại DN:
Đánh giá NLVL là dùng tiền để biểu thị giá trị của NLVL theo nguyên tắc nhất định. Tại DNTN Đông Giang sử dụng phương pháp: giá thực tế đích danh để đánh giá NLVL, xuất kho và doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT để tính giá thực tế của nguyên vậy liệu xuất kho.
* Giá thực tế của NLVL nhập kho:
Tại DN, nguồn cung ứng vật liệu chủ yếu là do mua ngoài, giá vật liệu nhập kho mua ngoài được tính theo giá mua không có thuế GTGT của người bán,
Giá thực tế VL
Nhập kho =
Giá gốc + phí thuế + thuế nhập khẩu (giá trên hoá đơn) vận chuyển (nếu có)
Trường hợp 2: nguyên vật liệu nhập kho do bên bán vận chuyển đến: Giá thực tế NLVL
Nhập kho =
Giá ghi trên hoá đơn
- Ngoài ra, tại DN nguồn cung ứng nguyên vật liêu do cấp trên cấp.
Giá thực tế NLVL Nhập kho =
Giá ghi ở hoá đơn + các chi phí Của cấp trên khác
- Các chi phí khác bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hao hụt cho phép, tiền công tác phí của cán bộ thu mua, thuế nhập khẩu, thuế kho, thuế bãi,....
* Giá thực tế của NLVL xuất kho:
Đối với các loại vật tư xuất dùng cho thi công công trình, hạng mục công trình thì giá thực tế xuất dùng của các loại vật tư này được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này thì khi xuất kho NLVL nào thì sẽ xác