Thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 43)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.3.2. Thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuần tuý, đời sống, các hoạt động kinh tế - xã hội, thậm chí cả nền văn minh từ xa xưa đã gắn với trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy, có thể nói rằng những nghiên cứu về cơ cấu luân canh cây trồng và hệ thống nông nghiệp ở nước ta gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước.

Lịch sử đã ghi lại, từ thời Hùng Vương người dân đã di chuyển từ vùng gò đồi xuống vùng đồng bằng, ven biển để khai hoang xây dựng đồng ruộng sản xuất nông nghiệp và hình thành nên các thôn, bản. Trong cuốn “Vân đài loại ngữ”, tác giả Lê Quý Đôn - một học giả nổi tiếng của Việt Nam đã ghi chép nhiều về giống Lúa tẻ, Lúa nếp mà dân ta thường gieo cấy từ thời tiền Lê (980 - 1005), (Bùi Huy Đáp, 1985) [4].

Thời Nam Bắc phân tranh (1533 - 1788) và tiếp sau là thời các vua triều Nguyễn (1802 - 1945) có những bậc “Thần Hoàng” nổi tiến như Nguyễn Lộ, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huệ đã đưa dân đi khai khẩn đất đai ở các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới tiêu và cải tạo đất, lựa chọn hệ thống cây trồng, bố trí mùa vụ sản xuất, quy hoạch sử dụng đất lâu bền.

Các công trình nghiên cứu hệ thống cây trồng đã được các nhà khoa học Nông nghiệp Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ đầu năm 1960, đặc biệt là sau khi đất nước thống nhất năm 1975 mới thật sự đi vào cơ bản và có phương hướng rõ ràng.

Năm 1960, tác giả Đào Thế Tuấn đã cùng CS nghiên cứu cấy lúa vụ xuân với các giống ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao và tập đoàn cây vụ đông ở chân đất hai vụ lúa, đưa cây màu vụ xuân vào chân đất vụ mùa, đã tạo nên bước chuyển biến rõ nét về sản xuất lương thực, thực phẩm ở vùng đồng bằng sông Hồng.

trồng gối để sử dụng tối ưu nguồn lợi đất đai, khí hậu. Cũng theo ông khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất canh tác chủ yếu nhờ nước trời ở miền Bắc đã đề xuất cơ cấu cây trồng là: Cây màu vụ đông và vụ xuân rồi sản xuất lúa, trong vụ xuân trồng các loại cây màu có thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau tuỳ theo trồng lúa mùa sớm hay mùa chính vụ. Đây là chế độ canh tác có thể sử dụng triệt để tiềm năng của các loại đất cao hạn cấy 1 vụ lúa mùa phụ thuộc nước trời. Trên chân đất chuyên màu của vùng đất bãi ven sông, hệ thống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao là Ngô thu đông (rau màu thu đông) - ngô xuân (đậu tương, rau đậu các loại…). Ngay sau khi nước rút tiến hành trồng ngô thu đông (hoặc rau đậu sớm), sau đó trồng ngô xuân (hoặc đậu tương, rau đậu các loại). Trong hệ thống luân canh trên đất bạc màu ở miền Bắc Việt Nam, cây vụ đông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nhờ vụ đông mà đất trồng được che phủ trong suốt thời kỳ khí hậu khô hạn (trong điều kiện khô hạn, đất màu bị thoái hoá nhanh nhất, đồng thời các chất hữu cơ phân huỷ mạnh). Cây vụ đông đã làm tăng độ ẩm của đất từ 30 - 50% so với không trồng cây vụ đông. Đất bạc màu có trồng cây vụ đông đều làm tăng năng suất cây trồng vụ sau một cách rõ rệt.

Vụ đông ở miền Bắc là vụ thích hợp với cây trồng cạn (trùng với mùa khô). Theo tác giả Đào Thế Tuấn (1984) [28], vụ đông thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày có nguồn gốc ôn đới như khoai tây, hành tây, bắp cải, su hào, cà chua,… và một số cây trồng khác như thuốc lá, khoai lang, ngô, đậu tương,…

Cải tiến cơ cấu cây trồng trong thời gian tới cần nghiên cứu bố trí lại HTCT thích hợp với các điều kiện đất đai và chế độ nước khác nhau, phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khai thác cao nhất các nguồn lợi tự nhiên, lao động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Một số cây trồng, giống cây trồng mới được mở rộng diện tích một cách thích hợp, tạo điều kiện thâm canh, luân canh và tăng vụ. Đa dạng giống cây trồng và loại cây trồng là biện pháp tích cực để nâng cao tính ổn định của hệ thống (Trần Đình Long, 1997) [12].

Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn nhiều khó khăn, chịu nhiều rủi ro, năng suất, sản lượng cây trồng thấp và không ổn định. Một số giống cây trồng địa

phương có khả năng chống chịu khá với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, năng suất ổn định nhưng lại thấp, không đáp ứng nhu được nhu cầu của con người. Do vậy cần có bộ giống tốt, năng suất cao, ổn định, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.

Vũ Tuyên Hoàng (1995) [8] khi nghiên cứu, chọn tạo giống Lúa cho các vùng khô hạn, ngập úng, chua phèn đã nhận xét: So với các vùng thâm canh, các vùng khó khăn còn có yêu cầu thêm về giống mới thích hợp hơn nữa, đặc biệt là tính chống chịu. Đối với các vùng khó khăn, công tác cải tạo đất và nguồn nước tưới luôn luôn cần kết hợp với giống và các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng năng suất. Mỗi một khu vực có điều kiện sinh thái, đất đai, khí hậu khác nhau, do vậy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở mỗi khu vực cho các kết quả khác nhau.

- Vùng trung du, miền núi phía bắc: Đậu tương và lạc là những cây công nghiệp ngắn ngày, ngoài giá trị về kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc cải tạo và bảo vệ đất trồng, do đó chúng là những cây trồng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững, đặc biệt là canh tác trên đất dốc. Vì vậy, nhiều tác giả đã nghiên cứu vai trò của cây Đậu tương và cây Lạc trong cơ cấu cây trồng ở vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nhiều mô hình trồng xen Đậu tương với cây ăn quả ở giai đoạn cây chưa khép tán đã mang lại hiểu quả kinh tế và cải tạo đất rõ rệt.

- Vùng đồng bằng sông Hồng: Khi nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đã khẳng định rằng để phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững và ổn định cần thực hiện theo các hướng sau:

+ Tăng sản xuất lương thực.

+ Tăng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.

+ Tạo việc làm mới để ổn định đời sống nông dân.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trên đất 2 vụ lúa, đưa cơ cấu vụ lúa xuân với các giống lúa ngắn ngày tạo ra một khoảng thời gian trống giữa 2 vụ lúa, tạo điều kiện để xây dựng một hệ thống cây trồng có hiệu quả cao nhất trên đất 2 vụ lúa. Đồng thời đề xuất một số cơ cấu cây trồng cụ thể cho vùng Đồng bằng sông Hồng trên đất 2 vụ lúa

chủ động nước:

+ Lúa xuân - lúa mùa - màu vụ đông (ngô, khoai tây, khoai lang). + Lúa xuân - lúa mùa - màu vụ đông (cà chua, su hào, bắp cải). + Lúa xuân - lúa mùa - bèo dâu.

+ Lúa xuân - điền thanh - lúa mùa - bèo dâu.

Chế độ canh tác trên từng bước được mở rộng ở châu thổ sông Hồng và các vùng khác của cả nước, đã tạo chuyển biến rõ nét về sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta (Đào Thế Tuấn,1987) [33].

Tác giả Võ Minh Kha, TrầnThế Tục, Lê Thị Bích (1996) [10] đã đánh giá tiềm năng sản xuất 3 vụ trên đất phù sa sông Hồng, địa hình cao không được bồi đắp hàng năm có đủ điều kiện về tài nguyên đất và nhân lực có thể áp dụng hệ thống 3 - 4 vụ cây ngắn ngày một năm. Đưa hệ số sử dụng đất từ 2,4 lên 2,49 hoặc 2,6 lần. Còn Tạ Minh Sơn (1996) [16] đã điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng kết luận: Các hệ thống cây trồng 3 - 4 vụ/năm bằng các loại cây rau cao cấp đạt giá trị cao nhất (trên 60 triệu đồng/ha/năm). Hiện nay, những hệ thống cây trồng có giá trị thu nhập cao là các hệ thống trên đất chuyên màu, đất 2 màu - 1 lúa và đất 2 lúa - 1 màu.

Tác giả Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Hữu Tề, 1995 [5] nghiên cứu hệ thống cây trồng thích hợp trên đất gò đồi, bạc màu huyên Sóc Sơn - Hà Nội đã khẳng định hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất cây trồng lên khá rõ. Đặc biệt tăng độ che phủ đất, tác dụng cải tạo đất, cải thiện môi trường và các hệ sinh thái cũng tăng.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long; Nhiều nghiên cứu khoa học của Trường Đại Học Cần Thơ (1990) [23] và một số nghiên cứu khác cho thấy khả năng thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng ở vùng phù sa chủ động nước ven sông Tiền, sông Hậu cần phải đi đôi với việc đổi mới cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý cho vùng nhằm sử dụng rất nhiều nước vào mùa khô.

và đa dạng hoá cây trồng ở vùng phù sa chủ động nước ven sông Tiền, sông Hậu cần phải đi đôi với việc đổi mới cơ cấu cây trồng. Còn tác giả Tào Quốc Tuấn (1994) [34] khi nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng hợp lý cho vùng phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu có nhân xét: Các mô hình chuyên canh lúa đều sử dụng rất nhiều nước vào mùa khô. Trong khi đó các mô hình luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ màu, cây ăn quả hay mía sử dụng tiết kiệm nước hơn.

Nguyễn Văn Lạng (2002) [11], khi nghiên cứu cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng hợp lý đã đánh giá được tiềm năng đất, nước, khả năng bố trí cây trồng theo diện tích và đã đề xuất nhiều mô hình luân canh, xen canh, thâm canh hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao tại huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Lăk.

Hồ Gấm (2003) [6], đã nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện Đak Mil, tỉnh Đak Lak và cho rằng cơ cấu cây trồng, hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất, của các nhóm nông hộ rất khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực của các nông hộ, hệ thống cây trồng chính mà nông hộ sử dụng và thị trường giá cả nông sản.

Cũng về vấn đề đánh giá nông hộ, theo tác giả Phạm Chí Thành và CS (1996) [19] đã chia hộ nông dân thành các nhóm theo đất và vốn như sau: nhiều vốn - nhiều đất; nhiều đất - ít vốn; ít đất - ít vốn, ít đất - nhiều vốn; đồng thời các tác giả cũng chỉ ra rằng các nhóm này nên có các cơ cấu sản xuất khác nhau.

Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng trong sản xuất nông nghiệp nếu biết dựa vào các yếu tố tự nhiên, đặc điểm sinh lý của cây trồng để sản xuất luân canh là một trong những phương pháp canh tác bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w