Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 59)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

3.1.4.Tình hình phát triển kinh tế

Nhìn chung nền kinh tế của huyện Nam Đàn về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cung - tự cấp. Trình độ thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân ở các xã không đồng đều. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đão của Đảng bộ huyện cùng với sự phấn đấu của cán bộ và toàn thể nhân dân nên trong những năm qua nền kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực.

Qua bảng 3.5: cho thấy nền kinh tế của huyện phát triển tương đối nhanh. Tổng giá trị sản xuất (tính theo giá 1994) năm 2000 đạt 382.396 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 1481.702 triệu đồng và kế hoạch năm 2011 đạt 1730.008 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2000.

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất các ngành của huyện giai đoạn 2000 - 2010

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tổng giá trị sản xuất Gía trị sản xuất nông -lâm – ngư

Gía trị sản xuất CNXD, khai thác Gía trị dịch vụ, thương mại Năm 2000 382.396 219.326 77.004 86.066 Năm 2006 825.233 353.128 251.412 220.693 Năm 2007 908.597 357.321 295.216 256.060 Năm 2008 1056.398 383.276 368.574 304.548

Năm 2009 1331.303 416.299 514.412 400.592 Năm 2010 1481.702 437.038 617.064 472.600 KH Năm 2011 1730.008 461.132 714.305 554.580

(Nguồn Báo cáo kinh tế xã hội UBND huyện Nam Đàn năm 2010)

Gía trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp năm 2000 đạt 219.326 triệu đồng đến năm 2010 đạt 437.038 triệu đồng, tăng 99 % so với năm 2000. Kế hoạch năm 2011 đạt 461.132 triệu đồng, tăng 110 % so với năm 2000.

* Về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Nam Đàn trong những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại đều tăng cả về giá trị và tỷ trọng.

Bảng 3.6. Cơ cấu kinh tế Nam Đàn giai đoạn 2000 - 2010

ĐVT: (% ) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 KH Năm 2011 Nông, lâm, thuỷ sản 74,97 59,27 36,09 37,86 Công nghiệp – TTCN – XDCB 12,37 18,34 45,12 45,55 Thương mại – dịch vụ 12,66 22,39 18,79 19,04

(Nguồn: Báo cáo KTXH UBND huyện Nam Đàn 2010)

Cơ cấu kinh tế, trong giai đoạn vừa qua phát triển đúng hướng, chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt ngày càng giảm từ 74,97 % năm 2000 xuống còn 36,09 % năm 2010; Nghành Công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng từ 12,37 % năm 2000 lên 45,12 % so với năm 2010; Các ngành dịch vụ đạt 12,66 % năm 2000 tăng lên 18,79 % so với kế hoạch năm 2010

* Tình hình phát triển ngành nông nghiệp.

Trong những năm qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa giống cây mới, con mới vào sản xuất, bước đầu đã mang lại hiệu quả.

thuỷ sản tăng dần qua các năm. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ có chuyển biến tích cực theo hướng tăng hệ số lần trồng và tăng giá trị trên đơn vị diện tích. Hệ số sử dụng đất năm 2005 đạt 1,8 l đến năm 2010 đạt 2,85 lần.

Bảng 3.7. Cơ cấu nội nghành nông nghiệp

ĐVT: (%)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010 KH Năm 2011 Trồng trọt 58,76 55,36 52,66 51,88 Chăn nuôi 37,57 38,61 43,51 43,54 Thuỷ sản 4,72 3,76 6,12 9,20

(Báo cáo KTXH UBND huyện Nam Đàn năm 2010)

Trong những năm gần đây, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn nhất định, nhưng nhìn chung chăn nuôi vẫn duy trì và có bước phát triển. Chăn nuôi được chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Chương trình cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn, chăn nuôi trang trại ngày càng phát triển và cho hiệu quả cao. Chuyển chăn nuôi từ nhỏ lẻ phân tán sang nuôi tập trung có quy mô lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại, từng bước đưa chăn nuôi ra đồng kết hợp với đào ao nuôi trồng thủy sản đến nay có trên 624 trang trại vừa và nhỏ. Có hơn 1.000 hộ chăn nuôi lợn bán công nghiệp quy mô 10 con trở lên/lứa. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường. Hệ thống thú y từ xã đến huyện được củng cố, công tác tiêu độc khử trùng kịp thời nên ngăn chặn và dập tắt các dịch bệnh.

Xét về trị tuyệt đối tăng trưởng trong 10 năm qua như sau: Trồng trọt tăng 1,75 lần, chăn nuôi tăng 1,83 lần và dịch vụ tăng 2,81 lần.

Về Lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2000-2010 diện tích rừng trồng tập trung đạt 1.198,6ha, đưa tổng diện tích rừng toàn huyện từ 6.289 ha năm 2000 lên 7.322 ha năm 2010. Độ che phủ rừng tăng từ 21,04 % năm 2000 lên 32,66 % so năm 2010. Công tác giao đất, giao rừng được thực hiện khá tốt. Đã kiểm kê, quy hoạch 3 loại rừng và đã xây dựng quy hoạch cải tạo rừng đặc dụng gắn với di tích lịc sử văn hoá. Môi trường sinh thái được cải thiện, đáp ứng nhu cầu phòng hộ và hạn chế lũ lụt.

Thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc khoanh nuôi và bảo vệ rừng, công tác phòng chống cháy rừng. Sản lượng khai thác nhựa thông khai thác hàng năm tăng dần, từ 70 tấn năm 2000 lên 260 tấn năm 2008 và năm 2009 đạt 421 tấn. Gỗ rừng trồng hàng năm được khai thác 2.500 - 2.700m3 gỗm tràm, bạch đàn các loại.

Về Thủy sản: Nghề nuôi cá phát triển khá đa dạng trong những năm gần đây. Diện tích nuôi cá tăng nhanh và dần ổn định vào những năm gần đây. Năm 2000 có: 366 ha, năm 2005 đạt 1.641 ha và đến 2008 đạt 1.895 ha, năm 2010 đạt 2.291 ha và kế hoạch đến 2011 đạt 2.455 ha.

Diện tích nuôi cá ruộng lúa và cá vụ 3 tăng nhanh, năm 2002 có 161 ha, đến 2008 đạt 960 ha, kế hoạch năm 2011 đạt 1.0020 ha. Từ năm 2001 đến năm 2005 đầu tư xây dựng hạ tầng mở rộng diện tích trang trại ngày càng phát triển tại các xã Nam Anh, Nam Xuân; Nam Tân .... xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xuất khẩu. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng nuôi cá ao hồ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân từ 50 đến100 triệu đồng/ha/năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 59)