Cơ cấu và hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh cây trồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 75)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

3.2.3. Cơ cấu và hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh cây trồng

Cây trồng hàng năm của huyện Nam Đàn chủ yếu được bố trí trên 7 chân đất: Vùng vệ đồi; Vùng bãi cao triền sông; Vùng bãi thấp ven sông; Bãi màu vùng đồng; Vùng đất vàn cao; Vùng vàn trung và vùng đất trũng. Mỗi chân đất khác nhau đều có cơ cấu luân canh cây trồng khác nhau.

* Chân đất vùng Vệ đồi.

- Vùng vệ đồi có tổng diện tích 370 ha chiếm khoảng 3 % tổng diện tích cây trồng hàng năm. Diện tích này tập trung chủ yếu ở các xã nằm dọc dãy núi Thiên Nhẫn và núi Đại Huệ bao gồm các xã Nam Hưng, Nam Thượng, Nam Nghĩa, Vân Diên... Trên chân đất này chủ yếu được bố trí trồng sắn nguyên liệu.

Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế cây trồng trên đất vệ đồi

TT Cây trồng Cơ cấu diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng thu (tr.đ/ha) CPVC (tr. đ/ha) Thu nhập (tr. đ/ha) Lợi nhuận (tr đ/ha) 1 Sắn 360 100 22,00 8,91 13,09 4,18

Sắn nguyên liệu được trồng vào đầu tháng 1 và thu hoạch vào cuối tháng 12, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến bột săn Thanh Chương. Giống sắn chủ yếu được trồng là giống KM94, năng suất bình quân 250 tạ/ha. Tổng thu nhập đối với cây sắn trên đất vệ đồi đạt 13,09 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận chỉ đạt 4,18 triệu đồng/ha.

- Hạn chế của cơ cấu cây trồng trên đất vệ đồi: Việc độc canh cây sắn nhiều năm sẽ làm cho đất bị suy thoái, hàm lượng mùn, dinh dưỡng khoáng bị suy kiệt, đất bị chai cứng. Hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích ở chân đất vệ đồi còn thấp, cần luân canh chuyển đổi một phần diện tích sang cây trồng khác để nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững.

* Chân đất bãi cao triền sông.

- Tổng diện tích chân đất bãi cao triền sông 846 ha, chiếm 8 % tổng diện tích cây trồng hàng năm. Diện tích này thuộc các xã Nam Tân, Nam Lộc, Khánh Sơn, Nam Lạc, Nam Cường, Hồng Long. Đây là vùng hoàn toàn không chủ động nước, chủ yếu bố trí các loại cây trồng cạn ngô, vừng, đậu tương, đậu xanh.

Bảng 3.12. Cơ cấu và hiệu quả kinh tế các công thức luân canh trên đất bãi cao triền sông

TT Công thức Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng thu (tr.đ/ha) CPVC (tr.đ/ha ) Thu nhập (tr.đ/ha) Lợi nhuận (tr.đ/ha) 1 Ngô xuân – Vừng hè

thu - Ngô đông 756 89,4 66,98 14,36 52,62 38,36 2 Đậu tương xuân -

Đxanh hè - Ngô đông 90 10,6 66,78 14,36 52,41 38,81

Tổng 846

(Nguồn số liệu điều tra năm 2010)

- Qua điều tra cho thấy trên chân đất bãi cao dọc sông Lam có 2 công thức luân canh. Ngô xuân - Vừng hè thu - Ngô đông, có diện tích 756 ha chiếm 89 % diện tích

vùng; Công thức Đậu tương xuân - Đậu xanh hè thu - Ngô đông, diện tích 90 ha, chiếm 11 % diện tích vùng.

- Việc bố trí thời vụ của các cây trồng ở cả hai công thức giãn đều trong năm, nên không bị sức ép về lao động. Bên cạnh đó các giống cây trồng tham gia trong công thức luân canh có thời gian sinh trưởng ngắn, rất dễ bố trí thời vụ.

- Xét về hiệu quả kinh tế cả hai công thức đều cho thu nhập tương đương nhau và đạt giá trị trên 52 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận đạt trên 38 triệu đồng/ha. Riêng công thức thứ 2 cây đậu tương vụ xuân được sử dụng giống đậu tương Nam Đàn, đây là giống địa phương tuy năng suất không cao, nhưng chất lượng rất tốt, là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề chế biến tương đặc sản Nam Đàn.

- Ưu điểm của 2 công thức trên là đều có cây họ đậu tham gia, nên kết cấu đất và độ phì của đất luôn được cải thiện.

Tóm lại, chúng tôi khuyến cáo duy trì phát triển cả hai công thức luân canh trên. Tuy nhiên cần mở rộng diện tích công thức thứ 2 lên 40 - 50 % diện tích vùng. Bên cạnh đó phải nhanh chóng phục tráng giống đậu tương Nam Đàn để nâng cao năng suất, chất lượng, duy trì, bảo tồn nguồn gen quý phục vụ sản xuất, đảm bảo tính bền vững lâu dài.

* Trên chân đất bãi thấp ven sông.

Tổng diện tích đất vùng bãi thấp ven sông 837 ha, chiếm 8 % tổng diện tích cây trồng hàng năm, tương đương vùng bãi cao. Tập trung ở các xã Nam Tân, Nam Phúc, Nam Lạc, Nam Thượng, Nam Cường.

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên chân đất bãi thấp ven sông

TT Công thức Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng thu

(Tr.đ/ha) (Tr.đ/ha)CPVC nhậpThu (Tr.đ/ha)

Lợi nhuận (Tr.đ/ha) 1 Ngô xuân – lạc hè thu 327 39,1 43,00 14,16 28,84 19,04

2

Lạc xuân - Đậu xanh hè

- Cây TĂ GS 356 42,5 64,80 15,76 49,04 36,14 3 Lạc xuân-Đậu xanh hè 154 18,4 71,98 17,77 54,21 40,01

-Ngô đông

Tổng 837

(Nguồn số liệu điều tra năm 2010)

Qua điều tra cho thấy trên chân đất bãi thấp ven sông có 3 công thức luân canh. Triền đất sát mép sông được bố trí ngô xuân - Lạc hè thu với diện tích cơ cấu 327 ha, chiếm 39 % tổng diện tích vùng; Tiếp đến là triền đất Lạc xuân - Đậu xanh hè - Cây thức ăn giá súc có diện tích 356 ha chiếm 43 % tổng diện tích vùng.; Công thức Lạc xuân - Đậu xanh Hè - Ngô đông có diện tích 154 ha, chiếm 18 % tổng diện tích vùng.

Vùng sát sông được bố trí ngô xuân gieo trỉa vào đầu tháng 1, thu hoạch vào cuối tháng 4, đồng thời tranh thủ đất đang còn ẩm gieo trỉa tiếp vụ lạc hè, vụ đông thường bỏ hoang, vì triền đất này thường ngập lụt sớm vào đầu tháng 9.

Vùng kế tiếp bố trí Lạc xuân - Đậu xanh hè thu - Cây thức ăn gia súc. Sau khi thu hoạch đậu xanh vụ hè vào đầu tháng 8 nông dân sử dụng ngô thương phẩm hoặc một số giống cỏ để gieo trỉa, mục đích thu hoạch cây, lá làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông.

Vùng an toàn nhất được bố trí Lạc xuân - Đậu xanh hè - Ngô vụ đông. Ngô đông ở đây thường trồng muộn hơn so với các vùng khác, để tránh đợt lũ lớn thường xảy ra vào đầu tháng 9.

Tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy công thức luân canh Lạc xuân - Đậu xanh hè - Ngô vụ đông có tổng thu nhập cao nhất 54,2 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 40 triệu đồng/ha; Tiếp đến là công thức luân canh Lạc xuân - Đậu xanh hè - Cây thức ăn gia súc vụ đông đạt tổng thu 49 triệu đồng, lợi nhuận 36 triệu đồng/ha. Công thức luân canh Ngô xuân - Lạc hè thu đạt tổng thu thấp nhất 28,84 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 19 triệu đồng/ha.

Tóm lại, cả ba công thức luân canh đều có cây họ đậu tham gia, bên cạnh đó đây là vùng đất thường được bồi đắp phù sa hàng năm nên độ phì luôn được cải thiện. Các công thức luân canh cho bình quân thu nhập đạt xấp xỉ 50 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, cần điều chỉnh lại cơ cấu diện tích giữa các công thức luân canh nhằm nâng

cao tổng thu trên toàn vùng. Theo chúng tôi khuyến cáo mở rộng diện tích công thức luân canh Lạc xuân - Đậu xanh hè - Ngô vụ đông và bỏ công thức Ngô xuân - Lạc hè thu.

* Trên đất bãi màu vùng đồng.

Đây là chân đất có cơ cấu cây trồng phong phú nhất, cơ cấu luân canh đa dạng, là vùng đất chủ động tưới tiêu, được đầu tư thâm canh cao. Tổng diện tích 2.418 ha, chiếm 22 % tổng diện tích cây trồng hàng năm. Phân bố chủ yếu ở các xã Xuân Hoà, Nam Anh, Nam Xuân, Nam Lĩnh, Nam Giang, Hùng Tiến, Nam Thanh, Hồng Long.

- Trên chân đất màu đồng có 5 công thức luân canh chính:

+ Rau vụ Xuân - Rau vụ Hè Thu - Rau vụ Đông có diện tích cơ cấu lớn nhất 1.126 ha, chiếm hơn 46%;

+ Lạc Xuân - Đậu xanh Hè - Ngô Đông diện tích cơ cấu 781 ha, chiếm 32%; + Lạc Xuân - Đậu tương Hè - Lạc Thu Đông diện tích 100 ha, chiếm 4%; + Lạc Xuân - Dưa hấu Hè - Ngô vụ Đông diện tích cơ cấu 326 ha, chiếm 13%; + Khoai Xuân - Dưa hấu Hè - Ngô vụ Đông 85 ha chiếm 3,5% tổng diện tích vùng.

Việc luân canh cây trồng ở chân đất này khá hợp lý có tính ổn định cao. Hơn 50 % diện tích luôn được cơ cấu trồng lạc Xuân, gần 40 % diện tích được bố trí trồng các loại đậu xanh, đậu tương trong vụ Hè, vụ Đông được bố trí trồng ngô.

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất bãi màu vùng đồng TT Công thức Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng thu (trđ/ha) CPVC (tr.đ/ha ) Thu nhập tr.đ/ha Lợi nhuận (tr.đ/ha)

1 Lạc xuân – Đậu xanh hè – Ngô đông

781 32,3 71,98 17,77 54,21 40,01

2 Lạc xuân-Đtương hè-Lạc thu đông

100 4,1 67,20 20,51 46,69 33,09

3 Lạc xuân - Dưa hấu hè - Ngô đông

4 Khoai xuân - Dưa hấu hè - Ngô đông

85 3,5 77,38 16,91 60,46 45,66

5 Raụ xuân-Rau hè thu - Rau vụ đông

1126 46,6 104,0 18,71 85,28 67,28

Tổng 2418

(Nguồn số liệu điều tra năm 2010)

Việc luân canh cây trồng ở chân đất này khá hợp lý có tính ổn định cao. Hơn 50 % diện tích luôn được cơ cấu trồng lạc xuân, gần 40 % diện tích được bố trí trồng các loại đậu xanh, đậu tương trong vụ hè, vụ đông được bố trí trồng ngô. Vì vậy cây trồng vụ trước, bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng vụ sau, kết cấu đất luôn được cải tạo.

- Về hiệu quả kinh tế, qua bảng 3.15 cho thấy các công thức có tổng thu nhập dao động từ 46 triệu - 85 triệu đồng ha/năm. Đây là chân đất có tổng thu nhập và lợi nhuận cao nhất.

Bảng 3.15. Một số loại rau quả cho hiệu quả kinh tế cao

ĐVT - Tr đồng/ha Loại cây trồng Tổng thu Chi phí vật chât Thu nhập Lợi nhuận Dưa chuột vụ đông 36,0 13,60 26,40 18,80 Mướp đắng vụ xuân 36,0 10,66 25,34 16,34 Bí Xanh vụ đông 37,5 5,55 31,94 25,94 Cà tím 36,0 7,20 28,80 18,80

(Nguồn số liệu điều tra năm 2010)

+ Công thức luân canh Rau vụ xuân - Rau hè thu - Rau vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổng thu nhập đạt trên 85 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 67,2 triệu đồng/ha. Đây là công thức chuyên canh cây rau, hình thành vùng tập trung, đầu tư thâm canh cao, sản xuất mang tính hàng hoá. Rau quả củ ở đây rất đa dạng về chủng loại. Các loại rau cải, xu hào, rau gia vị (Húng, Quế, Kinh giới, Diếp Cá, Mùi Tàu...) đều cho thu nhập trên 20 triệu đồng/ha/vụ.

Hạn chế của công thức luân canh 3 vụ rau lâu dài dễ làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, cấu đất không được cải thiện, sâu bệnh hại lưu truyền từ vụ trước sang vụ sau, nguồn sâu bệnh hại luôn được tích trữ.

+ Công thức luân canh Lạc xuân - Dưa hấu hè - Ngô vụ đông tổng thu nhập cao thứ nhì, đạt 64,37 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 49,5 triệu đồng/ha. Sự có mặt của cây dưa hấu trong vụ hè đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tổng thu nhập của cây dưa hấu vụ hè đạt 32,5 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 27 triệu đồng/ha.

+ Công thức có tổng thu nhập thấp nhất ở chân đất vùng màu đồng là Lạc xuân - Đậu tương hè - Lạc thu đông tổng thu nhập đạt 46,69 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 33 triệu đồng/ha. Sản xuất vụ lạc thu đông nhằm mục đích cung cấp giống cho vụ lạc xuân (đây là giải pháp cất giống ngoài đồng, tỷ lệ nảy mầm rất cao). Các công thức còn lại đều cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha.

Tóm lại, trên chân đất bãi màu vùng đồng, nên duy trì, phát triển các công thức luân canh (1, 2, 3 và 4). Cải tiến công thức số 5, chỉ cơ cấu khoảng 50 % diện tích áp dụng công thức 3 vụ rau,(cần luân canh các loại rau khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng và đối tượng sâu bệnh), 50 % diện tích còn lại áp dụng công thức luân canh rau vụ xuân - Đậu xanh hè thu - Rau vụ đông.

* Trên đất vàn cao

Tổng diện tích vùng vàn cao là 1.230 ha chiếm 11 % tổng diện tích cây trồng hàng năm. Chân đất này có 3 công thức luân canh, trong đó 2 công thức chiếm diện tích lớn (trên 1100 ha) chủ yếu cấy 2 vụ lúa. Lúa xuân, lúa hè thu, vụ đông trồng ngô đông và bí xanh. Khoảng 80 ha còn lại ít chủ động nước được bố trí trồng Khoai xuân - Ngô hè thu.

Thời vụ: Đối với cây lúa ở Nghệ An nói chung và Huyện Nam Đàn nói riêng việc bố trí thời vụ tương đối khắt khe, vì thời điểm xuống giống vụ xuân thường bị rét đậm, rét hại. Còn vụ hè thu nếu thu hoạch sau 10/9 thường gặp mưa lũ, gây thiệt hại. Do vậy đối với lúa vụ xuân căn cứ vào thời gian sinh trưởng của các giống lúa, bố trí làm sao cho lúa trổ tập trung vào khoảng 25/4 -5/5. Trà xuân sớm được bắc mạ

từ ngày 5 - 10/1; Xuân trung từ 10 - 15/1; Xuân muộn từ 15 - 25/1.

Lúa hè thu Mặc dù vùng vàn cao ít bị ngập lụt, song chủ trương thu hoạch lúa xuân đến đâu, tranh thủ gieo cấy đến đó, tổ chức gieo cấy càng sớm, càng tốt, nhằm thu hoạch an toàn trước 10/9 dương lịch. Sau khi thu hoạch lúa hè thu, tiến hành trồng ngô vụ đông.

Bảng 3.16. Cơ cấu và hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất vàn cao TT Công thức Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tổng thu tr.đ/ha CPVC (tr.đ/ha) Thu nhập (tr.đ/ha) Lợi nhuận (tr.đ/ha) 1 Lúa xuân - Lúa hè

thu - Bí xanh vụ đông

294 23,9 84,76 18,52 66,23 48,68

2 Lúa xuân – Lúa hè

thu - Ngô đông 856 69,6 67,04 17,92 49,11 33,22 3 Khoai xuân – Ngô hè

thu 80 6,5 36,30 10,55 25,74 16,14

Tổng 1230

(Nguồn số liệu điều tra năm 2010)

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, qua bảng 3.16 cho thấy: Công thức luân canh Lúa xuân - Lúa hè thu - Bí xanh vụ đông đạt tổng thu nhập cao nhất 66,23 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 48,68 triệu đồng/ha. Đối với cây bí xanh trồng trên đất 2 lúa, nông dân thường áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu; Bí bò trên mặt luống, không làm giàn leo, nên giảm được công lao động, chi phí làm giàn, vì vậy hiệu quả kinh tế rất cao.

+ Tiếp đến là công thức Lúa xuân - Lúa hè thu - Ngô vụ đông cơ cấu 70 % tổng diện tích vùng, tổng thu nhập đạt 49,11 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 33,21 triệu đồng/ha.

Ưu điểm của hai công thức trên là luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn, làm giảm sâu, bệnh hại, bảo vệ được kết cấu đất.

triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 16,14 triệu đồng ha.

Tóm lại, trên đất vàn cao chúng tôi khuyến cáo nên duy trì, phát triển 2 công thức: Lúa xuân - Lúa hè thu - Bí xanh vụ đông; Lúa xuân - Lúa hè thu - Ngô vụ đông. Thay công thức Khoai xuân - Ngô hè thu bằng công thức luân canh: Ngô rau vụ xuân - Dưa hấu hè - Bí xanh vụ đông, có giá trị tổng thu 120,9 triệu đồng/ha, giá trị thu nhập đạt 100,3 triệu đồng/ha, lợi nhuận mang lại trên 80 triệu đồng/ha/năm.

* Trên chân đất Vàn trung.

Đây là chân đất có tổng diện tích lớn nhất 3.430 ha chiếm 31 % tổng diện tích cây trồng hàng năm; Là vùng đất luôn chủ động tưới tiêu, có điều kiện thâm canh lúa, nên năng suất lúa bình quân luôn cao hơn các vùng khác. Chân đất này phân bố chủ yếu hầu hết ở tất cả các xã nằm ở tả ngạn sông Lam.

Bảng 3.17. Cơ cấu và hiệu quả kinh tế của công thức luân canh trên đất vàn trung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w