Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 49 - 54)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

3.1.1.4.Tài nguyên đất

về thổ nhưỡng: Nam Đàn có 13 loại đất chính được chia thành 5 nhóm: Bảng 3.2: Một số loại đất chính ở Nam Đàn TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Quy hoạch sử dụng 1 Đất cát thô 384 1,3 Làm vật liệu xây dựng 2 Đất Phù sa 10282 34,84

. Đất phù sa được bồi hàng năm 1795 Lúa . Đất phù sa không được bồi 1562 Màu . Đất phù sa Glay 5241 Lúa . Đất phù sa có tầng loang lỗ 1647 Màu, Lúa . Đất phù sa vùng trũng 37 Lúa hoặc lúa cá

3 Đất xám bạc màu 2485 8,41

. Đất xám trên phù sa cổ 18 Màu . Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 1858 Màu, Lúa . Đất xám bạc màu 609 Màu

4 Đất đỏ vàng 11302 38,28

. Đất đỏ vàng trên đá sét 7101

Trồng rừng và cây ăn quả

. Đất đỏ vàng trên đá Macma axit 3596 Trồng rừng . Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

mước 605 Màu

5 Đất dốc tụ 112 0,4 Màu

(Ghi chú: Diện tích đất ở trên không bao gồm ao, hồ, sông suối và một số đất khác)

+ Nhóm cát thô ven sông: Có diện tích 384 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích toàn huyện, phân bố rải rác ở các xã ven sông Lam. Bãi cát thô chỉ phù hợp cho khai thác làm vật liệu xây dựng. Một số ít diện tích cát mịn có thể trồng các loại dưa hấu, bí đỏ.

+ Nhóm đất phù sa: có diện tích 10.282 ha, chiếm 34,84% diện tích toàn huyện. Nhóm này có 5 loại đất chính là: Đất phù sa được bồi hàng năm 1.795 ha, có phản ứng trung tính đến ít chua, thích hợp cho trồng 2 vụ lúa; đất phù sa không được bồi 1.562 ha chủ yếu tập trung ở các xã tả ngạn sông Lam thích hợp với cây trồng cạn;

đất phù sa glây 5.241 ha, một số vùng tiêu nước kém, nằm ở các vùng hữu ngạn sông Lam; đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng 1.647 ha, thích hợp trồng màu; đất phù sa úng nước 37 ha.

Các loại đất trên có nguồn gốc phù sa, thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ. Phần lớn diện tích đất phù sa được sử dụng cấy lúa nước 2 vụ, một số vùng trũng kết hợp nuôi cá, một số diện tích chuyên canh cho cây màu, chủ yếu là trồng ngô, đậu, vừng tập trung dọc hai bên bờ sông Lam.

+ Nhóm đất xám bạc màu: Có diện tích 2.485 ha, chiếm 8,41% diện tích toàn huyện. Nhóm này có 3 loại đất chính là: đất xám trên phù sa cổ 18 ha; đất xám bạc màu trên phù sa cổ 1.858 ha; đất xám bạc màu 609 ha. Nhóm đất này có thành phần cơ giới cát pha, cấu tượng rời rạc, do bị rửa trôi nên bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng. Phần lớn đất xám bạc màu được cấy 2 vụ lúa, một số diện tích trồng các loại cây màu ngắn ngày.

+ Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 11.302 ha, chiếm 38,28% diện tích toàn huyện. Nhóm này có 3 loại chính:

- Đất đỏ vàng trên đá sét 7.101 ha, phần lớn diện tích có độ dốc cao, tầng đất mỏng, chỉ thích hợp cho trồng rừng. Chỉ có khoảng 1.000 ha có độ dốc < 18 độ có thể sử dụng trồng cây ăn quả.

- Đất đỏ vàng trên đá Macma axit 3.596 ha, phần lớn có độ dốc >18 độ, tầng mỏng, chỉ phù hợp trồng rừng.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 605 ha, đất có thành phần cơ giới nhẹ, phản ứng chua, nghèo các chất dinh dưỡng, chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu đỗ.

+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 112 ha, chủ yếu bố trí cây trồng cạn. Do tính chất cấu tạo địa chất và địa hình bị chia cắt nên Nam Đàn mang đặc điểm phức tạp về cơ cấu chủng loại đất bao gồm một số loại đất có chất lượng tương đối cao như đất phù sa, nhưng cũng có một số loại đất có chất lượng kém như đất cát thô, đất phèn, đất cát sỏi.v.v.

* Hiện trạng sử dụng đất:

Nam Đàn là huyện có diện tích đất đứng thứ 14 của tỉnh Nghệ An, thuộc diện đất chật, người đông, bình quân 541 người/km2 .

Bảng 3.3. Quy mô và hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2010

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) so với tổng Tỷ lệ (%) DTTN Tỷ lệ % so với cùng hạng Tỷ lệ % so với cùng loại Tổng diện tích tự nhiên 29.399,38 100

1 Đất nông –lâm nghiệp- Thuỷ sản

19.612,32 66,70 100

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.248,93 57,35

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.330,86 100 Trong đó: Đất trồng lúa 7.058,07 75,64 Lúa – Màu 597,92 6,07 Đồng cỏ chăn nuôi 59,49 0,63 Đất chuyên màu 2.213,30 23,72 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.918,07

1.2 Đất lâm nghiệp 7.241,68 36,92 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 945,61 4,82 1.4 Đất nông nghiệp khác 82,50 0,42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Đất phi nông nghiệp 6.536,69 22,23 100

2.1 Đất ở 866,31 13,55

2.2 Đất chuyên dùng 3.663,87 56,05 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 21,24 0,32

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 321,48 4,91 2.5 Đất sông suối và mặt nước 1.655,21 25,32 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 8,58 0,13

3 Đất chưa sử dụng 3.250,37 11,05 100

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 510,21 15,6 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2.403,20 73,93 3.3 Núi đá không có rừng cây 336,96 10,35

(Nguồn phòng tài nguyên & môi trường huyện Nam

Qua số liệu ở bảng 3.3 chúng tôi thấy:

- Đất sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Đàn: 19.612,32 ha chiếm 66,7 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Diện tích cây trồng hàng năm là 9.330,86 ha chiếm 47,57 % so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp

+ Đất trồng cây lâu năm 1.918,07 ha, chiếm 9,77 % so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu do các hộ nông dân quản lý sử dụng để trồng các loại cây ăn quả như nhãn, vải thiều, cam, chanh, bưởi, hồng, ổi…

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 945,61 ha, chiếm 4,82 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

+ Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của toàn huyện là 7.241,68 ha, chiếm 36,92 % diện tích sản xuất nông nghiệp và được giao khoán cho hộ gia đình cá nhân quản lý sử dụng

- Hiện trạng đất chưa sử dụng còn lớn: Tổng diện tích đất chưa sử dụng (gồm đất bằng, sông suối, đồi núi…) là 3.250,37 ha, chiếm 11,05 % diện tích tự nhiên, trong đó: Đất bằng chưa sử dụng: 510,21 ha; Đất đồi núi chưa sử dụng: 2.403,20 ha; Đất núi đá không có rừng 336,96 ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 49 - 54)