Xuất một số biện pháp sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 82)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

3.2.4.xuất một số biện pháp sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Nam Đàn

Đàn

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng canh tác ở huyện Nam Đàn, chúng tôi đề xuất một số nội dung cơ bản về biện pháp kỹ thuật góp phần phát triển ngành trồng trọt như sau:

(1) Phương thức sử dụng đất.

Mở rộng các công thức luân canh theo hướng tăng vụ trong năm, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giải quyết việc làm tại chỗ cho người nông dân.

* Với chân đất bãi cao triền sông: vẫn duy trì 2 công thức luân canh:

+ Ngô xuân - Vừng hè thu - Ngô vụ đông.

+ Đậu tương xuân - Đậu xanh hè thu - Ngô vụ đông.

Tuy nhiên về mặt diện tích cần phải điều chỉnh quy hoạch. Giảm diện tích công thức 1 và tăng diện tích công thức 2 từ 90 ha lên 300 ha. Việc tăng diện tích trồng đậu tương địa phương nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho các làng nghề chế biến tương đặc sản.

* Với chân đất vệ đồi

Trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu về cơ cấu cây trồng trên đất vệ đồi, chúng tôi khuyến cáo chuyển đổi 30 - 40 % diện tích trồng sắn sang trồng cây thức ăn gia súc (trồng cỏ voi hoặc ngô lấy thân, lá), phục vụ chăn nuôi

* Với chân đất bãi thấp ven sông

Từ kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, chúng tôi khuyến cáo bỏ công thức luân canh Ngô xuân - Lạc hè thu. Mở rộng công thức luân canh Lạc xuân - Đậu xanh hè thu - Ngô vụ đông. Diện tích có thể mở rộng từ 154 ha lên 481 ha, thuộc các xã Nam Cường, Nam Phúc, Khánh Sơn, Xuân Lâm.

* Với chân đất màu vùng đồng

Hầu hết các xã đều có chân đất màu vùng đồng. Đây là chân đất có cơ cấu cây trồng đa dạng và phong phú nhất. Vụ xuân được bố trí lạc xuân và các loại rau, quả,

khoai lang. Vụ hè được bố trí các loại đậu xanh, đậu tương, Dưa hấu, mướp đắng, Cà tím... Vụ đông bố trí ngô đông, lạc thu đông, Rau các loại. Diện tích cơ cấu cây rau chiếm hơn 50 % tổng diện tích vùng. Hiệu quả kinh tế trên chân đất này rất cao, tuy nhiên nếu duy trì 3 vụ rau liên tục trong năm trên cùng diện tích sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh tích tụ dễ phát sinh thành dịch, ảnh hưởng đến tính ổn định và bền vững của hệ thống cây trồng. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo duy trì các công thức luân canh 1,2,3 và 4. Đối với công thức 5 cần có sự cải tiến, tăng diện tích áp dụng công thức luân canh Rau vụ xuân - Đậu xanh hè - Rau vụ đông.

* Với chân đất vàn

- Đối với chân đất vàn cao

Qua điều tra cho thấy trên đất vàn cao với diện tích 1150 ha. Có 2 công thức bố trí 3 vụ: Lúa xuân - Lúa hè thu, vụ đông trồng ngô và bí xanh. Ngoài ra trên chân đất này còn 80 ha chiếm 7 % diện tích vùng không chủ động nước, chỉ cơ cấu 2 vụ ( khoai xuân và ngô hè thu). Chúng tôi khuyến cáo duy trì 2 công thức số 1 và số 2, bỏ công thức số 3, thay thế vào đó là công thức luân canh Ngô rau vụ xuân - Dưa hấu hè - Bí xanh vụ đông.

* Với chân đất vàn trung.

Tổng diện tích chân đất vàn trung 3.430 ha chiếm 31% tổng diện tích cây trồng hàng năm, đây là vùng chuyên thâm canh cây lúa. Là vùng đất có tiềm năng mở rộng cây trồng vụ đông, đặc biệt là cây ngô. Định hướng của huyện phấn đấu đưa diện tích Ngô vụ đông trên đất 2 lúa từ 900 lên 1.500 ha. Như vậy quỹ đất để thực hiện mục tiêu này chính là trên diện tích đất vàn trung.

Trên chân đất vàn trung duy trì cả 2 công thức (1 và 2 ), cần chọn các vùng an toàn, ít bị ngập lụt để mở rộng diện tích Ngô vụ đông ( Bố trí ở các xã Nam Thanh, Nam Xuân, Nam Lĩnh, Hùng Tiến, Nam Giang, Kim Liên...) ..

* Với chân đất trũng

Vùng trũng có diện tích 1991 ha, chiếm 18 % tổng diện tích cây trồng hàng năm. Chủ yếu cơ cấu 2 vụ lúa ( lúa vụ xuân và lúa hè thu), vụ đông hầu như bỏ

hoang. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy một số xã rất ít bị ngập lụt như (Nam Thái, Nam Anh 1, Nam Xuân, Hồng Long, Nam Giang...) Những xã này có thể mở rộng diện tích nuôi cá vụ 3.

(2) Khoa học kỹ thuật

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, phổ biến rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tiên tiến (IPM) áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

(3) Khuyến khích thành lập các HTX dịch vụ nông nghiệp

- Khuyến khích xây dựng các tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trong các nông hộ, trên cơ sở liên kết hợp tác, tự nguyện giữa các hộ, trang trại dưới nhiều hình thức. Hợp tác xã phải đảm nhiệm làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

- Hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học - công nghệ mới, liên kết với các doanh nghiệp để tìm thị trường tiêu thụ nông sản.

- Khuyến khích và tư vấn cho các nông hộ đầu tư, xây dựng các trang trại sản xuất nông-ngư nghiệp với nhiều kiểu hình; trong đó chú trọng đến kiểu hình trang trại tổng hợp nhằm tận dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.

(4) Đổi mới về chính sách hỗ trợ đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi, bê tông hoá kênh mương; kéo điện ra đồng, hỗ trợ xây dựng giếng khoan ở những vùng đầu tư xây dựng cánh đồng thu nhập cao.

- Hỗ trợ mua máy cày đa chức năng cho nông dân ứng dụng cơ giới hoá, đặc biệt là khâu làm đất, thu hoạch và sấy chế biến nông sản.

- Có kế hoạch ưu tiên phát triển từng loại cây trồng cụ thể trong từng giai đoạn để có biện pháp điều phối, hỗ trợ kịp thời theo định hướng chuyển đổi; Dành một tỷ lệ ngân sách thích hợp phục vụ cho công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Nam Đàn là huyện có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuỷ, bộ khá thuận lợi, tạo khả năng lớn cho lưu thông hàng hoá. Có điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.

Đất đai, địa hình đa dạng, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Phần lớn diện tích đất sản xuất có khả năng thâm canh tăng vụ, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích cây trồng vụ đông để sản xuất hàng hoá.

1.2. Cơ cấu cây trồng phong phú tuy nhiên cây lúa vẫn là cây trông chủ đạo, chiếm diện tích xấp xỉ 60 %, tiếp đến là các cây trồng khác như cây ngô, lạc, đậu đỗ, rau các loại ... Năng suất của các cây trồng chưa cao.

1.3. Hướng cải tiến cơ cấu các công thức luân canh

- Đối với chân đất đồi vệ không nên độc canh cây sắn, khuyến cáo chuyển 50 - 60 % diện tích sang trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi đại gia súc.

- Đối với chân đất bãi cao triền sông vẫn duy trì 2 công thức luân canh:

Ngô xuân - Vừng hè thu - Ngô vụ đông.và Đậu tương xuân - Đậu xanh hè thu - Ngô vụ đông.

- Đối với chân đất bãi thấp ven sông: Đề xuất bỏ công thức luân canh Ngô xuân - Lạc Hè thu. Mở rộng công thức luân canh Lạc Xuân - Đậu xanh hè thu - Ngô vụ đông.

- Đối với chân đất bãi màu vùng đồng cải tiến công thức chuyên canh 3 vụ rau. Đề xuất tăng diện tích công thức: Rau Xuân - Đậu Xanh Hè thu - Rau vụ đông.

- Trên chân đất vàn cao bỏ công thức Khoai Xuân - Ngô Hè thu. Đề xuất bổ sung công thức luân canh mới Ngô Rau vụ xuân - Dưa hấu Hè thu - Bí Xanh vụ đông.

- Chân đất vàn trung mở rộng cây trồng vụ đông, đặc biệt là cây Ngô.

- Đối với chân đất trũng duy trì công thức Lúa xuân - Lúa hè thu. Đề xuất mở rộng diện tích nuôi cá vụ 3.

2. Kiến nghị

2.1. Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện quy hoạch nông - lâm - nghiệp; Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.

2.2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng thâm canh, sản xuất hàng hoá... khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất cây trồng vụ đông.

2.3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm tổ chức tập huấn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới, nhân rộng mô hình cánh đồng thu nhập cao cho bà con nông dân.

2.4. Khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông - lâm - sản trên địa bàn; Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp, tư thương thu mua các sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân.

2.5. Chú trọng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý chất lượng giống cây trồng, vật tư phân bón.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thái Bạt (1991), Một số đặc điểm đất rừng Tây Bắc và hướng dẫn sử

dụng trong nông nghiệp, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

2. Bill Mollison, Reny Mia Slay (1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững, (bản dịch của Hoàng Minh Đức), NXB nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bùi Huy Đáp (1977), Cơ sở khoa học cây vụ đông, NXN Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Bùi Huy Đáp (1985), Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Hữu Tề (1995), Một số kết quả nghiên cứu hệ

thống cây trồng hợp lý trên đất đồi gò bạc màu huyện Sóc Sơn- Hà Nội; Kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng trung du, miền núi và đất cạn đồng bằng, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Hồ Gấm (2003), Nghiên cứu góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo

hướng sản xuất hàng hoá tại huyện Dak Mil, tỉnh Dak Lak, Luận văn Thạc si

Nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội.

7. Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết (1997), Lý thuyết về khai

thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội

8. Vũ Tuyên Hoàng (1995), Chọn tạo giống lúa cho các vùng đất khô hạn, ngập

úng, chua phèn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Hiển (chủ biên) (2000). Chọn giống cây trồng. NXB Giáo dục. Hà Nội

10. Võ Minh Kha, Trần Thế Tục, Lê Thị Bích (1996), Đánh giá tiềm năng 3 vụ trở nên trên đất phù sa sông Hồng địa hình cao không được bồi đắp hàng năm,

11. Nguyễn Văn Lạng (2002), Nghiên cứu cơ sở khoa học đế xác định cơ cấu cây trồng hợp lý tại huyện Cưjut- Daklak, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội.

12. Trần Đình Long (1997), Chọn giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền (1987), Canh tác học,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội

14. Lý Nhạc (1979), Phương pháp xây dựng chế độ luân canh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

15. Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan (2001), Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ

môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Tạ Minh Sơn (1996), Điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực

phẩm, số 2/1996, tr.59-60.

17. Trần An Phong (1996), Cơ sở khoa học bố trí sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Mai Văn Quyền (1996). Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác,hệ thống

nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. TP. Hồ Chí Minh.

19. Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên (1996),

Hệ Thống nông nghiệp, Giáo trình cao học nông nghiệp, trường ĐHNN I, Hà

Nội

20. Đào Châu Thu (2004). Bài giảng cao học hệ thống nông nghiệp.

21. Lê Duy Thước (1997), Nông lâm kết hợp, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Trường Đại học Cần Thơ (1990), Một số hệ thống canh tác trên đất lúa, Trung tâm nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác đồng bằng sông Cửu Long.

24. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1996), Phân tích chính sách nông nghiệp

nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Đào Thế Tuấn (1962), Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở hợp tác xã, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Đào Thế Tuấn (1978), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng

hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

27. Đào Thế Tuấn (1984). Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB Nông nghiệp. Hà Nội

28. Đào Thế Tuấn (1984), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng

hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Đào Thế Tuấn (1987). “Hệ thống nông nghiệp đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí KHKTNN số 2/1987.

30. Champer. Robert. Paccy. `Amold (1989). Farm inovation and Agrgicultural

Research Intermediate Technology. Publications LonDon.

31. Zandstra H.G.. F.C. Price. E.C.Litsinger J.A and Morris (1981). Methodology

for on farm cropping system rescarch. IRRI. Philippinne.

32. Đào Thế Tuấn (1987). “Hệ thống nông nghiệp đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí KHKTNN số 2/1987.

33. Đào Thế Tuấn (1987). “Hệ thống nông nghiệp đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí KHKTNN số 2/1987

34. Tào Quốc Tuấn (1994), Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý vùng phù sa ngọt ven

và giữa sông Tiền, sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Phó tiến sỹ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số phương hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 82)