Khả năng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp của dịch ép củ Tỏ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược đối với vi khuẩn pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá bông bớp (bostrichthys sinensis) (Trang 43 - 45)

- Phân lập vi khuẩn Pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá Bống

3.3.1.1.Khả năng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp của dịch ép củ Tỏ

Chúng tôi sử dụng dịch ép từ củ Tỏi ở các nồng độ khác nhau để xác định khả năng kháng vi khuẩn của chúng thể hiện ở bảng và đồ thị sau :

Bảng 3.3. Khả năng kháng khuẩn của dịch ép từ củ Tỏi đối với Pseudomonas spp

Nồng độ Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

Mức kháng khuẩn (theo tiêu chuẩn Bauer –

Kirby, 1997)

100% 25,15 ± 1,19a Cao

75% 19,15 ± 1,07b Trung bình

50% 17,89 ± 1,04c Trung bình

25% 13,43± 1,15d Trung bình

(Ghi chú: Các chữ cái trong cùng một cột khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05), còn giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa (P>0,05))

Hình 3.6. Đường kính vòng kháng khuẩn của dịp ép củ Tỏi ở các nồng độ khác nhau đối với chủng Pseudomonas spp

Đối với củ Tỏi đường kính vòng vô khuẩn đo được ở nồng độ 100% dịch ép là cao nhất 25,15mm, thấp nhất ở nồng độ pha loãng 25% là 13,43mm. Theo Bauer - Kirby (1997) thì vi khuẩn có tính mẫn cảm cao đối với dịch chiết Tỏi ở nồng độ 100% ép. Còn các nồng độ còn lại trong thử nghiêm vi khuẩn có tính mẫn cảm trung bình vì đường kính vô khuẩn trong khoảng 11-20mm (sự sai khác đường kính vòng vô khuẩn giữa các nồng độ thử nghiệm là có ý nghĩa thống kê (P<0,05)).

Lê Văn Yến (2006) đã dùng dịch ép củ Tỏi, lá Trầu không, cây Chó đẻ răng cưa, lá Muồng trâu để trị bệnh đốm vỏ, bệnh đen mang trên cua biển. Kết quả cho thấy các dịch ép đều có hiệu quả, đặc biệt là dịch ép từ Tỏi [10]. Nguyễn Thị Ni đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch ép củ Tỏi đối với vi khuẩn gây bệnh trên tôm Sú là Vibrio sp kết quả cho thấy vi khuẩn có tính mẫn cảm cao (26,67 mm) [18]. Theo Trần Thị Thu Dung đường kính vòng kháng khuẩn của dịch ép củ Tỏi đối với vi khuẩn Streptococcus sp là 20,75mm [3]. Chúng tôi thử nghiệm trên vi khuẩn Pseudomonas spp lần đầu cho đường kính vòng vô khuẩn khá cao.

Điều này có thể giải thích, ở các nồng độ dịch ép khác nhau thì hàm lượng hoạt chất kháng khuẩn có trong dung dịch cũng khác nhau và điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn. Bởi vì trong thí nghiệm chúng tôi sử dụng nước cất làm dung dịch pha loãng nồng độ dịch ép (không làm ảnh hưởng đến hoạt chất có trong thảo dược). Vì vậy nghiên cứu trên, khi nồng độ thảo dược giảm dần đồng nghĩa với việc hàm lượng hoạt chất kháng khuẩn giảm xuống và khả năng kháng khuẩn cũng giảm, biểu hiện qua đường kính vòng kháng khuẩn giảm.

Hình 3.7. Vòng vô khuẩn của dịch ép củ Tỏi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược đối với vi khuẩn pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá bông bớp (bostrichthys sinensis) (Trang 43 - 45)