Khả năng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp của các loại thảo dược ở nồng dịch ép 100%

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược đối với vi khuẩn pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá bông bớp (bostrichthys sinensis) (Trang 50 - 52)

- Phân lập vi khuẩn Pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá Bống

3.3.6.1.Khả năng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp của các loại thảo dược ở nồng dịch ép 100%

Bảng 3.8. Đường kính vòng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp của các loại thảo dược ở nồng độ dịch ép 100% Tên thảo dược Đường kính vòng vô khuẩn (mm) Mức kháng khuẩn (theo tiêu chuẩn Bauer –

Kirby, 1997) Tỏi 25,15 ± 1,19a Cao Cỏ mực 12,45 ± 1,25b Trung bình Gừng 14,32 ± 0,32c Trung bình Nghệ 6,62 ± 0,64c Kém Cỏ lào 3,87 ± 0,82d Kém

(Các chữ cái cùng một cột khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)).

Hình 3.15. Đường kính vòng kháng khuẩn của các loại thảo dược ở nồng độ dịch ép 100%

Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở nồng độ dịch ép 100%, Tỏi có mức kháng khuẩn cao. Cỏ mực và Gừng có mức kháng khuẩn trung bình trong đó Gừng có hiệu lực kháng khuẩn cao hơn. Nghệ và Cỏ lào có mức kháng khuẩn kém (sai khác không có ý nghĩa thống kê với P ≥ 0,05)).

Đoàn Chí Thanh và nhóm tác giả đã nghiên cứu khả năng kháng vi khuẩn Aeromonas sp của hợp chất Tỏi + nước, Tỏi + cồn 75% và một số loại thảo dược khác. Và cho kết quả là trong số các loại thảo dược được nghiên

cứu thì Tỏi có tính kháng khuẩn cao nhất. Tương tự như vậy thử nghiệm của Nguyễn Anh Tuấn cũng cho thấy dịch chiết từ Tỏi có khả năng kháng vi khuẩn Aeromonas sp cao nhất trong số các loại thảo dược nghiên cứu [23].

Như vậy các kết quả nghiên cứu trước đây (trên chủng vi khuẩn khác) đều tương ứng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Điều đó cho chúng ta thấy dịch ép từ Tỏi có hiệu lực kháng khuẩn cao đối với nhiều loài vi khuẩn khác nhau.

Trong thí nghiệm của chúng tôi dịch ép từ Gừng có tác dụng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp mức trung bình ở nồng độ thảo dược 100% (14,32mm). Cũng theo nghiên cứu của Đoàn Chí Thanh và nhóm tác giả cho thấy hiệu lực kháng khuẩn của Cỏ mực đối với vi khuẩn Aeromonas sp ở mức kém (6,8-7,2mm) [20]. Còn kết quả thử nghiệm đối với vi khuẩn Pseudomonas spp của chúng tôi cho thấy hiệu lực kháng khuẩn của dịch ép Cỏ mực ở mức trung bình hoặc kém tùy vào nồng độ thảo dược (7,58- 12,45mm). Như vậy có thể thấy rằng Cỏ mực có hiệu lực kháng khuẩn trung bình hoặc kém đối với vi khuẩn Pseudomonas spp, Streptococcus spp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi dịch ép lá Cỏ lào có tác dụng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp ở mức kém. Với Nghệ thì trong nghiên cứu có tác dụng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp ở mức kém (6,62mm). Điều này có thể lí giải do chất curcumin trong Nghệ chỉ có khả năng kháng mạnh với một số chủng vi khuẩn nhất định. Còn đối với vi khuẩn Pseudomonas spp thì có tính kháng khuẩn yếu.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược đối với vi khuẩn pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá bông bớp (bostrichthys sinensis) (Trang 50 - 52)