Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản đến khả năng kháng khuẩn của một số thảo dược (củ Tỏi)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược đối với vi khuẩn pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá bông bớp (bostrichthys sinensis) (Trang 57 - 60)

- Phân lập vi khuẩn Pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá Bống

3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản đến khả năng kháng khuẩn của một số thảo dược (củ Tỏi)

quản đến khả năng kháng khuẩn của một số thảo dược (củ Tỏi)

Việc bảo quản dịch ép củ Tỏi ở nhiệt độ nào để tính kháng vi khuẩn Pseudomonas spp là lớn nhất rất quan trọng. Bằng thí nghiệm thử kháng sinh đồ, kết thúc thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.13. Khả năng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp của dịch ép củ Tỏi ở các điều kiện nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản khác nhau

Thời gian Nhiệt độ Trung bình nghiệm

10oC 30oC 50oC 70oC 6 tiếng 22,5 25 21,31 21,12 23,48 ± 3,2a 12 tiếng 20,75 22,37 19,62 19,37 19,78 ± 3,1b 24 tiếng 18,12 19,12 17,25 16,12 16,9 ± 2,01c Trung bình nghiệm thức 18,91±1,81c 25,29±3,27a 19,33±2,39b 17,02±1,91c

(Ghi chú: Các chữ cái trong cùng một hàng (cột) khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05))

Hình 3.21. Đường kính vòng kháng khuẩn của dịch ép củ Tỏi ở các nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản khác nhau

Qua bảng 3.12 và hình 3.21 cho ta thấy:

Ở nhiệt độ 100C, 300C, 500C, 700C đường kính vòng vô khuẩn giảm khi thời gian bảo quản tăng lên, thời gian bảo quản tăng từ 6 tiếng – 12 tiếng – 24 tiếng thì đường kính vòng vô khuẩn giảm từ 23,48mm xuống 19,78mm, thấp nhất là 16,9mm.

Khi nhiệt độ bảo quản tăng lên từ 100C tới 300C thì đường kính vòng vô khuẩn cũng tăng lên: nếu ở 100C đường kính vòng vô khuẩn trung bình là 18,91 mm thì đến 300C là 25,29 mm. Sau đó giảm dần ở nhiệt độ 500C 19,33 mm và thấp nhất ở nhiệt độ 700C (17,02mm).

Ở nhiệt độ bảo quản lạnh (10oC) hiệu lực kháng khuẩn cao và cao nhất ở thời gian bảo quản 6 tiếng và giảm dần khi thời gian bảo quản tăng lên.

Ở nhiệt độ phòng (30oC) và sau 6 tiếng thì khả năng kháng khuẩn của dịch ép củ Tỏi là cao nhất, sau đó khả năng kháng khuẩn của thảo dược sẽ

giảm dần. Tương tự như vậy, ở nhiệt độ 50oC khả năng kháng khuẩn cao nhất trong vòng 6 tiếng, sau đó khả năng kháng khuẩn của thảo dược cũng giảm dần.

Ở nhiệt độ phơi nắng (70oC), thì khả năng kháng khuẩn của dịch ép thảo dược có khả năng kháng khuẩn cao trong khoảng thời gian là 6 tiếng, sau đó thời gian bảo quản càng lâu sẽ càng làm giảm hoạt tính kháng khuẩn của dịch ép.

Ta có thể thấy rằng đối với dịch ép củ Tỏi, ở nhiệt độ bảo quản nhiệt độ phòng là 30oC và trong vòng 6 tiếng thì khả năng kháng vi khuẩn Pseudomonas spp là cao nhất (25mm) tương đương với khả năng kháng khuẩn của dịch ép mới lấy (25,15mm).

Từ các kết quả trên cho chúng ta thấy dịch ép Tỏi không thích hợp với việc bảo quản ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng và bảo quản trong một thời gian dài. Bởi vì khi đó dưới tác động của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, gió, …) có thể làm cho các thành phần tinh dầu, alcaloid,… có thể bị biến đổi hoặc hao hụt. Từ đó làm giảm khả năng kháng khuẩn của dịch ép.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược đối với vi khuẩn pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá bông bớp (bostrichthys sinensis) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w